Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Hoàng Kim (Trang 48)

Bảng 2: Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty

Đơn vị: Ngàn đồng Chỉ tiêu 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2008 (%) I. Tổng tài sản 10,183,642 100.00 11,503,486 100.00 11.47 A. Tài sản lưu động và đầu

tư ngắn hạn 7,470,509 73.36 8,162,623 70.96 8.48

1. Tiền 1,186,553 11.65 1,462,387 12.71 18.86

2. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 0 0.00 0 0.00 0.00

3. Các khoản phải thu 2,869,346 28.18 2,774,513 24.12 -3.42

4. Hàng tồn kho 2,507,490 24.62 3,291,001 28.61 23.81

5. Tài sản lưu dộng khác

907,120 8.91 634,722 5.52 -42.92

B. Tài sản cố định và đầu tư

dài hạn 2,713,133 26.64 3,340,863 29.04 18.79

1. Tài sản cố định 1,953,573 19.18 2,509,709 21.82 22.16

1.1. Tài sản cố định hữu hình 808,201 7.94 986,546 8.58 18.08

1.2. Tài sản cố định thuê tài

chính 598,008 5.87 756,445 6.58 20.94

1.3 Tài sản cố định vô hình 547,364 5.37 766,718 6.67 28.61 2. Các khoản đầu tư tài chính

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 236,258 2.32 540,609 4.70 56.30 II. Nguồn vốn 10,183,64 2 100.00 11,503,486 100.00 11.47 A. Nợ phải trả 5,151,335 50.58 6,821,347 59.30 24.48 1. Nợ ngắn hạn 4,077,329 40.04 4,946,860 43.00 17.58 - Vay ngắn hạn 1,129,449 11.09 2,387,475 20.75 52.69

- Phải trả cho người bán 1,657,146 16.27 1,225,979 10.66 -35.17 - Người mua trả tiền trước 705,159 6.92 431,980 3.76 -63.24

- Nợ ngắn hạn khác 585,575 5.75 901,426 7.84 35.04

2. Nợ dài hạn 1,074,006 10.55 1,874,488 16.29 42.70

B. Nguồn vốn CSH 5,032,307 49.42 4,682,139 40.70 -7.48

1. Nguồn vốn quỹ 3,630,278 35.65 3,844,072 33.42 5.56

2. Nguồn kinh phí 1,402,029 13.77 838,067 7.29 -67.29

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Nhận xét: Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của công ty ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian, tuy nhiên để có thể hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của công ty không thể không xét đến cơ cấu tài sản của công ty. Qua bảng cân đối kế toán qua hai năm và biểu đồ “Cơ cấu tăng trưởng tài sản” và “Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn” cho thấy công ty có tổng tài sản tương đối

lớn và có sự tăng trưởng qua các năm. Trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%). Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao (trên 40%). Nguồn vốn nợ ngắn hạn của công ty cũng chiếm tỷ trọng tương đương (trên 40%) và tăng qua các năm. Công ty đang có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn bằng cách giảm vốn chủ sở hữu (Nguồn vốn dài hạn) và bù đắp bằng nợ ngắn hạn (Nguồn vốn ngắn hạn) để tận dụng chi phí sử dụng vốn thấp hơn.

Vốn lưu động ròng (NWC = TSNH – Nợ ngắn hạn) của Công ty qua các năm đều > 0 thể hiện Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Với chính sách tài trợ này, khả năng thanh toán của công ty sẽ tăng, tuy nhiên khả năng sinh lời sẽ giảm do các nguồn dài hạn đều có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của công ty là đúng đắn trong hoàn cảnh Công ty là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa, đa số nguyên vật liệu là nhập từ nước ngoài và phương thức bán hàng của Công ty chủ yếu là đấu thầu. Vì vậy, khi thiếu vốn sẽ dẫn đến không hoàn thành được các hợp đồng, sẽ gây ra các tổn thất lớn, các khoản vay ngắn hạn của Công ty đa phần đều là khoản tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Trong phần tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của Công ty, do nhận thầu các công trình lớn, đồng thời nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu nên công ty cần dự trữ nhiều nguyên vật liệu hơn. Tuy nhiên các khoản phải thu của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng cao, tuy có giảm song đây cũng là dấu hiệu cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn quá nhiều và Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các khoản phải thu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao vòng quay của vốn.

Như vậy, thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty cho thấy trạng thái hoạt động của Công ty tương đối tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động, điều này đã tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu và lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, tuy nhiên trong cơ cấu vốn, nguồn vốn dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, vì vậy rõ ràng cần một sự cải thiện trong khoản mục này để đạt được cơ cấu vốn tối ưu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Hoàng Kim (Trang 48)