ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Hoàng Kim (Trang 76)

Từ những nhận định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, ban lãnh đạo Công ty CP Hoàng Kim và toàn thể công nhân viên trong Công ty cùng chung sức chung lòng đưa Công ty phát triển trong thời gian tới

Xây dựng và phát triển Công ty thành một Công ty lớn mạnh, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo cho sự phát triển bền vững.

Thực hiện đa dạng hóa kinh doanh lấy thị trường ngoài ngành (sản phẩm phục vụ nhu cầu dân dụng) làm mục tiêu phát triển trong thời gian tới.

Lấy hệ thống ISO 9001: 2000 làm mục tiêu cho sự phấn đấu đạt được yêu cầu này. Trong thời gian thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. Công ty luôn thực hiện theo đúng những cam kết khi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn này.

Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

Căn cứ vào những tiền đề đạt được trong những năm vừa qua, dựa vào những hợp đồng đã ký kết, vào năng lực sản xuất, Công ty xây dựng các chỉ tiêu định hướng cho năm 2010. Cụ thể:

Bảng 13: Định hướng về các chỉ tiêu KQKD năm 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010

1.Doanh thu thuần Ngàn đồng 100,000,000

2.Giá thành Ngàn đồng 80,000,000

3.Vòng quay vốn lưu động Vòng 11

4.Vốn kinh doanh Ngàn đồng 12000000

-Vốn chủ sở hữu Ngàn đồng 7000000

-Vốn vay Ngàn đồng 5000000

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Để đạt được những mục tiêu đề ra, Công ty cần phải có những giải pháp cụ thể và hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP HOÀNG KIM

Việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả sẽ làm công ty ngày càng làm ăn có hiệu quả. Vì vậy việc tăng nhanh hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mục tiêu phấn đấu của Công ty CP Hoàng Kim. Để thực hiện được những mục tiêu này, Công ty cần phải tìm ra những phương pháp mới để sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất.

Từ phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, những thànhh tựu cũng như tồn tại cần khắc phục tại Công ty CP Hoàng Kim em xin mạnh dạn để ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.

3.2.1. Kế hoạch hóa vốn lưu động

3.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty

Trước mỗi kế hoạch, Công ty luôn lập ra những chỉ tiêu kế hoạch để thực hện dựa trên những căn cứ có khoa học như kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tư, giá cả và trình độ năng lực quản lý. Nhưng việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh là khó khăn. Vì vậy để

xác định chính xác hơn nhu cầu vốn lưu động thì cần phải thực hiện một cách khoa học.

 Phải căn cứ vào doanh thu thuần năm báo cáo và năm kế hoạch: theo phương pháp này Công ty nên chọn các khoản mục của vốn lưu động có liên quan và các khoản mục có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu thực hiện trong kỳ. Sau đó dùng tỷ lệ phần trăm vừa ước tính để ước tính nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch dựa trên doanh thu dự kiến. Trên cơ sở đó tính xem một đồng doanh thu tăng thêm thì công ty cần bỏ thêm bao nhiêu đồng vốn lưu động. Sau đó lại sử dụng các tỷ trọng đã phân bổ các khoản mục vốn lưu động. Chúng ta sẽ tính được nhu cầu vốn lưu động.

Doanh thu thuần dự kiến năm 2010: 100,000,000 ngàn đồng. Vòng quay vốn lưu động dự kiến năm 2010: 11 vòng

ADCT: Doanh thu thuần dự kiến Vốn lưu động dự kiến = ———————————— Vòng quay VLĐ dự kiến 100,000,000 Vốn lưu động dự kiến 2010 = —————— = 9,000,000 (ngàn đồng) 11 Theo tỷ trọng năm 2009:

Vốn lưu động trong dự trữ = 2.05% Tổng vốn lưu động Vốn lưu động trong sản xuất = 2.35% Tổng vốn lưu động Vốn lưu động trong lưu thông = 95.6% Tổng vốn lưu động

Bảng 14: Bảng dự kiến vốn lưu động năm 2010

Đơn vị: Ngàn đồng.

Chỉ tiêu 2010

Vốn lưu động trong dự trữ 184,000

Vốn lưu động trong sản xuất 211,500 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn lưu động trong lưu thông 8,604,000

 Phải căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm báo cáo để xác định các chỉ tiêu tài chính cho năm kế hoạch sao cho khả thi nhất. Tuy nhiên điều kiện để áp dụng phương pháp này là người làm kế hoạch phải hiểu rõ ngành nghề hoạt động, quy mô kinh doanh (được đo bằng mức doanh thu dự kiến hàng năm).

 Công ty cần phải chú trọng đến tình hình thị trường, nhu cầu về sản phẩm có liên quan đến hoạt động của Công ty cũng như tình hình phát triển kinh tế và kế hoạch định hướng của Công ty trong những năm sắp tới.

 Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu vốn lưu động không phải lúc nào cũng thuận lợi và chính xác như mong muốn. Vì vậy, Công ty nên có kế hoạch huy động vốn lưu động một cách kịp thời.

3.2.1.2. Lựa chọn một cách hợp lý các hình thức khai thác và tạo lập vốn lưu động

Công ty CP Hoàng Kim là một doanh nghiệp mà vốn lưu động của Công ty được đáp ứng từ nhiều nguồn khác nhau như vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại của Công ty, nguồn vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, nguồn chiếm dụng từ các cá nhân, tổ chức khác.

Trước tiên để huy động vốn bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên chú ý đến việc huy động nội lực của mình. Công ty CP Hoàng Kim không nằm ngoài các doanh nghiệp đó. Công ty có thể tăng nguồn vốn nội lực của mình bằng cách sau:

 Huy động vốn nhàn rỗi từ các quỹ chưa sử dụng: việc huy động vốn từ các quỹ chưa sử dụng là nguồn vốn nhanh nhất, rẻ nhất khi Công ty cần bổ sung ngay lập tức.

 Huy động vốn từ lợi nhuận năm 2009 để lại. Với nguồn vốn này Công ty cần chủ động lập kế hoạch bổ sung từ lợi nhuận để lại từng bước nâng cao khả năng độc lập về tài chính và tăng uy tín của Công ty.

 Công ty cũng nên có các kiến nghị với nhà nước nhằm xin cấp thêm nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên điều này rất khó khăn bởi vì nguồn ngân sách hiên nay rất hạn hẹp, việc huy động vốn nội lực chiếm vai trò quan trọng nhưng nếu kinh doanh bằng toàn bộ vốn nội lực thì không thể đảm bảo yêu cầu phát triển, không phát huy được tiềm năng trong xã hội, dễ dẫn đến rủi ro, do đó Công ty cần có kế hoạch huy động có hiệu quả vốn lưu động từ bên ngoài.

 Nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất là vốn vay ngân hàng. Nguồn vốn vay của Công ty phần lớn là vay ngắn hạn (chiếm 40.04% năm 2008 và 43% năm 2009). Trong những năm tới, Công ty cần tiếp tục huy động vốn từ nguồn này tuy nhiên cần đảm bảo được tính an toàn và tính hiệu quả. Các nguồn vốn vay ngắn hạn chỉ nên dùng để tài trợ cho tài sản lưu động không nên dùng để tài trợ cho tài sản cố định bởi điều này gây mất an toàn cho tình hình tài chính của Công ty ảnh hưởng đến tính độc lập của Công ty trên thị trường.

 Nhận, kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước. Việc liên doanh, liên kết dựa trên sự thỏa thuận, hợp tác giữa các bên thể hiện qua việc góp vốn trên cơ sở hai bên cùng có lợi, rõ ràng là nó đã giải quyết vấn đề vốn đầu tư phát triển của Công ty. Tuy nhiên, hình thức này thường có nhiều khó khăn hơn, đặc biệt với các hợp đồng kinh doanh lớn, nó đòi hỏi Công ty phải có dự án mang tính khả thi đảm bảo quyền lợi mong muốn của các bên tham gia liên doanh.

3.2.2. Quản lý tốt vốn lưu động

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không thể thiếu được vai trò quản lý vốn lưu động.

Tiền mặt tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Công ty (11.65% năm 2008 và 12.71% năm 2009) nhưng nó lại liên quan đến nhiều hoạt động của Công ty và đặc biệt nó có vai trò quan trọng trong thanh toán tức thời của Công ty.

Chính vì vậy, Công ty nên xác định một lượng dự trữ tiền mặt hợp lý và tối ưu nhất để vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp cần thiết. Hiện tại, thị trường chứng khoán của nước ta đang phát triển, đây là một công cụ rất hữu hiệu để Công ty có thể vừa nhằm mục đích sinh lợi, vừa điều chỉnh lượng tiền mặt tối ưu. Khi Công ty có mức tiền mặt dự trữ vượt quá mức tối ưu Công ty có thể sử dụng số tiền dư thừa đó để đầu tư vào chứng khoán thanh khoản cao vừa nhằm mục đích sinh lợi lại vừa tăng khả năng thanh toán. Ngược lại nếu nhu cầu tiền mặt lớn, mà mức dự trữ tiền mặt không đủ thì Công ty có thể sử dụng chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung lượng tiền mặt dự kiến.

Nhưng bên cạnh đó, về mặt quản lý, Công ty cần phải thực hiên các biện pháp quản lý theo hướng kiểm tra chặt chẽ các khoản thu chi hàng ngày để hạn chế tình trạng thoát tiền mặt. Thủ quỹ có nhiệm vụ kiểm kê số tiền tồn quỹ đối chiếu sổ sách để kịp thời điều chỉnh chênh lệch.

Để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền Công ty nên sử dụng các biện pháp:

 Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để làm được điều này thì phải thực hiện tốt các công tác quan sát, nghiên cứu vạch rõ quy luật của việc thu chi.

 Song song với việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền, Công ty rút ngắn kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu những khoản thu bằng việc tăng tốc độ thu, kéo dài thời gian trả những khoản phải trả bằng việc trì hoãn thanh toán.

 Sử dụng mô hình Miller - Orr để xác định mức tiền mặt tối ưu.

Bảng 15: Bảng số dư tiền mặt tại Công ty CP Hoàng Kim

Số dư tiền mặt cực đại (H) Đồng 1,186,553,000 1,462,387,000 Số liệu phòng kế toán Số dư tiền mặt cực tiểu (L) = 5%* VLĐ Đồng 7,925,516,000*5% = 396,275,800 8,538,697,000*5% = 426,934,850 Quy định của Ban Giám đốc Chi phí giao dịch chứng khoán Tổng giá trị giao dịch: - Dưới 100 triệu đồng: 0,35%

Từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng: 0,30%

Từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%

Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng:

0,20%

Từ 1 tỷ đồng trở lên

0,15%

Giao dịch trái phiếu trong ngày: 0,15% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu phí giao dịch chứng khoán của HSC (Công ty CP chứng khoán TPHCM) Tỷ suất sinh lời cơ hội của

tiền (*)

16.13% 11.19%

Tính trung bình 150% lãi suất cơ

bản trong 12 tháng

Công ty áp dụng mô hình quản trị tiền mặt Miller – orr để tính số dư tiền mặt tối ưu như sau: H = 3Z – L => 3 2L H Z= +

Vậy số dư tiền mặt tối ưu năm 2008 và năm 2009: Năm 2008: : 1,186,533,800 + 2x 396,275,800 Z = ———————————— = 659,659,133 3 Năm 2009: : 1,462,387,000 + 2x 426,934,850 Z = ———————————— = 772,085,567 3 3.2.2.2. Quản lý dự trữ

Việc xác định lượng tiền mặt tối ưu phải được dựa trên mức dự trữ tối ưu vì vậy quản lý dự trữ cũng có một vai trò quan trọng đối với công ty.

Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tiến hành đều đặn, liên tục và hoàn thành được kế hoạch sản xuất kinh doanh thì việc cung ứng vật tư phải được tổ chức hợp lý, phải thường xuyên đảm bảo các loại vật tư về số lượng, kịp thời về thời gian và đúng về phẩm chất.

Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng vật tư cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Nghĩa là nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn và do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại nếu cung cấp không đầy đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất, Công ty sẽ không hoàn thành được nhiêm vụ sản xuất.

Cung ứng vật tư kịp thời nghĩa là cung ứng đúng thời gian đặt ra của Công ty, thời gian này dựa vào kế hoạch sản xuất trong kỳ. Nếu cung cấp không kịp thời sẽ dẫn đến sản xuất ngừng trệ vì chờ đợi vật tư. Trong quá trình sản xuất sản phẩm sử dụng vật tư bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng là một yêu cầu cần thiết. Bởi vật tư tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm do đó khi nhập vật tư cần phải đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định, đối chiếu với các hợp đồng đã ký để đánh giá vật tư cung cấp đã đúng chất lượng quy định hay chưa.

Để đáp ứng được yêu cầu trên Công ty phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế và tình hình dự trữ vật tư trong kho, luôn kết hợp hài hòa, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn.

Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để giảm chi phí sản xuất, giảm lượng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm và tăng vòng vốn quay cho Công ty. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào trong sản phẩm cần phải được tiến hành thường xuyên trên các mặt: Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất sản phẩm và mức tiêu dùng nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Để thực hiện nguyên vật liệu Công ty cần xác định đúng nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, dự trữ vật tư đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Muốn vậy Công ty cần thường xuyên kiểm tra so sánh giữa khối lượng nguyên vật liệu, tiêu dùng thực tế với khối lượng nguyên vật liệu còn lại trong kho chưa dùng đến để tổ chức việc cung cấp nguyên vật liệu hợp lý hạn chế lượng nguyên vật liệu tồn kho, phấn đấu tiến tới tồn kho tối ưu.

Để tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty cần giảm mức tiêu phí nguyên vật liệu cho sản phẩm sai hỏng. Bằng cách:

 Cải tiến công nghệ sản xuất: Việc cải tiến công nghệ sản xuất sẽ kéo theo việc thay đổi máy móc thiết bị đòi hỏi phải đầu tư thêm vốn, khả năng huy động vốn phụ thuộc vào uy tín của Công ty trên thị trường. Khi có nguồn vốn đầu tư rồi thì Công ty phải sử dụng nguồn vốn đó vào công tác cải tiến như thế nào cho hợp lý.

 Nếu sử dụng tốt thì việc đầu tư, cải tiến sẽ mang lại hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, giảm bớt chi phí sản xuất, hạ được giá thành sản phẩm và tăng doanh thu.

Công ty cần coi trọng việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng động viên cán bộ công nhân viên, nhằm nâng cao chất lượng lao động. Ngoài ra còn phải chú trọng công tác đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, thường xuyên tổ chức cho công nhân học tập và tiến hành thi tăng bậc cho công nhân, nhằm tạo ra một

đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng, trình độ tay nghề cao đáp ứng được yêu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Hoàng Kim (Trang 76)