Khái quát về tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Hoàng Kim (Trang 45)

2.2.1.1. Kết quả kinh doanh của Công ty CP Hoàng Kim

Trước năm 1995 Công ty CP Hoàng Kim khi chưa đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ống nhựa thì sản phẩm chủ yếu của Công ty vẫn chủ yếu là các sản phẩm bê tông, doanh thu năm 1992 là 12 tỷ đồng, đến năm 1995 Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ống nhựa doanh thu của Công ty đã tăng lên 70 tỷ đồng gấp 5 lần năm 1992. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của Công ty thường xuyên đạt từ 5% đến 10%, lợi nhuận bình quân là 2.5% đến 3.5% tính trên doanh thu. Sự trưởng thành và phát triển của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu trong những năm gần đây:

Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị: Ngàn đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 GT Tăng so với 2006 (%) GT Tăng so với 2007 (%) GT Tăng so với 2008 (%)

1 Doanh thu thuần 78,350,428 80,274,450 2.40 84,093,122 4.54 88,436,418 4.91

2 Tổng chi phí 75,084,805 76,802,923 2.24 80,421,201 4.50 84,536,385 4.87

3 Tổng lợi nhuận trước thuế

3,265,623 3,471,526 5.93 3,671,920 5.46 3,900,032 5.85

4 Thuế TNDN 914,374 972,027 5.93 1,028,137 5.46 975,008 -5.45

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Nhận xét: Ta thấy doanh thu tăng dần theo các năm từ 2006 đến 2009. Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.40%, năm 2008 so với năm 2007 là 4.54%, năm 2009 so với năm 2008 là 4.91%. Điều này đồng thời cũng làm cho lợi nhuận của công ty cũng tăng theo. Sở dĩ có được điều này la do công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, kiểm soát các loại chi phí, bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của nhà nước trong việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế TNDN từ 28% xuống mức 25% có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã phần nào giảm bớt gánh nặng cho các DN trong giai đoạn khủng hoảng.

Tổng chi phí trong năm 2009 tăng khá mạnh so với năm 2008 là 4,115,184ngàn đồng, tương ứng với 4.87%. Điều này do việc công ty mở rộng mạng lưới các quầy giao dịch khiến chi phí cho nhân viên tăng. Bên cạnh đó, do phải sử dụng một lượng lớn chi phí để thuê địa điểm làm việc (quầy giao dịch, bãi đỗ xe, nhà kho) với sự biến động về giá thuê nhà đất cũng khiến chi phí này tăng.

Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 chỉ tăng ở mức 9.61% so với năm 2008, tương ứng với 281,241 ngàn đồng. Tốc độ tăng này là chưa cao, tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, trong bối cảnh lạm phát thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như vậy là ổn định và có hiệu quả.

Thông qua Bảng phân tích kết quả kinh doanh và biểu đồ doanh thu và lợi nhuận có thể thấy tốc độ tăng trưởng của công ty tương đối cao và chắc chắn.

2.2.1.2. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty

Bảng 2: Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty

Đơn vị: Ngàn đồng Chỉ tiêu 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2008 (%) I. Tổng tài sản 10,183,642 100.00 11,503,486 100.00 11.47 A. Tài sản lưu động và đầu

tư ngắn hạn 7,470,509 73.36 8,162,623 70.96 8.48

1. Tiền 1,186,553 11.65 1,462,387 12.71 18.86

2. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 0 0.00 0 0.00 0.00

3. Các khoản phải thu 2,869,346 28.18 2,774,513 24.12 -3.42

4. Hàng tồn kho 2,507,490 24.62 3,291,001 28.61 23.81

5. Tài sản lưu dộng khác

907,120 8.91 634,722 5.52 -42.92

B. Tài sản cố định và đầu tư

dài hạn 2,713,133 26.64 3,340,863 29.04 18.79

1. Tài sản cố định 1,953,573 19.18 2,509,709 21.82 22.16

1.1. Tài sản cố định hữu hình 808,201 7.94 986,546 8.58 18.08

1.2. Tài sản cố định thuê tài

chính 598,008 5.87 756,445 6.58 20.94

1.3 Tài sản cố định vô hình 547,364 5.37 766,718 6.67 28.61 2. Các khoản đầu tư tài chính

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 236,258 2.32 540,609 4.70 56.30 II. Nguồn vốn 10,183,64 2 100.00 11,503,486 100.00 11.47 A. Nợ phải trả 5,151,335 50.58 6,821,347 59.30 24.48 1. Nợ ngắn hạn 4,077,329 40.04 4,946,860 43.00 17.58 - Vay ngắn hạn 1,129,449 11.09 2,387,475 20.75 52.69

- Phải trả cho người bán 1,657,146 16.27 1,225,979 10.66 -35.17 - Người mua trả tiền trước 705,159 6.92 431,980 3.76 -63.24

- Nợ ngắn hạn khác 585,575 5.75 901,426 7.84 35.04

2. Nợ dài hạn 1,074,006 10.55 1,874,488 16.29 42.70

B. Nguồn vốn CSH 5,032,307 49.42 4,682,139 40.70 -7.48

1. Nguồn vốn quỹ 3,630,278 35.65 3,844,072 33.42 5.56

2. Nguồn kinh phí 1,402,029 13.77 838,067 7.29 -67.29

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Nhận xét: Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của công ty ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian, tuy nhiên để có thể hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của công ty không thể không xét đến cơ cấu tài sản của công ty. Qua bảng cân đối kế toán qua hai năm và biểu đồ “Cơ cấu tăng trưởng tài sản” và “Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn” cho thấy công ty có tổng tài sản tương đối

lớn và có sự tăng trưởng qua các năm. Trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%). Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao (trên 40%). Nguồn vốn nợ ngắn hạn của công ty cũng chiếm tỷ trọng tương đương (trên 40%) và tăng qua các năm. Công ty đang có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn bằng cách giảm vốn chủ sở hữu (Nguồn vốn dài hạn) và bù đắp bằng nợ ngắn hạn (Nguồn vốn ngắn hạn) để tận dụng chi phí sử dụng vốn thấp hơn.

Vốn lưu động ròng (NWC = TSNH – Nợ ngắn hạn) của Công ty qua các năm đều > 0 thể hiện Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Với chính sách tài trợ này, khả năng thanh toán của công ty sẽ tăng, tuy nhiên khả năng sinh lời sẽ giảm do các nguồn dài hạn đều có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của công ty là đúng đắn trong hoàn cảnh Công ty là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa, đa số nguyên vật liệu là nhập từ nước ngoài và phương thức bán hàng của Công ty chủ yếu là đấu thầu. Vì vậy, khi thiếu vốn sẽ dẫn đến không hoàn thành được các hợp đồng, sẽ gây ra các tổn thất lớn, các khoản vay ngắn hạn của Công ty đa phần đều là khoản tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Trong phần tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của Công ty, do nhận thầu các công trình lớn, đồng thời nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu nên công ty cần dự trữ nhiều nguyên vật liệu hơn. Tuy nhiên các khoản phải thu của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng cao, tuy có giảm song đây cũng là dấu hiệu cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn quá nhiều và Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các khoản phải thu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao vòng quay của vốn.

Như vậy, thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty cho thấy trạng thái hoạt động của Công ty tương đối tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động, điều này đã tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu và lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, tuy nhiên trong cơ cấu vốn, nguồn vốn dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, vì vậy rõ ràng cần một sự cải thiện trong khoản mục này để đạt được cơ cấu vốn tối ưu.

2.2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Hoàng Kim2.2.2.1. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn lưu động tại 2.2.2.1. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty

Tuy là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng Công ty CP Hoàng Kim lại có vốn lưu động chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty. Bởi vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm. Chúng ta phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình huy động và sử dụng vốn lưu động tại Công ty.

Do đặc điểm sản xuất của Công ty: sản phẩm nhựa HDPE và PVC (chiếm tới hơn 60% doanh số của Công ty) có tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu chính cho các sản phẩm này là bột nhựa PVC và CaCO3 trong nước chưa sản xuất được mà Công ty phải nhập từ nước ngoài về. Hơn nữa giá cả của các loại nguyên vật liệu này phụ thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường thế giới do vậy Công ty thường xuyên phải tổ chức dự trữ nguyên vật liệu cho đủ sản xuất trong 20 ngày điều này ảnh hưởng tới chi phí cho dự trữ nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn tới vốn lưu động.

Do đặc điểm kinh doanh của Công ty: phương thức bán hàng của Công ty chủ yếu là thông qua đấu thầu các hợp đồng. Nếu trong thời gian khối lượng các gói thầu đạt được lớn thì Công ty phải tăng cường sản xuất, thuê thêm lao động ngoài để đạt được đúng thời gian yêu cầu của hợp đồng. Ngược lại nếu trong thời gian nào đó số lượng các gói thầu không lớn thì Công ty có khối lượng công việc ít các khoản chi phí phát sinh sẽ giảm. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc huy động và sử dụng vốn lưu động.

Do đặc điểm về thanh toán: khách hàng của Công ty chủ yếu là các khách hàng công nghiệp (khách hàng mua với số lượng lớn) do vậy giá trị của mỗi hợp đồng là rất lớn nên việc thanh toán giữa Công ty và khách hàng thường thông qua hình thức chuyển khoản là chủ yếu. Đặc điểm này ảnh hưởng tới việc dự trữ tiền mặt trong quỹ tiền mặt của Công ty. Các ngân hàng là tổ chức trung gian giữa Công ty với khách hàng và các nhà cung ứng. Bởi vậy Công ty dễ dàng hơn trong việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các nguồn hình thành vốn của Công ty: do nguồn vốn từ ngân sách cấp cho Công ty và sự hỗ trợ vốn từ tổng Công ty hạn chế và không thay đổi nhiều nên Công ty phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau như từ bản thân Công ty, từ các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty.

2.2.2.2. Nguồn hình thành vốn lưu động

Nhìn vào bảng cân đối kế toán có thể thấy vốn lưu động được hình thành chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn và một phần được bổ sung từ nguồn dài hạn (Vốn CSH và nợ dài hạn). Trong nguồn ngắn hạn, giống như đa số các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, bên cạnh đó nguồn vốn hình thành từ tín dụng thương mại, từ người bán cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.

Bảng 3: Cơ cấu nợ ngắn hạn

Đơn vị: Ngàn đồng

Chỉ tiêu

2008 2009 So sánh

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

1. Nợ ngắn hạn khác 585,575 901,426 315,851 35.04 2. Người mua trả tiền trước 705,159 431,980 -273,179 -63.24 3. Phải trả người bán 1,657,146 1,225,979 -431,167 -35.17 4. Vay ngắn hạn 1,129,449 2,387,475 1,258,026 52.69 Tổng nợ ngắn hạn 4,077,329 4,946,860 869,531 17.58

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Nhận xét: Nợ ngắn hạn năm 2009 của Công ty là 4,946,806 ngàn đồng chiếm 43% trong tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2008 là 869,531 ngàn đồng (tương đương tăng 17.58%). Trong đó vay ngắn hạn là 2,387,457 ngàn đồng (chiếm 20.75% trong nguồn vốn), phải trả người bán là 1,225,979 ngàn đồng (chiếm 10.66% trong nguồn vốn), người mua trả tiền trước là 431,980 ngàn đồng (chiếm 3.76% trong nguồn vốn). Như vậy, công ty đã tận dụng khá tốt các nguồn vốn chiếm dụng từ người bán, từ khách hàng để sử dụng bổ trợ cho nguồn tín dụng vay từ các ngân hàng thương mại, đây là một sự kết hợp đúng đắn trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

2.2.2.3. Cơ cấu vốn lưu động

Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các khoản mục trong vốn lưu động, thể hiện mức độ đầu tư, phân bổ vốn lưu động trong doanh nghiệp. Qua đó, ta có thể nhận định được loại hình doanh nghiệp và các chính sách đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua sự biến đổi trong cơ cấu vốn lưu động, ta có thể nhìn thấy sự thay đổi tích cực hay không của công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động tại một doanh nghiệp.

Bảng 4: Cơ cấu vốn lưu động

Đơn vị: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2007 ($) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2008 (%) Tổng vốn lưu động 9,517,998 100 7,925,516 100 -20.09 8,538,697 100 7.18 Vốn lưu động trong dự trữ 1,964,339 20.64 300,908 3.8 - 552.80 175,076 2.05 - 71.87 Vốn lưu động trong sản xuất 301,435 3.17 154,099 1.94 -95.61 200,998 2.35 23.33 Vốn lưu động trong lưu thông 7,252,224 76.19 7,470,509 94.26 2.92 8,162,623 95.6 8.48 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Đơn vị: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so với năm 2008 ( %) Tổng vốn lưu động 7,925,516 100 8,538,697 100 7.18 1. Vốn lưu động dự trữ 300,908 3.8 175,076 2.05 -71.87

- Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 150,768 1.90 52,776 0.62 -185.68 - Công cụ, dụng cụ trong kho 121,454 1.53 13,089 0.15 -827.91 - Hàng mua đang đi trên đường 179,454 2.26 109,211 1.28 -64.32

2. Vốn lưu động trong sản xuất 154,099 1.94 200,998 2.35 23.33

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 80,755 1.02 103,265 1.21 21.80

- Chi phí trả trước 23,365 0.29 32,446 0.38 27.99

- Chi phí chờ kết chuyển 49,979 0.63 65,287 0.76 23.45

3. Vốn lưu động trong lưu thông 7,470,509 94.26 8,162,623 95.60 8.48

a. Tiền 1,186,553 14.97 1,462,387 17.13 18.86

- Tiền mặt tại quỹ 877,965 11.08 1,245,409 14.59 29.50

- Tiền gửi ngân hàng 308,588 3.89 216,978 2.54 -42.22

b. Các khoản đầu tư tài chinh ngắn hạn 0 0.00 0 0.00 0.00

c. Các khoản phải thu 2,869,346 36.20 2,774,513 32.49 -3.42

- Phải thu của khách hàng 1,907,865 24.07 1,790,791 20.97 -6.54

- Phải thu nội bộ 206,676 2.61 196,755 2.30 -5.04

- Phải thu khác 754,805 9.52 786,967 9.22 4.09

d. Thành phẩm tồn kho 1,020,490 12.88 2,091,008 24.49 51.20

e. Hàng gửi bán 304,548 3.84 264,334 3.10 -15.21

f. Tạm ứng 1,424,114 17.97 957,364 11.21 -48.75

g. Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 665,458 8.40 613,017 7.18 -8.55 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Nhận xét: Nhìn tổng thể ta thấy vốn lưu động bình quân của Công ty tăng lên từ 2008 đến 2009, phản ánh nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu vốn lưu động, vốn lưu động trong lưu thông chiếm tỷ trọng lớn nhất, kết cấu vốn lưu động của Công ty được duy trì tương đối ổn định qua hai năm 2008, 2009, điều này phản ánh sự nhịp nhàng và sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể:

Vốn lưu động trong dự trữ

Ta thấy vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất năm 2009 là 175,076 ngàn đồng so với năm 2008 là 300,908 ngàn đồng giảm 71.87%. Như ta đã biết, số vốn lưu động trong khâu dự trữ nhằm thiết lập các khoản dự trữ vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục.

Vốn lưu động trong sản xuất

Vốn lưu động trong khâu sản xuất năm 2009 tăng 23.33% so với năm 2008, đây là số vốn cần thiết khi đưa vật tư dự trữ vào sản xuất đến khi tạo sản phẩm

Hai chỉ số vốn lưu động trong dự trữ và sản xuất chiếm tỷ trọng quá thấp trong quá

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Hoàng Kim (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w