Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Hoàng Kim (Trang 39)

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Chức năng

Là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có ghi rõ chức năng của mình trong điều lệ tổ chức hoạt động:

Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm bằng chất dẻo phục vụ cho ngành Bưu Chính viễn Thông và dân dụng.

Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.

Xuất nhập khẩu kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành viễn thông.

Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi tổng công ty cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ

Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty ghi rõ các nhiệm vụ sau:

Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung ứng dịch vụ cho tổng công ty.

Xây dựng quy hoạch, phát triển công ty cho phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển của tổng công ty.

Xây dựng phương hướng giá cả sản phẩm.

Chấp hành điều lệ quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá và chính sách giá theo quy định của nhà nước và tổng công ty.

Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và quản lý công ty.

Công ty có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và chế độ tài chính.

Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháo luật về lao động.

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, chế độ kiểm toán theo quy định của nhà nước và tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.

2.1.2.2. Tổ chức sản xuất của công ty

Công ty CP Hoàng Kim có 4 xí nghiệp thành viên và 1 chi nhánh tại miền Nam được thành lập dựa trên những đặc điểm ngành nghề sản xuất và địa điểm sản xuất đó là:

Xí nghiệp nhựa Bưu Điện đóng tại trụ sở chính của công ty: xí nghiệp này chuyên sản xuất các sản phẩm bằng chất dẻo như: ống cáp thông tin, ống cáp điện lực, ống cáp thoát nước, ống bảo vệ đường điện các loại và các loại cấu kiện, phụ kiện kèm theo.

Xí nghiệp xây lắp đóng tại trụ sở chính của công ty: Lắp đặt và xây

dựng các công trình thông tin, các tuyến cáp, tham gia đấu thầu và thực hiện các công trình của nghành, xây dựng dân dụng và công nghiệp khác, thiết kế công trình.

Xí nghiệp xây dựng Bưu Điện II đóng tại xã Mai Lâm – Đông Anh – Hà Nội: chuyên sản xuất các sản phẩm bê tông, cột thông tin, cột điện lực, các loại

panen thông tin, các loại nắp bê tông ống cáp, các loại vật liệu xây dựng khác.

Xí nghiệp xây dựng Bưu Điện III đóng tại xã Tam Điệp – Ninh Bình: sản phẩm chủ yếu là cột điện.

Chi nhánh miền Nam: vừa sản xuất và kinh doanh, lắp đặt các công

trình cáp, sản xuất các sản phẩm bê tông, kinh doanh các sản phẩm của công ty, đại diện cho công ty tại miền Nam.

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất ống cáp

Giải thích quy trình:

Các nguyên vật liệu nhựa PVC cùng với thao tác kiểm tra, cân và pha chế theo đúng quy định được đem vào thực hiện sấy trộn. Bước tiếp theo thực hiện lập trình máy điều khiển tốc độ nhiệt độ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật kết hợp thực hiện điện trên máy. Dây chuyền hoạt động liên tục trong thời gian hợp lý, sau đó thực hiên quá trình

Vật liệu chính

PVC 800, 100 Sấy trộn Cân, pha chế

Lập trình máy điều khiển tốc độ, nhiệt độ

Điện trên máy

Định hình chân không

Làm mát sản phẩm

In nhận sản phẩm

Cắt thành hình bán SP

Nong đầu, tạo khớp nối

Kiểm tra ngoại quan, trọng lượng, kích thước, cơ lý,

phân loại SP

định hình chân không, đây là quá trình quan trọng trong dây chuyền nên cần kiểm soát mọi điều kiện, tiêu chuẩn của thiết bị thật kỹ trước khi tiến hành.

Lần lượt thực hiện các bước tiếp theo như sơ đồ: nguyên vật liệu sau khi được cho vào máy định hình chân không bước sang quy trình làm mát, in nhận, cắt thành hình, nong đầu, khớp nối các sản phẩm ông cáp theo đúng kỹ thuật và thiết kế. Đôi ngũ kiểm tra thực hiện quá trình kiểm tra ngoại quan, trọng lượng, kích thước, cơ lý, phân loại sản phẩm. Sản phẩm sau khi được kiểm tra đúng tiêu chuẩn được tiến hành nhập kho.

Các xí nghiệp và chi nhánh sản xuất kinh doanh theo chế độ công ty giao. Công ty thực hiện giao khoán doanh thu, lợi nhuận lao động, tiền lương cho các đơn vị thành viên ở các xí nghiệp có các giám đốc, phó giám đốc, một bộ phận kinh tế một bộ phận kỹ thuật, các tổ sản xuất hoạt động theo sự chỉ đạo của các phòng chức năng.

2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty nên bộ máy quản lý được tổ chức theo trụ sở làm việc. Mỗi xí nghiệp có bộ máy tổ chức riêng và chịu sự lãnh đạo của bộ máy lãnh đạo quản lý của công ty. Cơ cấu bộ máy lãnh đạo của công ty bao gồm: giám đốc, 3 phó giám đốc và 5 phòng quản lý nghiệp vụ.

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của công ty GIÁM ĐỐC PGĐ KỸ THUẬT PGĐ KINH TẾ TIẾP THỊPGĐ KD Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng quản lý nghiệp vụ Phòng tiếp thị bán hàng Phòng kế hoạch đầu tư XN nhựa Bưu Điện XN Bê Tông II XN Bê Tông III XN Xây lắp Bưu Điện Chi nhánh miền Nam Quan hệ chỉ đạo

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

Ban Giám đốc:

Giám đốc: là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất, đại diện

pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất của công ty.

Các Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành công tác kỹ thuật, công

nghệ sản xuất, tổ chức áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

Khối quản lý:

Phòng tổ chức hành chính:

Phòng tổ chức hành chính là đơn vị quản lý, giúp giám đốc thực hiện chức năng quản lý công tác tổ chức nhân sự, đào tạo lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và hành chính quản trị.

Phòng tổ chức hành chính phối hợp với các đơn vị trong công ty thực hiện: kiểm kê tài sản định kỳ, thanh lý tài sản cố định và vật tư mau hỏng, nghiệm thu số lượng, chất lượng công trình, tài sản khi cần thiết, quản lý cán bộ công nhân viên và việc sử dụng lao động tại các đơn vị, thanh toán lương, phụ cấp và các khoản liên quan trực tiếp đến cán bộ công nhân viên, bảo vệ an ninh nội bộ, phòng chống cháy nổ.

Phòng kế toán tài chính:

Phòng kế toán tài chính là đơn vị quản lý, giúp giám đốc thực hiện chức năng quản lý công tác hạch toán kế toán, thống kê, công tác tài chính và thông tin kinh tế.

Phòng kế toán tài chính phối hợp với các đơn vị trong công ty thực hiện: kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, bảo vệ kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Phòng quản lý nghiệp vụ:

Phòng quản lý nghiệp vụ là đơn vị quản lý, giúp giám đốc thực hiện chức năng quản lý mạng lưới khai thác, vận chuyển, doanh thác các dịch vụ và thống kê nghiệp vụ.

Phòng quản lý nghiệp vụ phối hợp với các đơn vị khác trong công ty phát triển chất lương dịch vụ, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, công tác điều tra khiếu nại.

Phòng tiếp thị bán hàng:

Phòng tiếp thị bán hàng là đơn vị quản lý, giúp giám đốc thực hiện điều hành các hoạt động marketing: tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng; kinh doanh các sản phẩm dịch vụ và hợp tác kinh doanh theo phân cấp của công ty.

Phòng tiếp thị bán hàng phối hợp với các đơn vị khác trong công ty thực hiện phát triển các dịch vụ truyền thống, triển khai dịch vụ mới, tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng.

Phòng kế hoạch đầu tư:

Phòng kế hoạch đầu tư giúp giám đốc công ty thực hiện quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức kinh tế kỹ thuật, cung ứng vật tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý tài sản, cân đối nguồn vốn theo mục tiêu phát triển của công ty

Phòng kế hoạch đầu tư phối hợp với các đơn vị trong công ty thực hiện: xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch khác theo quy định, thống kê sản phẩm doanh thu, bố trí phương tiện vận chuyển và trang thiết bị bưu chính, kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP HOÀNG KIM TY CP HOÀNG KIM

2.2.1. Khái quát về tình hình tài chính của Công ty2.2.1.1. Kết quả kinh doanh của Công ty CP Hoàng Kim 2.2.1.1. Kết quả kinh doanh của Công ty CP Hoàng Kim

Trước năm 1995 Công ty CP Hoàng Kim khi chưa đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ống nhựa thì sản phẩm chủ yếu của Công ty vẫn chủ yếu là các sản phẩm bê tông, doanh thu năm 1992 là 12 tỷ đồng, đến năm 1995 Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ống nhựa doanh thu của Công ty đã tăng lên 70 tỷ đồng gấp 5 lần năm 1992. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của Công ty thường xuyên đạt từ 5% đến 10%, lợi nhuận bình quân là 2.5% đến 3.5% tính trên doanh thu. Sự trưởng thành và phát triển của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu trong những năm gần đây:

Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị: Ngàn đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 GT Tăng so với 2006 (%) GT Tăng so với 2007 (%) GT Tăng so với 2008 (%)

1 Doanh thu thuần 78,350,428 80,274,450 2.40 84,093,122 4.54 88,436,418 4.91

2 Tổng chi phí 75,084,805 76,802,923 2.24 80,421,201 4.50 84,536,385 4.87

3 Tổng lợi nhuận trước thuế

3,265,623 3,471,526 5.93 3,671,920 5.46 3,900,032 5.85

4 Thuế TNDN 914,374 972,027 5.93 1,028,137 5.46 975,008 -5.45

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Nhận xét: Ta thấy doanh thu tăng dần theo các năm từ 2006 đến 2009. Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.40%, năm 2008 so với năm 2007 là 4.54%, năm 2009 so với năm 2008 là 4.91%. Điều này đồng thời cũng làm cho lợi nhuận của công ty cũng tăng theo. Sở dĩ có được điều này la do công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, kiểm soát các loại chi phí, bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của nhà nước trong việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế TNDN từ 28% xuống mức 25% có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã phần nào giảm bớt gánh nặng cho các DN trong giai đoạn khủng hoảng.

Tổng chi phí trong năm 2009 tăng khá mạnh so với năm 2008 là 4,115,184ngàn đồng, tương ứng với 4.87%. Điều này do việc công ty mở rộng mạng lưới các quầy giao dịch khiến chi phí cho nhân viên tăng. Bên cạnh đó, do phải sử dụng một lượng lớn chi phí để thuê địa điểm làm việc (quầy giao dịch, bãi đỗ xe, nhà kho) với sự biến động về giá thuê nhà đất cũng khiến chi phí này tăng.

Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 chỉ tăng ở mức 9.61% so với năm 2008, tương ứng với 281,241 ngàn đồng. Tốc độ tăng này là chưa cao, tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, trong bối cảnh lạm phát thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như vậy là ổn định và có hiệu quả.

Thông qua Bảng phân tích kết quả kinh doanh và biểu đồ doanh thu và lợi nhuận có thể thấy tốc độ tăng trưởng của công ty tương đối cao và chắc chắn.

2.2.1.2. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty

Bảng 2: Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty

Đơn vị: Ngàn đồng Chỉ tiêu 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2008 (%) I. Tổng tài sản 10,183,642 100.00 11,503,486 100.00 11.47 A. Tài sản lưu động và đầu

tư ngắn hạn 7,470,509 73.36 8,162,623 70.96 8.48

1. Tiền 1,186,553 11.65 1,462,387 12.71 18.86

2. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 0 0.00 0 0.00 0.00

3. Các khoản phải thu 2,869,346 28.18 2,774,513 24.12 -3.42

4. Hàng tồn kho 2,507,490 24.62 3,291,001 28.61 23.81

5. Tài sản lưu dộng khác

907,120 8.91 634,722 5.52 -42.92

B. Tài sản cố định và đầu tư

dài hạn 2,713,133 26.64 3,340,863 29.04 18.79

1. Tài sản cố định 1,953,573 19.18 2,509,709 21.82 22.16

1.1. Tài sản cố định hữu hình 808,201 7.94 986,546 8.58 18.08

1.2. Tài sản cố định thuê tài

chính 598,008 5.87 756,445 6.58 20.94

1.3 Tài sản cố định vô hình 547,364 5.37 766,718 6.67 28.61 2. Các khoản đầu tư tài chính

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 236,258 2.32 540,609 4.70 56.30 II. Nguồn vốn 10,183,64 2 100.00 11,503,486 100.00 11.47 A. Nợ phải trả 5,151,335 50.58 6,821,347 59.30 24.48 1. Nợ ngắn hạn 4,077,329 40.04 4,946,860 43.00 17.58 - Vay ngắn hạn 1,129,449 11.09 2,387,475 20.75 52.69

- Phải trả cho người bán 1,657,146 16.27 1,225,979 10.66 -35.17 - Người mua trả tiền trước 705,159 6.92 431,980 3.76 -63.24

- Nợ ngắn hạn khác 585,575 5.75 901,426 7.84 35.04

2. Nợ dài hạn 1,074,006 10.55 1,874,488 16.29 42.70

B. Nguồn vốn CSH 5,032,307 49.42 4,682,139 40.70 -7.48

1. Nguồn vốn quỹ 3,630,278 35.65 3,844,072 33.42 5.56

2. Nguồn kinh phí 1,402,029 13.77 838,067 7.29 -67.29

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Nhận xét: Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của công ty ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian, tuy nhiên để có thể hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của công ty không thể không xét đến cơ cấu tài sản của công ty. Qua bảng cân đối kế toán qua hai năm và biểu đồ “Cơ cấu tăng trưởng tài sản” và “Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn” cho thấy công ty có tổng tài sản tương đối

lớn và có sự tăng trưởng qua các năm. Trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%). Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao (trên 40%). Nguồn vốn nợ ngắn hạn của công ty cũng chiếm tỷ trọng tương đương (trên 40%) và tăng qua các năm. Công ty đang có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn bằng cách giảm vốn chủ sở hữu (Nguồn vốn dài hạn) và bù đắp bằng nợ ngắn hạn (Nguồn vốn ngắn hạn) để tận dụng chi phí sử dụng vốn thấp hơn.

Vốn lưu động ròng (NWC = TSNH – Nợ ngắn hạn) của Công ty qua các năm đều > 0 thể hiện Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Với chính sách tài trợ này, khả năng thanh toán của công ty sẽ tăng, tuy nhiên khả năng sinh lời sẽ giảm do các nguồn dài hạn đều có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của công ty là đúng đắn trong hoàn cảnh Công ty là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa, đa số nguyên vật liệu là nhập từ nước ngoài và phương thức bán hàng của Công ty chủ yếu là đấu thầu. Vì vậy, khi thiếu vốn sẽ dẫn đến không hoàn thành được các hợp đồng, sẽ gây ra các tổn thất lớn, các khoản vay ngắn hạn của Công ty đa phần đều là khoản tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Trong phần tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của Công ty, do nhận thầu các công trình lớn, đồng thời nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu nên công ty cần dự trữ nhiều nguyên vật liệu hơn. Tuy nhiên các khoản phải thu của Công ty vẫn chiếm tỷ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Hoàng Kim (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w