Kết quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty XNK Kim Long (Trang 29)

- Hiệu quả kinh doanh biểu hiện ở lương và phúc lợi là động cơ để thúc

2.1.1.3.Kết quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Kim Long giai đoạn 2006-2011

2.1.1.3.1. Kim ngạch nhập khẩu inox của công ty giai đoạn 2006-2011

Kim ngạch nhập khẩu inox của công ty giai đoạn 2006- 2011 tăng đều qua các năm.

( Đơn vị: triệu đồng)

( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH XNK Kim Long)

Hình 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2006- 2010.

Qua hình trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng liên tục qua các năm điều này cho thấy xu hướng phát triển của công ty ngày càng tốt hơn.

Nguyên nhân:

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập với khu vực và thế giới. Điều này được thể hiện qua việc chúng ta tham gia vào ngày càng nhiều các tổ chức kinh tế như: WTO, các diễn đàn song phương, đa phương... Trong

trình đưa các mối quan hệ đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; đã tận dụng tốt các cơ hội mà ngoại giao đa phương mang lại. Việt Nam đang từng bước thiết lập và hoàn thiện các khuôn khổ hợp tác mang tính chất chiến lược với các nước lớn trên thế giới, đồng thời đưa quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới đi vào chiều sâu. Những thành tựu đạt được là cơ sở quan trọng để chúng ta vững tin tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế.

- Nhu cầu về xây dựng cơ bản ở nước ta vẫn còn khà cao nhiều các công trình lớn đang được xây dựng, các mặt hàng tiêu dùng bằng inox rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Theo đánh giá từ bộ phận nghiên cứu thị trường và tiếp thị của các công ty, tốc độ tăng của tiêu thụ sản phẩm inox trong tháng 10 và 11 năm 2010 ở khoảng 10-15%, từ cuối tháng 11năm 2010 đến tháng 1 năm 2011 sẽ tăng lên khoảng 40 - 60%. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của các công ty trong nước tăng không đáng kể, thiếu nhiều sản phẩm mới... do đó nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất đồ gia dụng vẫn còn khá lớn.

2.1.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

( Nguồn: phòng tài chính – kế toán của công ty )

Hình 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2010

- Về doanh thu: đây là chỉ tiêu quan trọng, là kết quả của hoạt động kinh doanh nó thể hiện quy mô kinh doanh, khả năng đáp ứn nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường. Doanh thu tăng hay giảm cho biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát triển hay suy thoái. Qua hình trên ta thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm do sự mở rộng quy mô thị trường tiêu thụ. Năm 2006 doanh thu đạt 8.362 triệu đồng, năm 2007 đạt 9.025 triệu đồng tăng 7,93% tương ứng với 663 triệu đồng. Đặc biệt là vào năm 2008 doanh thu tăng gấp 1.6 lần so với năm 2007 đạt 14.357 triệu đồng tăng 71,69% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

WTO quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và các nước được tăng cường, thêm vào đó là các cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu với các mặt hàng trong đó có thép dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tăng lên là điều kiện thúc đẩy doanh thu tăng. Mặc dù năm 2008 tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng doanh thu của công ty không hề giảm sút, từ đó có thể thấy rằng khúng hoảng có thể gây bất lợi đối với doanh nghiệp này nhưng là thuận lợi với doanh nghiệp khác. Sang giai đoạn 2009-2010 doanh thu vẫn tiếp tục tăng nhưng có phần chững lại, năm 2009 đạt 16.959 triệu đồng, năm 2010 đạt 17.877 triệu đồng tăng 18,12% và 24,51% so với năm 2008.

+ Mặc dù doanh thu của công ty trong giai đoạn 2006-2010 tăng khá cao nhưng chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh cũng rất cao. Năm 2006 là 7.221 triệu đồng, năm 2007 là 7.795 triệu đồng, năm 2008 là 13.057 triệu đồng, năm 2010 là 16.311 triệu đồng. Trong khi doanh thu năm 2008 tăng 71,69% so với năm 2006 thì chi phí tăng 80,82% điều này chứng tỏ trong 3 năm sau 2008-2010 tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu điều này ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Nguyên nhân do trong giai đoạn 2008- 2009 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho lạm phát gia tăng giá cả tiêu dùng của các mặt hàng tăng lên đáng kể dẫn đến chi phí cho hoạt động nhập khẩu tăng lên. Thêm vào đó với sự tăng lãi suất cho vay tại các ngân hàng và sự mất giá của đồng VNĐ nên có sự chênh lệch lớn về giá cả nhập khẩu và giá bán tại thị trường trong nước dẫn đến chi phí tăng cao.

- Về lợi nhuận: lợi nhuận của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ các hoạt động bất thường. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chính mà hoạt động kinh doanh lại chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa đem lại lợi nhuận. Qua hình trên ta thấy, lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2006- 2010 tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 1.141 triệu đồng, năm 2007 đạt 1.230 triệu đồng năm 2008- 2010 lần lượt đạt 1.300 triệu đồng, 1526 triệu đồng, 1556 triệu đồng. Mặc dù lợi nhuận có tăng lên qua các năm nhưng trong khi doanh thu năm 2008 tăng lên rất cao tăng 71,69% so với năm 2006 thì lợi nhuận chỉ tăng thêm 13,93%. Nguyên nhân do năm 2008 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đẩy chi phí nhập khẩu và các chi phí khác tăng cao dẫn đến lợi nhuận cũng tăng nhưng tăng rất ít không tương xứng với mức tăng của doanh thu. Sang năm 2009-2010 lợi nhuận vẫn tiếp tục tăng nhưng nhìn chung vẫn khá thấp so với những gì công ty bỏ ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty XNK Kim Long (Trang 29)