3.1.1. Khởi động Cabri Geometry
Nếu máy tính của bạn chưa cài đặt phần mềm Cabri
Geometry thì bạn có thể download Cabri Geometry trên Internet để cài đặt.
Để gọi Cabri ra làm việc ta lần lượt chọn các lệnh:
Start/Programs/Cabri Geometry II Plus/Cabri Geometry II Plus
hoặc bấm chuột vào logo của Cabri Geometry trên màn hình.
3.1.2. Giao diện của Cabri Geometry
Menu bar Hệ thống công cụ Vùng để vẽ hình Hình 3.1
Cửa sổ làm việc của Cabri Geometry bao gồm các thành phần chính như: hệ thống menu bar, hệ thống công cụ và vùng làm việc dành để vẽ, dựng các đối tượng hình học (hình 3.1).
3.1.3. Hệ thống menu bar của Cabri Geometry
Hệ thống menu bar của Cabri Geometry gồm 5 nhóm chức năng chính, mỗi nhóm ứng với một hệ thống menu dọc (PopUp).
– New(Ctrl+N): Mở một tệp mới.
Hình 3.2
Hình 3.3
– Open… (Ctrl+O): Mở một tệp đã lưu trên bộ nhớ ngoài. Khi xuất hiện cửa sổ Open a File, ta phải chọn ổ đĩa, thư mục và tên tệp tin cần mở rồi chọn lệnh Open.
– Close (Ctrl+F4): Đóng tệp tin đang làm việc. Nếu ta chưa lưu trữ tệp tin, xuất hiện thông báo (hình 3.3). Khi đó nếu chọn Yes thì Cabri Geometry sẽ lưu trữ tệp tin trước khi đóng. Nếu không muốn lưu lại thông tin ta chọn No. Nếu chọn Cancel ta sẽ tiếp tục làm việc với tệp tin hiện thời.
– Save (Ctrl+S): Lưu trữ tệp tin.
Nếu là lần lưu trữđầu tiên sẽ xuất hiện cửa sổSave File As. Ta phải chọn ổđĩa, thư mục và đặt tên cho tệp tin này. Những lần ghi sau, Cabri Geometry sẽ ghi theo thông số đã chọn (hình 3.4).
– Save As…: Lưu trữ tệp tin đã có với tên mới.
Hình 3.4
– Export figure for calcs...: Chuyển đổi tệp tin theo định dạng của các máy tính điện tử có chức năng đồ hoạ như TI–83; TI–88; TI–92...
– Revert…: Chuyển giao diện làm việc về tình trạng ban đầu.
– Show Page...: Xem nội dung trước khi in (có thể chọn vùng in bằng cách di chuyển khung chữ nhật đến vị trí cần thiết).
– Page Setup...: Định các thông số trước khi in nội dung tệp. – Print…(Ctrl+P): Thực hiện lệnh in. – Exit (Ctrl+F4):Kết thúc phiên làm việc. • Nhóm chức năng Edit: gồm 8 chức năng (hình 3.5) Hình 3.5 – Undo(Ctrl+Z): Huỷ bỏ lệnh vừa thực hiện.
– Cut (Ctrl+X): Xoá các đối tượng đã được lựa chọn trên màn hình và lưu tạm chúng vào bộđệm Clipboard.
– Copy (Ctrl+C): Lưu trữ tạm thời các đối tượng đã được lựa chọn trên màn hình vào bộđệm Clipboard.
– Paste (Ctrl+V): Đưa các đối tượng đang lưu trữ trong bộ đệm Clipboard ra vùng làm việc.
– Clear (Del): Xoá bỏ các đối tượng đã được lựa chọn.
– Select All(Ctrl+A): Đánh dấu lựa chọn tất cả các đối tượng.
– Replay Construction…: Xem lại toàn bộ quá trình dựng hình.
– Refresh Drawing(Ctrl+F): Lấy lại hoạ tiết của hình đã dựng.
– Show/Hide Attributes (F9): Hiện hay ẩn bảng lựa chọn thuộc tính các đối tượng. – Show Figure Description (F10): Ẩn hay hiện bảng liệt kê các thao tác dựng hình đã thực hiện.
–Preferences...: Khai báo lựa chọn các tham số hệ thống như lựa chọn mầu đối tượng, chế độ hiển thị, font chữ hệ thống, dạng phương trình... (hình 3.7).
Hình 3.7
Nếu muốn thay đổi các thuộc tính của đối tượng nào đó thì cần phải khai báo, lựa chọn trong danh sách các mẫu sẵn có, rồi bấm chuột vào ô: [x] Keep as defaults. Nếu muốn lưu trữ cấu hình bấm chọn lệnh Save to file.
– Language...: Lựa chọn ngôn ngữ hiển thị. Sẽ có nhiều lựa chọn như tiếng Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch... ta cần bấm chuột vào ngôn ngữ cần sử dụng.
– Font…: Lựa chọn kiểu chữ cho đối tượng đang được lựa chọn.
– Begin recording... (F2): Bắt đầu ghi lại chuỗi các thao tác vẽ, dựng hình... và lưu trữ dưới dạng tệp tin trong thư mục riêng.
– Stop playing/ Read a session (F4): Kết thúc quá trình ghi hay đọc một recording đã có (khi đó ta có thể xem lại các bước dựng hình đã được ghi).
– Previous (F6): Chuyển về thao tác trước đó. – Next (F7): Chuyển đến thao tác tiếp theo.
– Print a session… (F5): Ghi nội dung recording ra file.
•Nhóm chức năng Window
Hệ thống gồm các lệnh dùng để bố trí sắp xếp các cửa sổ theo kiểu dàn ngang hay lợp ngói, hoặc đóng các cửa sổđang mở.
•Chức năng Help
Hình 3.9
Nếu bật chức năng Help, khi ta chỉ chuột vào công cụ nào thì phía dưới cửa sổ sẽ hiện lên chức năng của công cụđó (hình 3.9).