Giải pháp về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu và thương mại Haneco (Trang 58)

b. Đối với thị trường nước ngoà

3.2.2. Giải pháp về phía Nhà nước

Công ty là một thực thể trong nền kinh tế, hoạt động trong môi trường kinh doanh nhất định bao gồm môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp nhất định của mỗi quốc gia. Công ty chịu sự tác động mạnh mẽ và bị chi phối bởi các yếu tố môi trường vĩ mô này, chẳng hạn với môi trường luật pháp, nếu không nhất quán và ổn định sẽ tác động trực tiếp đến công ty trong việc tham gia hoạt động nhập khẩu. Ta nhận thấy rõ hơn về luật thuế xuất nhập khẩu tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu về mặt giá cả. Đó là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Sau đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt hiệu quả.

- Xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin về thị trường Nhà nước nên xây dựng một hệ thống thông tin về thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật và cung cấp thông

tin cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp theo sát được các biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và chăn nuôi. Cần phải mở rộng thêm nhiều hơn nữa các văn phòng đại diện tại nước ngoài để phục vụ cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trong nước, nhất là tại các trung tâm kinh tế như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu và một số nước ASEAN... Cần phải hỗ trợ và phát huy vai trò của các tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước trên thế giới.

- Nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nhập khẩu Trong lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế ở Việt Nam, quá trình giao nhận, vận chuyển đa phần là ở các cảng biển, cảng sông. Mặc dù vậy, hệ thống cảng biển, cảng sông hiện nay còn quá yếu kém, không thể phục vụ tốt cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ cũng rất nỗ lực trong việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường sá, cầu cống, kênh thông tin liên lạc... Tuy nhiên, việc xây dựng các cảng biển, cảng sông phục vụ cho giao thông vận tải đường biển vẫn chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chưa có các dự án lớn nhằm xây dựng, củng cố đội ngũ tàu buôn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, trong tương lai Chính phủ nên quan tâm, đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là cho ngành vận tải đường biển. Đây cũng là một yếu tố nhằm thúc đẩy và phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu của công ty nói riêng.

- Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhập khẩu theo hướng đơn giản và, thông thoáng hơn và phù hợp với thị trường.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện cơ chế nhập khẩu nhưng hiện nay vẫn còn nhiều cơ quan có quyền quản lý đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, bên cạnh đó các thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà và phức tạp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhập khẩu hàng hoá các loại nói chung ở nước ta, hệ thống các chính sách và quy định nhập khẩu phải được đổi mới và hoàn thiện hơn. Cụ thể là:

+ Hệ thống các văn bản pháp lý, quy định phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động nhập khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các công ty nhập khẩu, tránh tình trạng khuyến khích nhập khẩu một mặt hàng nào đó mà bỏ quên các mặt hàng khác.

+ Hoàn thiện cơ chế quản lý nhập khẩu: Trên thực tế cơ chế quản lý nhập khẩu của nước ta còn một số vấn đề bất cập không thích hợp với những diễn biến của hoạt động nhập khẩu làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và đòi hỏi phải được giải quyết. Về lâu dài, các quy định về nhập khẩu hiện hành phải được bổ sung và sửa đổi tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu diễn ra thuận lợi.

- Thay đổi các chính sách về tỷ giá và quản lý ngoại tệ của Chính phủ

Hiện nay, chính sách quản lý ngoại tệ và chính sách kiểm soát tỷ giá của Chính phủ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động nhập khẩu của công ty, khiến cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động ngoại tệ phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán các hợp đồng nhập khẩu. Chính phủ nên có chính sách thông thoáng hơn trong việc quản lý ngoại tệ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoặc nếu không Chính phủ nên xem xét lại thủ tục xin mua ngoại tệ từ ngân hàng phục vụ cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp sao cho các thủ tục này trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn... Bên cạnh đó, các chính sách kiểm soát tỷ giá cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động nhập khẩu của công ty. Trong những năm gần đây tỷ giá giữa đồng USD và VND luôn biến động và ngày càng hạn chế hoạt động nhập khẩu của công ty. Vì vậy Chính phủ cần phải có một chính sách về tỷ giá hối đoái linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thị trường trong và ngoài nước. Một chính sách về tỷ giá linh hoạt là một chính sách luôn giữ cho kim ngạch xuất khẩu có thể cân bằng với kim ngạch nhập khẩu tránh tình trạng nhập siêu trong mọi biến động giá cả ở cả thị trường nội địa và thị trường thế giới.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu

Chính phủ nên có các giải pháp hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu nói riêng, thêm vào đó có thể làm tăng quy mô của các doanh nghiệp sản xuất khuyến khích cho nhu cầu của họ đối với các loại nguyên liệu nhập khẩu của công ty tăng lên. Mặt khác, đối với những hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu có giá trị lớn, Chính phủ phải có sự hỗ trợ về mọi mặt như giảm thuế nhập khẩu, ưu đãi về hạn ngạch, thủ tục. Nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thực hiện chính sách một cửa, một dấu, bổ sung những người có năng lực chuyên môn cho công việc nhập khẩu. Nhà nước cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Các quy định, nghị định, thông tư phải được thống nhất từ trên xuống dưới.

- Về chính sách thuế - đặc biệt là chính sách nhập khẩu

Để bảo hộ nền sản xuất trong nước và tăng nguồn thu cho ngân sách, Chính phủ đã nâng cao mức thuế đánh vào các hàng hoá nhập khẩu, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Riêng đối với công ty thì Chính phủ nên chăng có sự ưu đãi và giảm mức thuế nhập khẩu đối với các hàng hoá nhập khẩu của công ty vì hàng hoá nhập khẩu của công ty chủ yếu là những nguyên liệu sản xuất mà trong nước không có.Đồng thời để tạo điều kiện cho việc tính thuế, Nhà nước cần phải quy định cụ thể, chính xác tên hàng, Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch hay bằng giấy phép để Công ty làm cơ sơ ký kết hợp đồng và khai báo hải quan, tính thuế. Khi có sự thay đổi trong chính sách thuế cần báo cho Công ty biết trước từ 3 đến 6 tháng để công ty kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình.

Trên đây là một số các kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt ra của Công ty trong những năm tới. Nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính vì vậy mà hầu hết các hoạt động kinh tế đều nằm dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của Nhà nước. Hoạt động nhập khẩu vì thế cũng không nằm ngoài sự quản lý đó. Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu muốn đạt kết quả cao thì không những đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi chính phủ phải ban hành các chính sách, chế độ trong điều hành nhập khẩu một cách hợp lý.

KẾT LUẬN

Mỗi quốc gia muốn hoà mình vào tiến trình hội nhập khu vực và thế giới thì nền kinh tế sẽ không thể tách rời hoạt động nhập khẩu. Đối với nền kinh tế quốc dân hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, làm đa dạng hoá mặt hàng và tạo động lực để phát triển sản xuất trong nước. Đồng thời, nhập khẩu sẽ xoá bỏ tình trạng độc quyền trên thế giới, phá vỡ nền kinh tế đóng cũng như tạo ra sự cân đối cho nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để nhập khẩu đạt kết quả cao thì cả Công ty và Nhà nước đều phải cố gắng.

Công ty Haneco là một trong ít các doanh nghiệp thực hiện tốt việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn không ngừng vươn lên, đổi mới trong hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển. Việc đưa ra giải pháp để hoàn thiện quản lý hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn cho chăn nuôi trên đây chỉ là một đóng góp nhỏ của cá nhân em để giúp cho Công ty Haneco tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn trong tương lai.

Do thời gian thực tập tại Công ty Haneco không nhiều nên chuyên đề của em không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được sự chỉ đạo và hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Hải Hà cùng các bác, các cô chú, anh chị trong phòng xuất nhập khẩu và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu và thương mại Haneco (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w