3.1. Đánh giá xu hướng nhu cầu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu và biến động của thị trường khẩu và biến động của thị trường
Xu hướng nhu cầu nguyên liệu sản xuất thức ăn cho chăn nuôi có xét đến phát triển của các năm và dự báo sự phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 và 2020. Theo Tổng cục thống kê thì giai đoạn 5 năm 2001-2005 nền kinh tế nước ta có tốc độ phát triển khá cao, GDP tăng bình quân gần 7,5%/năm, giai đoạn 2006- 2010 GDP tăng bình quân 7,5-8%, gấp 2,1 lần so với năm 2000. Như vậy, trong giai đoạn 2006-2010, xu hướng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi ở mức bình quân 10-11%/năm. Hiện nay ngành TĂCN phải nhập tới 60% nguyên liệu sản xuất, chủ yếu là khô đậu nành, ngô hạt, lúa mì; các khoáng chất, chất phụ gia, tạo mùi… Ngô là loại nông sản dễ trồng thì Việt Nam cũng phải nhập đến 50%. Dự kiến, ngành TĂCN trong nước nhập 8,5 – 9 triệu tấn và nguyên liệu tăng ít nhất 10,4% so với năm 2010 để đảm bảo mục tiêu đạt sản lượng 12 triệu tấn thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và 2,5 triệu tấn thức ăn ngành thuỷ sản. Theo tình hình biến động thị trường hiện nay, nhập khẩu nhiều đã là khó khăn thì giá nguyên liệu tăng không ngừng, kết hợp với tỷ giá, giá xăng dầu và cước vận tải đồng loạt tăng lại càng thêm khó khăn cho Công ty. Giá nguyên liệu TĂCN trên thị trường thế giới và trong nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, do nhu cầu mạnh trong khi nguồn cung lại hạn chế, thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ không có cơ hội đón nhận một lượng lớn nguồn cung trong nước. Hơn nữa, diện tích canh tác nhiều ngũ cốc như ngô, sắn, khoai lang... tại các địa phương khu vực phía Tây Bắc và Nam Trung Bộ đang phải đối mặt với tình trạng bị thu hẹp trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đô thị hóa tăng nhanh và dịch bệnh phát triển.
Kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Công ty trong thời gian tới: Do thị trường nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay có nhiều biến động, Công ty sẽ căn cứ vào sự biến động thực tế của thị trường nguyên liệu trong nước và thế giới để có những kế hoạch ngắn hạn cụ thể. Tuy nhiên, Công ty cũng chủ động trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới là đầu tư nghiên cứu thị trường, duy trì các khách hàng truyền thống như Ấn Độ, Trung Quốc, Argentina… nhưng cũng đồng thời tìm thêm khách hàng mới, đa dạng hoá thị trường và khách hàng nhập khẩu. Trong thời gian tới, Công ty đang có xu hướng chuyển sang chế độ Công ty Cổ phần, nên dự tính lợi nhuận thu được đạt 2 tỷ VNĐ.
3.2. Những biện pháp chủ yếu để hoàn thiện quản lý hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Haneco nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Haneco
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung cũng như hoạt động nhập khẩu nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn đem lại uy tín cho Công ty, tạo nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Tuy nhiên, việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài không phải là một công việc dễ dàng. Vì vậy, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và thương mại Haneco muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng. Để có được sự đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả này đòi hởi phải có sự nỗ lực từ phía Công ty cũng như sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Nhà nước. Sau đây là một số biện pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ở Công ty Haneco:
3.2.1. Các giải pháp về phía Công ty
3.2.1.1. Giải pháp về vốn
Trong cơ chế thị trường việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng như mọi hàng hoá khác đều tính theo giá cả quốc tế và thanh toán bằng ngoại tệ tự do, không bị ràng buộc với các Nghị định thư. Do vậy, các hợp đồng nhập khẩu đều phải dựa trên lợi ích và hiệu quả kinh tế để quyết định có thực hiện hay không. Muốn có được hiệu quả kinh tế thì sử dụng vốn phải có hiệu quả cao. Đây là yêu cầu cấp bách trong điều kiện nhu cầu nhập khẩu cao trong khi vốn nhập khẩu lại eo hẹp. Để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao thì công ty phải làm tốt công tác quản lý vốn. Cụ thể Công ty cần:
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tín dụng ngoại hối của Nhà nước mà trước tiên là hoàn thành các loại thuế phải nộp.
- Tính toán các khả năng lỗ, lãi, thời gian thu hồi vốn trong kinh doanh cũng như dự tính trước những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.
- Kết hợp chặt chẽ sự vận động của vốn và hàng hoá, vốn trong kinh doanh gồm vốn cố định và vốn lưu động. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có nghĩa là nâng cao hiệu quả sử dụng cả vốn lưu động và vốn cố định. Là một Công ty thương mại đơn thuần nên lượng vốn lưu động trong kinh doanh của Haneco khá lớn. Chính vì vậy, nếu Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh sẽ tăng lên. Đối với loại vốn này, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Tăng nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá để không cần tăng thêm lượng vốn lưu động mà hiệu quả sử dụng vốn lại tăng lên. Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh được tình trạng ứ đọng vốn hay dây dưa trong thanh toán tiền hàng.
+ Tận dụng vốn của chủ đầu tư trong nhập khẩu uỷ thác bằng cách yêu cầu họ chuyển tiền đúng hạn. Như vậy sẽ tiết kiệm vốn của Công ty vào các dự án nhập khẩu tự doanh. Tuy nhiên không nên yêu cầu chủ đầu tư phải đặt cọc khoản tiền lớn để thực hiện hợp đồng. Với những bạn hàng quen thuộc, Công ty có thể sử dụng vốn của mình ứng ra để thực hiện hợp đồng sau đó mới yêu cầu bạn hàng thanh toán. Như vậy, Công ty sẽ tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu để tăng nhanh lượng vốn lưu động phục vụ nhập khẩu. Ngoài ra còn phải quản lý tốt lượng hàng dự trữ thanh lý kịp thời hàng ứ đọng, hàng tồn kho để giải phóng vốn. Nguồn vốn lưu động của Công ty hiện nay gồm vốn tự có, vốn đi vay, vốn liên doanh, liên kết. Nhưng để nhập khẩu có hiệu quả trong khi vốn tự có ít thì Công ty nên vay các ngân hàng, các tổ chức tài chính với lãi suất ưu đãi.
+ Vốn cố định của Công ty Haneco không nhiều, chỉ chiếm khoảng 25% tổng số vốn kinh doanh, một tỷ lệ hợp lý đối với một công ty thương mại.
Chính vì vậy Công ty cần:
+ Tăng tỷ trọng tài sản cố định được sử dụng trong kinh doanh, giảm tỷ trọng tài sản cố định chờ thanh lý.
- Thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng vốn để kịp thời đề ra các phương án đối phó thích hợp.
- Thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất đối với quá trình sử dụng vốn.
- Khi bỏ vốn ra kinh doanh phải xây dựng được các phương án kinh doanh để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao.
3.2.1.2. Giải pháp về thị trường
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt là việc nhập khẩu, việc nắm vững thị trường là rất quan trọng. Chính vì vậy, Công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó đáp ứng tối đa nhu cầu này. Có như vậy Công ty mới mở rộng được thị trường và kinh doanh có lãi.
Là một Công ty xuất nhập khẩu nên Haneco phải nghiên cứu cả hai thị trường trong và ngoài nước.
a. Với thị trường trong nước
Công ty cần chú trọng hơn nữa để phát hiện được các nhu cầu của các doanh nghiệp. Cụ thể phải nghiên cứu để biết được khách hàng sẽ cần loại nguyên liệu nào, quy cách phẩm chất ra sao, thông số kỹ thuật như thế nào...Ngoài ra cần nắm được thông tin về tình hình cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu, doanh nghiệp nào đã nhập, đang nhập và sẽ nhập nguyên liệu đó. Cũng cần hiểu rõ chính sách của Nhà nước có liên quan đến nhập khẩu nguyên liệu, về hệ thống tài chính tiền tệ và đặc biệt là biểu thuế về các chi tiết chính của từng loại nguyên liệu.