4. Phân tích công tác tổ chức xúc tiến, yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
4.5. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác
Quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác là hoạt động xúc tiến cũng có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm công ty. Mặc dù với nguồn ngân sách nhỏ bé song Công ty dành nguồn quỹ nhất định để ủng hộ các gia đình chính sách trên địa bàn Công ty đặt trụ sở giao dịch, sản xuất; ủng hộ đồng bào lũ lụt; ủng hộ các quỹ từ thiện...Đồng thời Công ty cũng tham gia các hội nghị khách hàng, hiệp hội kinh doanh do bộ Thương mại, chính phủ tổ chức..
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 3.1 Nhân tố chủ quan.
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc yếu tố bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty. Bởi vậy mà nó được coi là các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của Công ty.
3.1.1 Khả năng về tài chính của công ty Đức Phát.
Khi mới thành lập tổng vốn đầu tư của công ty Đức Phát mới chỉ dừng lại ở con số là 3 tỷ đồng, với mức vốn này công phải cân nhắc đắn đo rất kỹ càng trước những quyết định mua sắm máy móc thiết bị vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp. Xác định nếu có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Tiềm lực mạnh về tài chính đó là thuận lợi và nó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, vì thế sau lăn năm hoạt động kinh doanh công ty đã tăng thêm nguồn vốn
đầu tư cho tới giờ nguồn vốn đó đã lên tới 6.5 tỷ đồng, với nguồn vốn tăng thêm công ty đã đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ lao động chất lượng hơn dẫn đến làm giảm chi phí trên sản phẩm giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn.
Như vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển.
3.1.2. Nguồn lực vật chất kỹ thuật của công ty Đức Phát.
Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp đối với thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai thác trong quá trình hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Bởi vì: trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cho nên ngay từ đâu khi mới thành lập doanh nghiệp Đức Phát đã chú trọng tới máy móc thiết bị, những máy móc hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động giảm chi phí giá thành trên sản phẩm, giảm bớt được khâu kiểm tra về chất lượng hàng hoá. Vì thế sẽ giảm được nhiều khoản chi phí dẫn tới giảm giá thành sản phẩm , nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và vị thế của công ty .
3.1.3Nguồn nhân lực của công ty Đức Phát.
Tiềm lực con người là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công trong kinh doanh. Tiềm lực con người của doanh nghiệp thể hiện khả năng ở tất cả cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp tạo thành sức mạnh tổng thể của doanh nghiệp.
Sau vài năm thành lập công ty đã gặp phải cuộc đại suy giảm kinh tế toàn cầu . cuộc suy giảm kinh tế này ảnh hưởng tới mọi nền kinh tế nhất là những công ty mới thành lập như Đức Phát, nhưng với tài năng của Ban lãnh đạo, sự nháy bén linh hoạt của đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tiêu thụ sản phẩm đã tạo môi trường lớn, làm tăng khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm. Nên công ty không những vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế và ngày càng phát triển hơn.
Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thể hiện thông qua khả năng bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có. Tuy nó có thể được hình thành một cách tự nhiên nhưng nhìn chung nó cần được tạo dựng một cách có ý thức và thông qua mục tiêu và chiến lược cụ thể.
Tiềm lực của doanh nghiệp bao gồm:
* Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này cho phép doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn.
* Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm.
* Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.
3.2. Nhân tố khách quan.
Là hệ thống toàn bộ các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, có liên quan và ảnh hưởng đến quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố khách quan bao gồm:
3.2.1. Nhà cung cấp
Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh Michael Porter thì nhà cung cấp là một trong những nhân tố gây áp lực lớn cho doanh nghiệp . Nhà cung ứng có thể tạo ra các sức ép cho doanh nghiệp như là sức ép về giá, chậm trễ trong viêc giao nguyên vật liệu, xác định được như vậy nên trong quá trình lựa chọn nhà cung ứng cho công ty công ty đã phải lựa chọn rất kỹ càng trước khi quyết định đâu là nhà cung ứng cho công ty mình
Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, Đức Phát đã tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với phương châm là đa dạng hoá các nguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc “không bỏ tiền vào một ống”. Mặt khác trong quan hệ này doanh nghiệp cũng đã tìm cho mình một số nhà cung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy. Như vậy doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài
với các nhà cung cấp để họ cung cấp đúng, đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng.
3.2.2. Khách hàng
Khách hàng của Công ty Đức Phát là những doanh nghiệp, và các đơn vị xây lắp, là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp các doanh nghiệp và các đơn vị xây lắp là những khách hàng quan trọng nhất, quyết định nhất đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp, các đơn vị xây lắp, các đại lý bán phụ kiện điện … Họ thường mua với số lượng tương đối lớn cho lên khách hàng này có nhiều sức ép tới doanh nghiệp cho nên công ty phải có nhiều biện pháp đề thỏa mãn tương đối nhu cầu của khách hàng, và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Điều đó chứng tỏ yếu tố khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
3.2.3 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì các doanh nghiệp phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh với rất nhiều đối thủ cạnh tranh . Như Đức Phát phải đối mặt với những doanh nghiệp như Công ty TNHH TM và ĐTXD GMC VN và còn những sản phẩm của nước ngoài nhập vào Việt Nam như sản phẩm của Trung Quốc . Sản phẩm của Trung Quốc với mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú và với mức giá phải chăng , đang chiếm ưu thế trên thị trường .
Do ngành phụ kiện điện đang được nhà nước khuyến khích sản xuất và ngành này sẽ đem lại lợi nhuận cao cho nên sẽ trong thời gian không xa sẽ xuất hiện thêm những đối thủ cạnh trang mới .
Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung
những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt nổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp nên đề phòng và lường trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trội lên các đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn so với các đối thủ .
4.2. Tồn tại.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế, có thể là do khách quan đưa lại nhưng cũng có thể là do chủ quan của bản thân Công ty. Những hạn chế này chính là nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng .
- Công ty chưa có phòng Marketing chuyên trách mà chỉ có phòng kinh doanh thị trường đảm nhận vài trò của hoạt động nghiên cứu thị trường . Điều này làm giảm khả năng dự báo nhu cầu sản phẩm, khả năng nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm và thị trường của công ty.
-Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế Công ty mới chỉ dừng lại ở chỗ cung cấp cho các đại lý và các cửa hàng bán các phụ kiện điện, và các đơn vị xây lắp nhỏ lẻ mà chưa thâm nhập vào các khách hàng lớn như các đơn vị xây lắp công trình lớn, Chủ đầu tư dự án , cơ quan quản lý điện lực…
-Trình độ của nhân viên thị trường còn hạn chế về năng lực chào hàng cũng như khả năng thâm nhập vào trị trường .
- Trong sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất hoặc việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên ngành, của cán bộ quản lý không thường xuyên, không chặt chẽ đã dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu. Do chưa có kỹ năng chủ động tìm kiếm bạn hàng nên Công ty gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguyên vật liệu để sản xuất.
- Công nghệ máy móc thiết bị của Công ty tuy được chú trọng đầu tư, song còn tồn tại một phần là những công nghệ lạc hậu của các nước phát triển. Điều này đã hạn chế một phần việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Mặc dù Công ty đã xây dựng cho mình chiến lược về mặt hàng nhưng các sản phẩm của Công ty chưa đảm bảo được sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã.
- Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn kho còn quá lớn do Công ty chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể. Chính sách phân phối chưa được chú trọng.
- Công tác nghiên cứu, thiết kế tạo mẫu chưa được quan tâm đúng mức để phù hợp với tốc độ phát triển và phát triển phục vụ cho ngành điện .- Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn hạn chế trong tiếp cận với phong cách quản lý mới.
- Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài phần vốn đã có Công ty còn phải vay thêm ngân hàng số vốn dùng trong dài hạn nên số tiền phải dùng để trả lãi suất rất lớn. Do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh đã phản ánh khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Đức Phát trong thời gian gần đây. Đánh giá được những thành tựu và những khó nhăn tồn tại của hoạt động này. Để từ đó có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
4.3 Nguyên nhân của tồn tại.
Hơn hai mươi năm đổi mới VN luôn chú trọng vào phát triển: Điện, Đường, Trường, Trại . Trong đó Điện được xác định là phải đi trước 1 bước để phục vụ cho những ngành còn lại phá triển theo. Vì thế cho nên ngành điện luôn được ưu tiên phát triển và có nhiều chính sách ưu đãi với các lĩnh vực liên quan tới phát triền ngành điện trong đó có lĩnh vực phụ kiện mà Công ty Đức Phát cung cấp. Đây là cơ hội lớn cho ngành cho ngành điện và các thiết bị phụ kiện điện nói chung và của Công ty Đức Phát nói riêng xâm nhập vào thị trường công thêm chính sách khuyến khích sử dụng hàng trong nước sản xuất lại càng làm cho Đức Phát có cơ hội lớn mạnh.
- Mặt hàng phụ kiện cáp vặn xoắn là một trong những mặt hàng nhà nước khuyến khích sản xuất trong nước và tiêu dùng hàng trong nước . Vì vậy Công ty được hưởng rất nhiều ưu đãi từ phía nhà nước nhằm đẩy mạnh sản xuất .
Cơ chế chính sách của nhà nước càng ngày càng thông thoáng và linh hoạt hơn tạo điều kiện không chỉ những ngành điện, thiết bị điện mà còn các những ngành khác hoạt động được tốt hơn .
4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Là một Công ty trẻ, mới được thành lập năm 2005 doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường cho nên doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách khi vươn mình ra đối chọi với một nền kinh tế năng động như Việt Nam. Tuy nhiên Công ty đã hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế đó. Công ty đã đạt được những kết quả này là nhờ phần lớn vào vai trò của ban lãnh đạo Công ty, họ là những người đứng đầu có uy tín và trách nhiệm đối với sự sống còn của Công ty, cùng với đội ngũ nhân viên có tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm đối với công việc chung. Chính điều đó đã tạo nên bầu không khí làm việc thân tình cởi mở dựa trên những nguyên tắc Công ty đề ra. Bộ máy của Công ty được sắp xếp đảm bảo có đủ các phòng ban, được bố trí hợp lý tránh sự cồng kềnh và chồng chéo trong môi công việc. Ban lãnh đạo Công ty đã có kế hoạch và chế độ khen thưởng và kỷ luật với những người có công việc vi
phạm quy tắc của Công ty, vi phạm chuẩn mực xã hội. Mặt khác đặc điểm của mặt hàng kẹp cáp điện không những cần đạt chỉ tiêu về chất lượng mà còn đúng về tiêu chuẩn hóa, về mẫu mã chủng loại. Do nắm bắt được kịp thời, nhanh nhạy nhu cầu và sự biến động của thị trường, Công ty Đức Phát đã đa dạng hoá nhiều mặt hàng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó nhờ sự giúp đỡ to lớn, sự quan tâm trực tiếp của Tổng Công ty Thiết Bị Điện Việt Nam tạo điều kiện cho Công ty Đức Phát trong việc giao lưu, đặt quan hệ hợp tác với nhiều bạn hàng để Công ty có thêm nguồn thông tin kịp thời và chính xác nên Công ty có sự chủ động và kịp thời đưa ra được những biện pháp tốt nhất để đối phó với các tình huống kinh doanh xảy ra.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
I. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và nước ngoài như hiện hay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hư- ớng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị, của đất