Khi xác định mục tiêu giáo dục cần xuất phát từ định hướng chung, và từ cấp độ vận dụng.

Một phần của tài liệu Nhung nguyen ly co ban cua giao duc hoc (Trang 32 - 34)

chung, và từ cấp độ vận dụng.

•Mục tiêu phát triển tổng quát (vĩ mơ) trước hết tập trung và việc khơng ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng xây dựng một xã hội “dân giàu nước mạnh xã hội cơng bằng văn minh “. Từ xưa đến nay các nền văn minh, các giai đoạn phát triển của xã hội nĩi chung trước tiên phải dựa trên “mặt bằng dân trí “, dựa trên trình độ học vấn chung của con người. Vì vậy, cần giáo dục sự tiếp thu cĩ hướng dẫn những kĩ năng quan sát và ứng dụng. Đối với tồn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, những điều trên vừa cĩ ý nghĩa nguyên tắc vừa cĩ ý nghĩa thực tiễn khi áp dụng các luận điểm

•Mục tiêu phát triển nhân cách: khi áp dụng mục tiêu chung để xác định mục tiêu của cấp học, xác định yêu cầu về nội dung phương pháp và tổ chức thực hiện, phải huy động mọi yếu tố trong hệ thống nhằm gĩp phần tạo nên con người cĩ trí tuệ cao, cĩ thể chất khỏe mạnh, cân đối, cường tráng, nội tâm phong phú. Như vậy, thơng qua quá trình giáo dục, nhân cách của con người được phát triển khơng ngừng. Phương pháp giáo dục cĩ hiệu quả là tổ chức cho trẻ hoạt động (học tập, vui chơi, lao động, giao tiếp, sinh hoạt xã hội, v.v…). Qua đĩ trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm sống, cách thức hoạt động chiếm lĩnh nền văn hĩa của dân tộc để phát triển nhân cách.

•Để thực sự thúc đẩy sự phát triển cơng tác giáo dục, chúng ta phải đi sâu nghiên cứu mục tiêu phát triển cụ thể của các bậc học như bậc tiểu học, trung học, giáo dục chuyên nghiệp và đại học. Trong điều kiện lịch sử của nước ta, việc xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân phải bám sát mục tiêu chiến lược của sự phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và tương lai, phải kế thừa và phát huy được những thành tựu quý báu của nền giáo dục mới đã được xây dựng và phát triển từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.

•Theo tinh thần của Nghị quyết IV về giáo dục, việc đổi mới sự nghiệp giáo dục cần tập trung vào các tư tưởng lớn sau :

◦Mục tiêu chiến lược của hoạt động giáo dục nằm trong chiến lược chung của đất nước mà ở mọi ngành, mọi địa phương phải thực hiện vì nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

◦Mục tiêu giáo dục thể hiện tập trung nhất các yêu cầu xây dựng và phát triển nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu mới, năng động, thích ứng với sự phát triển vì sự tiến bộ xã hội.

Từ mục tiêu tổng quát của hệ thống cần quán triệt và vận dụng đúng đắn vào việc xây dựng mục tiêu của từng bộ phận, từng cấp học và ngành học, vào nội dung chương trình, sách giáo khoa ở từng mơn học, cấp học, đảm bảo giáo dục cho con người cĩ được kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu xã hội.

c. Để thực hiện đúng đắn mục tiêu giáo dục chung vào mục tiêu bộ phận của từng cấp học, từng hoạt động thực tiễn giáo dục nhằm thực hiện các yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, cần chú ý các vấn đề cơ bản sau :

•Về nhân tố con người : Là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phát triển, giữ vị trí trung tâm, quyết định đối với tồn bộ các nhân tố khác tạo nên sự phát triển chung.

•Về sự phát triển người : Con người vừa là một thực thể tự nhiên, được phát triển và tồn tại theo quy luật chung, trước hết về sinh học, nhưng nhân tố người lại do quá trình tương tác, hoạt động trong mơi trường xã hội do con người cĩ ý thức tạo nên. “Sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới” .

•Về nguồn lực người : Con người luơn luơn sáng tạo, khi trí tuệ và phẩm hạnh của con người được phát triển sẽ tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển sáng tạo ra các giá trị mới, các nguồn của cải phong phú…

Ba yếu tố trên giúp chúng ta cĩ cơ sở nhận thức đúng đắn để xác định mục tiêu, nội dung phương pháp để tổ chức quá trình giáo dục – đào tạo.

Một phần của tài liệu Nhung nguyen ly co ban cua giao duc hoc (Trang 32 - 34)