Hạch toántiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị (Trang 26)

Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động:

 Hình thức trả lương theo thời gian

 Hình thức trả lương theo sản phẩm

Công ty thực hiện tính lương cho cán bộ công nhân thuộc khối văn phòng như sau:

Tổng tiền lương = Thành tiền lương cơ bản + Lương theo thu nhập + Lương bổ sung

Trong đó:

Thành tiền lương cơ bản = [(Mức lương tối thiểu  Hệ số lương )/26]Số ngày công chế độ.

Lương theo thu nhập = Mức thu nhập theo quy định/26  Số ngày công thực tế. Lương bổ sung là tiền điện thoại, xăng xe, và một số phụ cấp khác mà người lao động được hưởng.

Đối với người lao động trực tiếp tham gia sản xuất và nhân viên tiếp thị, thì công ty thực hiện tính lương theo sản phẩm:

Tiền lương sản phẩm = Khối lượng SP, công việc hoàn thành  Đơn giá tiền lương.

Bảng thanh toán lương của từng phòng ban

Bảng thanh toán lương tại tổ SX Bảng chấm công và các chứng từ có liên quan

Tổng hợp lương phân xưởng

Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Tổng hợp lương khối văn phòng

Ngoài ra công ty có áp dụng các loại phụ cấp theo quy định của Nhà nước như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ và các khoản tiền thưởng vào dịp lễ, Tết… để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động.

Công ty thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định của Nhà nước:

- BHXH: 24% trên quỹ tiền lương cơ bản, trong đó doanh nghiệp chịu 17%, người lao động chịu 7%.

- BHYT: 4,5% trên quỹ tiền lương cơ bản, trong đó doanh nghiệp chịu 3%, còn người lao động chịu 1,5%

- BHTN: 2% trên quỹ tiền lương cơ bản, trong đó doanh nghiệp chịu 1%, người lao động chịu 1%

- KPCĐ: 2% trên quỹ tiền lương thực tế và phụ cấp, doanh nghiệp chịu hết.

Chứng từ sử dụng

Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Công ty sử dụng các chứng từ như Bảng chấm công ở PXSX, Bảng chấm công khối văn phòng, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng thanh toán lương các bộ phận, Giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản hưởng BHXH,…

Hình 1.7 Trình tự luân chuyển chứng từ hạch toán tiền lương

Định kỳ, hàng tháng căn cứ vào Bảng chấm công và các chứng từ liên quan như: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành,… Nhân viên thống kê tại phân xưởng tiến hành tính tiền lương theo sản phẩm cho công nhân tại các tổ, sau đó lập Bảng thanh toán lương cho từng tổ. Từ đó tập hợp các tổ lại để tổng hợp lương tại phân xưởng mình và tổng hợp chứng từ chuyển lên cho cán bộ tiền lương ở phòng tổ chức. Còn cán bộ tiền lương ở phòng tổ chức lập Bảng thanh toán lương cho các phòng ban và quản đốc tại phân xưởng. Sau đó tập hợp toàn bộ Bảng thanh toán lương khối văn phòng để lập Bảng tổng hợp lương khối văn phòng. Các chứng từ sau khi được tổng hợp lên phòng tổ chức hành chính sẽ được nhân viên kiểm tra xem xét, đem đi ký duyệt và gửi lên phòng kế toán để kế toán thực hiện lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, đồng thời thanh toán lương, lên sổ sách, lập bảng trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

Tài khoản sử dụng: TK 138, 141, 111, 112, 3335, 334, 338, 622, 627, 641, 642, 3531.

TK138,141,3335… TK 334 TK 622

Khấu trừ vào lương khoản Tính lương phải trả cho bắt nồi thường, tạm ứng, công nhân trực tiếp SX

thuế TNCN

TK 3382,3,4,9 TK 627, 641, 642

Khấu trừ vào lương Tính tiền lương phải trả người BHXH, BHYT,BHTN,KPCĐ lao động các bộ phận khác

TK 111, 112 TK 3531

Chi tiền trả lương Tính tiền thưởng phải trả người lao động

Hình 1.8 Sơ đồ kế toán tiền lương phải trả cho người lao động

TK 334 TK338 (3382,3383,3384,3389) TK622,627,641,642 BHXH phải trả cho người trích BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ

lao động trong kỳ do DN chịu tính vào chi phí

TK 111,112 TK 334

Sử dụng quỹ BHXH, BHYT, Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ BHTN, KPCĐ nộp quỹ cho trừ vào thu nhập người lao động cơ quan bảo hiểm

Hình 1.9 Sơ đồ kế toán các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị (Trang 26)