Để có căn cứ đánh giá và với sự góp ý của giáo viên trường THPT, chúng tôi đã tiến hành soạn thảo và tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra với thời gian 25 phút sau khi kết thúc bài học Sử dụng sơ đồ tư duy để giải các bài toán cực trị phần điện xoay chiều vật lí lớp 12 nâng cao. Bài kiểm tra có tác dụng một lần nữa kiểm định lại những khó khăn, sai lầm của học sinh mà đề tài tìm hiểu trước đó, đông thời đó là căn cứ để đánh giá năng lực tư duy vật lý hay giải toán vật lí, và tính sáng tạo của học sinh (Đề và đáp án bài kiểm tra đã được trình bày ở phần phụ lục).
*Phân tích số liệu
* Thống kê kết quả bài kiểm tra:
Bảng 3.1. Bảng tần suất điểm lớp đối chứng
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 2 1 2.0 2.0 2.0 3 1 2.0 2.0 4.0 4 2 4.0 4.0 8.0 5 1 2.0 2.0 10.0 6 7 14.0 14.0 24.0 7 17 34.0 34.0 58.0 8 19 38.0 38.0 96.0 9 2 4.0 4.0 100.0 Total 50 100.0 100.0
Bảng 3.2. Bảng tần suất điểm lớp thực nghiệm
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 5 2 3.7 3.7 3.7 6 10 18.5 18.5 22.2 7 6 11.1 11.1 33.3 8 19 35.2 35.2 68.5 9 17 31.5 31.5 100.0 Total 54 100.0 100.0
Hình 3.2. Đồ thị tần suất điểm số thực nghiệm sƣ phạm
Từ bảng 3.1, chúng tôi vẽ đường cong tần suất của hai lớp đối chứng và thực nghiệm trên hình 3.1. Trong đó, trục tung chỉ số học sinh đạt điểm xi, trục hoành chỉ điểm số.
Nhìn biểu đồ, có thể thấy ngay: Điểm của lớp thực nghiệm với điểm số 2,3,4 ít hớn lớp đối chứng; điểm 8, 9 lớp thực nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng.
Như vậy với đối tượng học sinh như nhau, kết quả kiểm tra đã cho thấy chất lượng của bài dạy ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với ở lớp đối chứng. * Kiểm định sự khác nhau của các trung bình cộng (từ tổng thể chung có phương sai khác nhau)
Để khẳng định chắc chắn sự khác biệt này, nhóm tiến hành thực hiện kiểm định thống kê T-test về sự sai khác giá trị trung bình điểm số của các lớp bằng phần mềm SPSS
Bảng 3.3. Các thông số thông kê mô tả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
nhom N Mean Std. Deviation Std. Error Mean KTA Thuc nghiem 54 7.722 1.2040 .1638
Bảng 3.4. Kiểm định sự khác nhau của các trung bình cộng - Independent Samples Test
Levene's Test for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper KTA Equal variances
assumed .087 .768 2.897 102 .005 .7422 .2562 .2341 1.2504 Equal variances
not assumed 2.880 96.827 .005 .7422 .2577 .2307 1.2538
Nhận xét:
- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm (7,72) cao hơn lớp đối chứng (6,98), Phép kiểm định Independent Samples Test trên phần mềm SPSS cho thấy các hệ số có ý nghĩa đều dưới 0.05 (Thỏa mãn giá trị cho phép). Do vậy, có thể khẳng định sự sai khác trên là có ý nghĩa chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp đã đề xuất có hiệu quả tốt hơn phương pháp dạy học thông thường.
- Từ bảng 3.2 cho thấy độ lệch chuẩn (Std. Deviation) giá trị điểm số của lớp thực nghiệm (1.2040) nhỏ hơn lớp đối chứng (1.4068) nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp đối chứng là nhỏ hơn lớp thực nghiệm.
Quá trình thực nghiệm cũng cho thấy, đối với lớp thực nghiệm, sự phân hoá trong học sinh rõ ràng hơn. Những học sinh có thái độ tích cực và trách nhiệm cao trong quá trình học tập của mình thì đạt điểm cao, số lượng học sinh này nhiều hơn ở lớp đồi chứng (học theo phương pháp thông thường). Ngược lại, những học sinh ít có tinh thần trách nhiệm với tiến trình học tập của mình thì đạt điểm rất thấp, số lượng học sinh này ở lớp thực nghiệm lại nhiều hơn lớp đối chứng.
Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm đã tạo ra sự tranh luận sôi nổi trong quá trình học tập, học sinh có cơ hội bộc lộ những quan điểm, ý kiến của mình, đồng thời đem lại sự tự tin trong học tập của học sinh.
Phân tích kết quả và xem xét quá trình thực nghiệm cho thấy, kết quả cao như vậy phần nào nói lên mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Tuy nhiên kết quả cao (ngay cả đối với HS không nổi trội trong lớp ) là do công tác coi kiểm tra chưa chặt chẽ. Do đó kết quả bài kiểm tra cũng chưa thực sự chứng minh được hiệu quả của trong đó có sử dụng Sơ đồ tư duy
Tuy nhiên, sau giờ học chúng tôi tiến hành kiểm tra kiến thức của HS bằng một số câu hỏi áp dụng bài học, HS ở lớp thực nghiệm hoàn thành bài tập nhanh hơn so với lớp đối chứng các em còn lung túng và hoàn thành bài tập chậm hơn nhiều chưa bằng lớp thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ HS ở lớp thực nghiệm đã thực sự hiểu sâu sắc, nắm vững kiến thức,phương pháp giải bài toán bằng sơ đồ tư duy hay bài toán tìm cực trị trong điện xoay chiều bằng cách này, và khả năng vận dụng kiến thức cao hơn so với lớp đối chứng. Từ đó có thể đánh giá phương pháp dạy học nói chung và dạy bài tập nói riêng bằng sơ đồ tư duy đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
Như vậy, tổng hợp kết quả thực nghiệm trên tất cả các phương diện: trao đổi ý kiến với GV và HS, quan sát phân tích giờ giảng, kết quả kiểm tra học sinh ta có thể kết luận rằng, Sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học vật lý nói chung và dạy bài tập vật lí nói riêng đã tạo hứng thú học tập cho HS, HS tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy học.Hơn thế nữa với cách dạy học này học sinh thấy thoải mái hơn,tự tin hơn, ….
Qua một số tiết dạy thực nghiệm, với số lượng học sinh không nhiều, chưa đủ để khẳng định hoàn toàn kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như chưa đủ để thẩm định tính ưu việt, hiệu quả của phương pháp dạy học đã đề xuất. Tuy nhiên với những kết quả bước đầu thu được có thể thấy được phần nào hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và trong giờ bài tập nói riêng, giúp học sinh phát triển hứng thú học tập, phát huy tư duy tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng quá trình dạy học.
Ngoài ra, qua quá trình thực nghiệm tôi cũng rút ra những kinh nghiệm:
- Để các giờ học lôi cuốn HS tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề, tích cực phát triển tư duy sáng tạo, tham gia thảo luận giải quyết vấn đề học tập thì GV phải có sự chuẩn bị chu đáo bài giảng và các phương tiện hỗ trợ.
- Dạy học trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên việc triển khai kĩ thuật dạy học này lại đòi hỏi mất nhiều thời gian và khả năng tổ chức hoạt động của người GV. GV phải tổ chức các hoạt động học tập của HS một cách logic, đảm bảo thời gian và lôi cuốn được sự tham gia của HS.
2.4. Kết luận chƣơng 3
Qua một số tiết học ít ỏi của quá trình thực nghiệm sư phạm với số lượng học sinh hạn chế, chưa đủ để khẳng định giá trị phổ biến của biện pháp chúng tôi nêu ra. Tuy nhiên, với những kết quả bước đầu thu được có thể chứng tỏ: Việc xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ việc học sinh giải bài tập, tổ chức thảo luận, hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm vụ mà các bài toán cực trị phần dòng điện xoay chiểu sẽ có tác dụng giúp học sinh nắm vững kiến thức; phát triển kĩ năng giải bài tập, tạo được sự hứng thú, óc sáng tạo; phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học tập.
Trao đổi, thảo luận trong nhóm và trên phạm vi toàn lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên hợp lý sẽ có tác dụng tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh tự xây dựng các sơ đồ tư duy, tham gia giải bài tập, tạo điều kiện tốt cho học sinh tự lực, tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng giải bài tập vật lí phần trên.
Tuy nhiên, thông qua thực nghiệm chúng tôi thấy còn một số hạn chế: Để có các giờ học lôi cuốn được HS tích cực, tự lực xây dựng sơ đồ tư duy để giải bài tập, tìm tòi giải quyết vấn đề hoặc tham gia thảo luận giải quyết vấn đề học tập đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thời gian, sự chuẩn bị công phu, với sự khéo léo điều khiển lớp học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Vận dụng những quan điểm lý luận hiện đại và quan điểm sư phạm tương tác, làm sáng tỏ vai trò và chức năng của người dạy - người học - môi trường trong quá trình dạy học vật lý ở trường phổ thông.
- Trên cơ sở nghiên cứu những nét cơ bản của kĩ thuật dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và vận dụng vào dạy học bài tập vật lý
ở trường PT nói riêng, chúng tôi thấy rằng, Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lý cũng như các môn học khác mang lại hiệu quả cao, phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
- Qua tìm hiểu thực tế dạy và học trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy ở trường THPT hiện nay nơi tôi công tác, tôi đã hiểu được phần nào những khó khăn của giáo viên khi dạy học và học sinh khi học tập nội dung này và đưa ra các giải pháp khắc phục các khó khăn đó nhằm phát triển hứng thú, tính tích cực, tự lực tham gia giải quyết vấn đề trong học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh.
- Trên cơ sở vận dụng lý luận về tổ chức quá trình dạy học, căn cứ vào nội dung các kiến thức mà HS cần lĩnh hội, các kỹ năng cần rèn luyện cho HS theo SGK, chúng tôi đã soạn thảo tiến trình dạy học trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức, làm cho HS thực sự là người làm chủ kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
- Kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm cho phép rút ra những kết luận sơ bộ về hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức, kích thích hứng thú học tập, phát triển óc tư duy sáng tạo của HS.
- Sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh giải bài toán cực trị trong điện xoay chiều, đề tài đã cho thấy một phương pháp nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh là tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh tạo điều kiện đa giác quan, tích cực tương tác trong quá trình học tập. Với kết quả như trên, đề tài đã đạt được mục đích nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra.
Qua một số tiết dạy trong đó có Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học có dự giờ của các đồng chí trong tổ bộ môn, đồng nghiệp, có sự đóng góp ý kiến, nhận xét khách quan. Chúng tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn, việc tiếp thu bài học của học sinh không còn nhàm chán nữa mà phát huy được khả năng tư duy logic, liên hệ, liên tưởng, sáng tạo của các em. Các em đã làm chủ việc tiếp thu kiến thức của mình
Khi sử dụng Sơ đồ tư duy trong giờ học sẽ bắt buộc tất cả 100% học sinh đều phải động não để tiếp thu nội dung của bài học. Học sinh sẽ tự khám phá và khi ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen, các em sẽ phấn khởi rất nhiều và hứng thú hơn đối với môn học
Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình. Mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày bản đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em ghi nhớ lâu kiến thức bài học, kĩ năng thuyết trình trước đám đông và làm việc nhóm hiệu quả.
2. Khuyến nghị
Qua thực tế điều tra và quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm, phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Để làm được điều đó người giáo viên cần mạnh dạn đưa các phương pháp mới vào dạy học và tạo mọi điều kiện cho các em thể hiện được rõ vai trò ttự chủ, sáng tạo của mình trên con đường đi tìm và khám phá tri thức mới. Điều đó đòi hỏi người
giáo viên có tâm huyết với nghề và phải nỗ lực hết mình. Trong các tiết học giáo viên phải biết cách tổ chức, biết vận dụng sáng tạo nhiều phương háp dạy học khác nhau và phải tạo được tâm lý thoải mái cho học sinh, học sinh hứng thú tham gia các nhiệm vụ mà thầy cô yêu cầu.
Đối với các cấp quản lí giáo dục cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất như cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy học như bàn, ghế, hệ thống điện, máy chiếu…và đặc biệt là bàn học sinh cần phải thiết kế sao cho việc di chuyển phù hợp với từng hoạt động của học sinh trong mỗi tiết học .Điều quan trọng nữa là cần động viên khích lệ kịp thời, khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh.
Để giải pháp này gần hơn với thực tế giảng dạy, chúng tôi mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong và ngoài bộ môn để giải pháp được hoàn chỉnh hơn, sử dụng được rộng rãi đối với các khối lớp và đối với nhiều môn học khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Quỳnh Anh, Đề Thi Tuyển Sinh Vào Đại Học và Cao Đẳng Môn Vật Lý, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, năm 1999.
3. Nguyễn Tiến Bình, Hỏi Đáp Vật Lý 12, NXB Giáo Dục, năm 2008.
4. Hà Văn Chính, Trần Nguyên Tƣờng, Các Dạng Bài Tập Mạch Điện
Xoay Chiều Không Phân Nhánh, NXB Đại Học Sư Phạm, năm 2007.
5. Phạm Thế Dân, 206 Bài Toán Điện Xoay Chiều, Dao Động và Sóng Điện Từ, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2003.
6. Trần Văn Dũng, Câu Hỏi Lý Thuyết Vật Lý và Những Suy Luận Có Lí,
NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2003.
2. Dự án Việt-Bỉ. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.NXB Đại học Sư phạm,2009.
7. Bùi Quang Hân, Giải Toán Vật Lý 12 Dòng Điện Và Sóng Điện Từ,
NXB Giáo Dục, năm 1997.
8. Nguyễn Cảnh Hòe – Nguyễn Mạnh Tuấn, Phương Pháp Giải Toán Vật Lý 12 Theo Chủ Đề, NXB Giáo Dục Việt Nam, năm 2009.
9. Vũ Thanh Khiết, Giải Các Bài Toán Vật Lý Sơ Cấp Tập 1, NXB Hà Nội, năm 2002.
10. Nguyễn Thế Khôi, Sách Giáo Khoa Vật Lý 12 Nâng Cao, NXB Giáo Dục, năm 2008.
11. Nguyễn Thế Khôi, Sách Giáo Viên Vật Lý 12 Nâng Cao, NXB Giáo Dục, năm 2008.
12. Mai Lễ, Chuyên Đề Phân Tích Chương Trình và Bài Tập Vật Lý Ở Trường PTTH, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2000.
14. Nguyễn Quang Lạc, Rèn Luyện Kĩ Năng Giải Bài Tập Vật Lý THPT