Trong quá trình dạy thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm tại lớp 12A5Trường THPT Kiến Thụy,huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng nơi tôi công tác sau đó tổ chức kiểm tra đối chứng tại lớp 12A4.Cả hai lớp này các em có điểm đầu vào rất cao, khả năng và hứng thú với các môn tự nhiên nói chung và môn vật lý nói riêng là khá. Trình độ của hai lớp về học môn vật lý là tương đương nhau (điều này tôi đã kiểm chứng được trong quá trình dạy thực tập tại hai lớp này và qua tìm hiểu, trao đổi với giáo
viên bộ môn, tìm hiểu điểm tổng kết của hai lớp trong năm học trước và điểm trung bình học giữa kỳ vừa qua). Để tiến hành thực nghiệm sư phạm được thuận lợi, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với giáo viên trong trường để xin ý kiến đánh giá về phương pháp giảng dạy, đồng thời cũng trao đổi lấy ý kiến của học sinh về phương pháp giảng dạy này.
Quá trình tổ chức dạy học chúng tôi luôn chú trọng định hướng hoạt động tư duy, cách thực hiện cụ thể như sau:
- Định hướng, điều khiển học sinh tập trung vào nhiệm vụ học tập. - Đặt những câu hỏi mở.
- Mở rộng vấn đề.
- Dành thời gian hợp lý cho các câu trả lời.
- Chấp nhận các câu trả lời đa dạng của học sinh. - Khích lệ sự tương tác của học sinh.
- Không đưa ý kiến, phán xét khi đang thảo luận.
- Không nhắc lại câu trả lời mà yêu cầu HS đánh giá ý kiến của bạn. - Yêu cầu HS trình bày “Quá trình tư duy“ dẫn đến ý kiến của họ. Kết quả thu được như sau:
- Phân tích giờ dạy:
Tại lớp thực nghiệm ban đầu học sinh còn chưa quen với phương pháp dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy dạy học trong đó có sử dụng sơ đồ tư duyphát huy tối đa các giác quan của học sinh trong quá trình học; một số học sinh còn e ngại trình bày quan điểm của mình nên có ít học sinh tham gia tích cực vào hoạt động học tập. Tuy nhiên, với phương án đã vạch ra, với phương pháp dạy học mới bằng sơ đồ tư duy và phương pháp thảo luận nhóm, ngày càng kích thích học sinh tham gia tích cực vào hoạt động học tập, trong việc lĩnh hội tri thức, làm chủ kiến thức; kết quả là giờ học đã thu hút được nhiều học sinh tham gia. Dự giờ tại lớ 12A4 lớp đối chứng, là lớp được giảng dạy theo phương pháp thuyết trình thông thường. Kết quả cho thấy: học sinh chủ yếu là ghi chép và ghi nhận các kiến thức. Phần lớn học sinh không hứng thú
với bài học, không tham gia nhiệt tình vào hoạt động học tập, chỉ có một số học sinh khá giỏi tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài nhưng đó chỉ là những phát biểu mang tính tái hiện lại kiến thức.
Hình 3.1. Ảnh nhóm học sinh xây dựng sơ đồ tƣ duy .
- Đánh giá của giáo viên: Tiến trình dạy học đã được soạn thảo được tổ chức khá hợp lý, có logic cấu trúc chặt chẽ, vừa sức học sinh, kích thích được hứng thú học tập của học sinh, phát huy được tư duy tích cực của học sinh và quan trọng là phát huy được tối đa các giác quan của học sinh trong quá trình tham gia bài giảng. Tuy nhiên, khả năng tổ chức hoạt động nhóm và tổ chức cho học sinh tự lực giải quyết vấn đề chưa tốt nên không đủ thời gian cho toàn bộ bài giảng và việc phân phối thời gian cũng chưa được hợp lý.
- Kết quả trao đổi với học sinh: Học sinh cho biết khi được học theo phương pháp này các em có thể hiểu được bản chất, cơ sở của kiến thức, đặc biệt là với phần ứng dụng, được trực tiếp quan sát các hình ảnh (chứ không phải chỉ tưởng tượng, hình dung theo lời giảng) giúp các em dễ dàng hiểu được các ứng dụng. Với các sự kiện mà giáo viên đưa ra đều là các hiện tượng trong thực tế giúp học sinh có thể tiếp cận dễ dàng với kiến thức hơn. Mặt khác, theo phương pháp này, học sinh hiểu được bản chất và con đường dẫn tới các công thức, đó cũng là cơ sở để học sinh có thể vận dụng kiến thức này vào các bài học khác và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Học sinh thấy mình được tham gia vào hoạt động học tập chứ không phải ghi chép thông thường. Ngoài ra, học sinh còn cảm thấy thích thú vì tự mình tìm ra kiến thức, giải thích được các hiện tượng.