Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kinh doanh nhập khẩu ôtô tại công ty CP ô tô Hoàng Gia.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới kinh doanh nhập khẩu ô tô tại Công ty CP ô tô Hoàng Gia (Trang 28)

TÔ TẠI CÔNG TY CP ÔTÔ HOÀNG GIA 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề.

3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kinh doanh nhập khẩu ôtô tại công ty CP ô tô Hoàng Gia.

Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và Việt Nam.

Với cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới cuối năm 2008, hầu hết nền kinh tế của các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng đáng kể. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng khá nhiều. Mặc dù Việt Nam không chịu tác động trực tiếp, nhưng tác động gián tiếp cũng khá lớn. Tác động này được thể hiện thông qua việc các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng. Đồng USD có thể giảm giá mạnh dẫn tới nhiều người dân có thể rút USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD để gửi VND vào, làm cho cấu trúc tài sản ngân hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên, vì mức độ và khả năng liên kết của các ngân

hàng thương mại Việt Nam đối với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế nên các ngân hàng Việt Nam sẽ ít chịu tác động trực tiếp.

Trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam mới có sự phục hồi trở lại. Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đó không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nó còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD bị tác động nhiều và cần được điều chỉnh linh hoạt do VND được xác định giá gắn với đồng USD. Khi đồng USD giảm trên thị trường thế giới thì có thể dẫn tới lạm phát trong nước nếu đồng VND không lên giá, và khi đó người tiêu dùng chịu giá cả tăng do nhập khẩu. Hiện nay, nền kinh tế thế giới đã phục hồi trở lại, các hoạt động ngoại thương ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ, cùng với đó là cơ hội của Việt Nam cũng như cơ hội của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các nước diễn ra dễ dàng hơn.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động nhập khẩu của công ty CP ô tô Hoàng Gia đã giảm sút, số lượng xe nhập về chỉ đạt 97%. Nhưng hoạt động nhập khẩu đã tăng lên 105,5% khi nền kinh tế thế giới đang được phục hồi. Khả năng trong những năm tới tình hình hoạt động của công ty còn tăng cao hơn cả về quy mô trong nước và thị trường nhập khẩu.

Sự mất giá đồng USD

Giá trị đồng USD nhìn chung đang giảm trên toàn thế giới do CSTT của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) và sự lo ngại về nền kinh tế Mỹ, nhưng ở Việt Nam từ năm 2008 – nay, nó lại tăng mạnh. Hiện tượng đầu cơ USD đang gây áp lực mạnh mẽ cung cầu thị trường ngoại tệ. Việc tỷ giá giữa VND và USD giảm trong vài năm gần đây, trong bối cảnh USD lại mất giá so trên thị trường thế giới và hầu hết đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi đều tăng giá so với USD... thể hiện nền kinh tế Việt Nam yếu kém về mặt cơ cấu.USD mất giá mạnh, làm dấy lên cảnh báo về nguy cơ gây bất ổn kinh tế thế giới và tạo ra một cuộc đua giảm giá các đồng tiền. Các công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại cũng đã phải chịu không ít những thiệt hại do sự mất giá đồng USD trong thời gian vừa qua.

Việc tỷ giá giữa VND và USD giảm mạnh trong mấy năm gần đây, đặc biệt là 2 lần điều chỉnh giá năm 2011 đã làm cho công ty CP ô tô Hoàng Gia chịu không ít thiệt hại. Nó làm cho chi phí khi tính bằng đồng nội tệ lớn hơn rất nhiều khi có sự mất giá đồng USD. Từ đó làm tăng giá hàng nhập khẩu, ảnh hưởng tới việc kinh doanh nội địa của công ty.

Tình hình lạm phát của Việt Nam.

Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm qua rất cao, năm 2010 là 11,75% và dự báo năm 2011 sẽ là 9,5%. Nguyên nhân là do nhiều yếu tố nhưng còn do giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo.

Chính những yếu tố đó đã làm cho hoạt động kinh doanh trong nước của công ty CP ô tô Hoàng Gia ngày càng gặp phải nhiều khó khăn. Lạm phát làm đồng tiền nội địa mất giá, đẩy giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao, tăng chi phí nhập khẩu và làm giảm lợi nhuận của công ty. Cùng với đó, lạm phát cao cũng làm khả năng chi trả của công ty bị hạn chế khi thực hiện hoạt động kinh doanh.

Cán cân thanh toán của Việt Nam.

Năm 2009, cán cân tổng thể thâm hụt tới 8,8 tỷ USD. Năm 2010, có cải thiện nhưng vẫn thâm hụt hơn 4 tỷ USD. Mức nhập siêu của Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay lên đến 1 tỉ 830 triệu đôla. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính

kim ngạch nhập khẩu trong cả nước từ đầu năm đến nay là trên 14 tỉ đôla, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái.Các ngân hàng đang chờ các doanh nghiệp xuất khẩu thu được ngoại tệ sẽ bán lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không bán. Hiện nay nguồn ngoại tệ ngân hàng có thể đáp ứng cho doanh nghiệp và các nhu cầu chính đáng khác về ngoại tệ là không đủ. Năm 2010, chúng ta còn 16 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, tính đến thời điểm hiện nay, chỉ còn khoảng 10 tỷ USD. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế.

Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh toán được cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng. Việc mở cửa nền kinh tế VN ra thế giới bên ngoài, đặc biệt là gia nhập WTO và tham gia các hiệp định thương mại tự do đã gia tăng nhập khẩu. Để giảm sự thâm hụt cho cán cân thanh toán của Việt Nam thì Nhà nước VN có nhiều khả năng để áp dụng các hạn chế nhập khẩu. Bên cạnh đó, vấn đề tỷ giá làm ảnh hưởng tới cán cân thanh toán. Nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu, làm thâm hụt cán cân thương mại. Xét về dài hạn, đồng VN tiếp tục chịu sức ép giảm giá, điều đó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của công ty CP ô tô Hoàng Gia trong việc nhập khẩu ô tô về trong nước.

Chính sách thương mại của Chính phủ Việt Nam.

Do có sự thâm hụt cán cân thương mại trong những năm qua khá lớn, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu. Chính vì thế, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra chính sách thương mại để hạn chế nhập siêu. Để hạn chế nhập siêu trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc tăng rào cản và phi thuế đối với hàng nhập khẩu không thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng cần phải tuân thủ lộ trình giảm thuế đã được cam kết. Cần rà soát lại các khoản thuế, dòng thuế với các hàng hóa nhập khẩu, nhất là nhóm hàng hạn chế nhập khẩu và áp dụng đến mức cao nhất mà lộ trình cam kết với Tổ chức thương mại thế giới. Ngoài ra, chính phủ cũng đề ra biện pháp tăng cường kiểm tra giá tính thuế hàng nhập khẩu trong khâu thông quan, thông qua việc đưa vào danh mục quản lý rủi ro từ 13 nhóm mặt hàng lên 20 nhóm mặt hàng vào cuối năm 2011.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam còn hạn chế nhập khẩu bằng cách hạn chế hàng nhập khẩu qua một số cảng. Nếu như trước đây, Chính phủ cho phép hàng nhập khẩu được nhập vào Việt Nam qua 5 cảng thì hiện nay số cảng được phép nhập khẩu còn lại là 3 cảng. Nhập siêu và thâm hụt ngân sách có thể nói là “kẻ thù số 1” của nền kinh tế Việt Nam, của nền kinh tế vĩ mô. Việt Nam xuất khẩu ít mà nhập khẩu lại quá nhiều, như thế đã để mất một nguồn ngoại tệ rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ của Việt Nam và tác động đến tỷ giá của Việt Nam. Đặc biệt tác động đến dự trữ ngoại tệ. Khi chúng ta nhập siêu lớn thì tác động đến dự trữ ngoại hối, cung cầu ngoại tệ, chi tiêu quốc gia và tác động đến giá thực của đồng tiền Việt Nam.

Do tình hình kinh tế của VN ngày càng yếu kém đã làm ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của Việt Nam nói chung và của Công ty CP ô tô Hoàng Gia nói riêng. Những yếu tố đó đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty.

3.3 Kết quả điều tra phỏng vấn và đánh giá của các chuyên gia về ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới kinh doanh nhập khẩu ô tô tại công ty CP ô tô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới kinh doanh nhập khẩu ô tô tại Công ty CP ô tô Hoàng Gia (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w