GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI VẬT THỂ

Một phần của tài liệu Văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia Ba Vì xã Ba Vì huyện Ba Vì thủ đô Hà Nội (Trang 32)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.1GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI VẬT THỂ

2.1.1 Nhà ở

Nhà ở cổ truyền, nhà ở truyền thống của các dân tộc nói chung và của người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội nói riêng được coi là một trong những đối tượng nghiên cứu phức tạp và quan trọng nhất trong nghiên cứu văn hóa sinh thái vật chất. Hơn nữa, để có thể làm rõ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, yếu tố và các giá trị văn hóa sinh thái tộc người thể hiện trong kiến trúc ngôi nhà thì việc nghiên cứu không thể tách rời điều kiện khách quan đã tác động đến nó như: điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa, các tập tục cổ truyền…

Người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội là một cộng đồng riêng biệt. có tập quán sống thành từng làng, thôn. Theo quan niệm của họ, cứ ba nhà tạo thành một làng, chỉ cần cư trú trên một khu vực nhất định là tạo thành làng. Tính cộng đồng, tương trợ lẫn nhau trong làng xã người Dao Quần Chẹt rất cao, họ giúp đỡ lẫn nhau những khi có khó khăn hoạn nạn hoặc trong những dịp có công việc lớn như ma chay, cưới hỏi, dựng nhà… Người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì sinh sống ở vùng giữa và vùng cao suốt từ chân núi lên đến đỉnh núi Ba Vì. Phần lớn những gia đình người Dao Quần Chẹt cùng họ có xu hướng thắt chặt quan hệ khăng khít, gần gũi hơn. Bộ máy vận hành của làng theo chế độ tự quản giống như nhiều tộc người khác ở nước ta., trong làng có một người đứng đầu là trưởng làng, trưởng bản (chẩu, giằng) do dân làng bầu chọn. Chẩu – giằng là người có uy tín trong làng, am hiểu các phong tục tập quán truyền thống, biết cúng bái. Người này có quyền quyết định cao

nhất trong các hoạt động của làng, đứng ra giải quyết các mâu thuẫn của làng theo tục lệ.

Có nhiều cách phân loại nhà ở dựa trên các tiêu chí khác nhau, nếu dựa trên cấu tạo của nền nhà thì nhà của người Dao Quần Chẹt được chia thành ba loại: nhà nền đất, nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất. Nhà của người Dao Quần Chẹt thường có kết cấu từ ba đến năm gian, từ hai đến bốn mái, bộ khung được làm khá vững chắc bằng gỗ, chân cột được kê trên đá tảng, có nhiều loại mọng. Vì kèo của những nhà này có nhiều cột, kể cả nhưng cột chốn mái có thể lợp ngói, lợp dạ, lợp bằng ván gỗ. Nhà người Dao Quần Chẹt thường có từ hai đến ba bếp, ít cửa ra vào và cửa sổ. Cửa lớn thường được mở ở gian chính, nếu là ba gian thì gian giữa là gian chính. Với nhà năm gian, gian chính thường là gian thứ ba từ trái sang hoặc từ phải sang. Với nhà sàn, toàn bộ gian chính có thể cả gian bên cạnh dùng để thờ cúng tổ tiên, tiếp khách, làm nơi ngủ cho con trai lớn tuổi. Đối với nhà trệt nền đất, gian chính và các gian bên cạnh thường được ngăn làm hai theo chiều ngang của nhà. Phần trước được dùng để tiếp khách, thờ cúng, là nơi ngủ của con trai lớn tuổi, phần sau là nơi ngủ của vợ chồng gia chủ và các thành viên khác. Các kiểu nhà của người Dao Quần Chẹt cũng được xây dựng dựa trên điều kiện tự nhiên, đất, khí hậu sao cho thích hợp với loại nhà sàn, nhà nền đất hoặc nhà nửa sàn nửa đất.

Việc khai thác gỗ và các vật liệu làm nhà là rất vất vả, tốn nhiều công sức. Người Dao Quần Chẹt khai thác gỗ và nguyên liệu phải vào sâu trong rừng. Khi tìm được cây gỗ ưng ý người ta dùng rìu chặt hạ cây, thường thì phải phát quang quanh khu vực thân cây đổ trước đó, phải quan sát hướng địa hình để chọn khu vực thích họp cho cây đổ. Mùa khai thác nguyên liệu làm nhà thường trùng với mùa khô cuối năm là thời điểm nông nhàn, đặc biệt là khai thác các loại cây họ tre, nứa còn phải tránh ngày trăng sáng, không phải bất kể ngày nào cũng đi khai thác được. Người Dao Quần Chẹt còn có ngày kiêng không đi rừng lấy cây gỗ.

Giống như gỗ, các loại cây họ tre nữa như tre gai, mai, vầu, diễn... được người Dao Quần Chẹt sử dụng không chỉ làm nhà mà còn làm lán, lều trại. Thời gian khai thác các loại nguyên liệu tre nứa là bất cứ khi nào trong năm đều có thể được. Người ta quan niệm tre, nứa khai thác vào các ngày không trăng nghĩa là đầu và cuối tháng âm lịch thì sẽ tốt hơn, không bị mọt. Người Dao Quần Chẹt chỉ khai thác cây tre, nứa ở các khu rừng non cạnh khu vực nương rẫy của họ chứ không khai thác trong rừng giá, tránh sự ảnh hưởng tới sinh thái môi trường. Thông thường để dựng được một ngôi nhà gỗ tương đối ổn định, chắc chắn người Dao Quần Chẹt phải mất từ hai đến ba năm tìm nguyên liệu, chuẩn bị các điều kiện vật chất. Qua một thời gian, khi cưa, xẻ đủ số lượng gỗ dự kiến, đồng thời chuẩn bị xong khả năng kinh tế người Dao Quần Chẹt mới chọn đất làm nhà bằng cách bói gạo. Việc dựng nhà nhanh hay chậm,tốn bao nhiêu thời gian phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu xây nhà.

Đối với kiều nhà nền đất (nhà trệt): Nhà nền đất được cất ở nơi tương

đối bằng phẳng dưới chân núi, đôi khi cũng thấy xuất hiện nhà nền đất ở bên sườn núi dốc. Nguyên vật liệu xây nhà nền đất chủ yếu là gỗ, cây que, các loại dây rừng, cỏ tranh. Nguồn nguyên vật liệu này có sẵn và được khai thác từ tự nhiên. Dụng cụ làm nhà rất đơn giản chỉ là cưa, các loại đục, bào. Cách làm nhà nền đất của người Dao Quần Chẹt gần giống với cách làm nhà của người Mông. Tường được trình bằng đất hoặc thưng ván, mái nhà được lợp bằng cỏ, rơm rạ hoặc ngói âm dương. Bộ sườn của nhà nền đất được cấu tạo khá đơn giản. Thông thường, mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột, một quá giang và một bộ kèo đơn.

Mặt cắt nền nhà đất

Chú thích:

1: Cửa chính

2: Lối ra vào gian bếp 3: Cửa phụ

4: Bàn thờ tổ tiên 5: Bàn tiếp khách 6: Tủ

7: Giường ngủ của con trai

8: Giường ngủ của khách 9: Bếp nấu ăn

10: Buồng ngủ của vợ chồng gia chủ 11: Buồng ngủ của vợ chồng trẻ 13: Trạn bát

14: Nơi dự trữ lương thực 15: Máng nước

Nhà nửa sàn nửa đất: Đây là kiều nhà được xây dựng dựa trên việc lợi

dụng địa thế đất dốc, không bằng phẳng. Phần nền đất của ngôi nhà được dựa vào núi, phần sàn được làm bằng gỗ hoặc tre, có nhà được làm từ hai đến ba tầng, cầu thang được bố trí bên trong ngôi nhà. Điều đặc biệt của loại hình nhà nửa sàn nửa đất này là tận dụng được địa hình, địa thế đất. Đây là kiểu nhà có kiến trúc khá độc đáo và thú vị của người Dao. Nhà nửa sàn nửa đất tận dụng tối ưu các đặc điểm, lợi thế của môi trường tự nhiên.

Mặt cắt nền nhà nửa sàn nửa đất

Chú thích:

A: Nền đất, B: Nền sàn 1: Cầu thang

2, 3: Cửa giáp ranh giữa nền sàn và nền đất 4: Bàn thờ tổ tiên

5: Bếp khách 6: Bếp nướng 7: Bàn tiếp khách

8: Phòng ngủ của con trai lớn và khách nam

9: Phòng ngủ của gia chủ

10: Phòng ngủ của vợ chồng trẻ 11: Trạn bát

12: Bếp lò

13: Nơi để củi, cối giã gạo 14: Sàn phơi, máng nước

Nhà sàn: Nhà sàn của người Dao cũng giống như nhà sàn của nhiều dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tộc khác từ cách làm đến nguyên vật liệu được chọn. Khung nhà được làm bằng gỗ, xung quanh thưng ván hoạc tre, vầu, mái lợp gỗ hoặc ngói âm dương. Cầu thang được đặt bên ngoài ngôi nhà.

Mặt cắt nền nhà sàn

Chú thích:

1: Cầu thang 2: Cửa chính 3: Bàn thờ

4: Phần dành cho con trai và khách 5: Phần dành cho gia chủ

6: Bếp khách

7: Nơi ngủ của bà hoặc con gái

8: Nơi dành cho con gái lớn hoặc vợ chồng trẻ

9: Bếp nấu ăn

10: Trạn bát, chum đựng rượu 11: Cối xay

12: Thùng đựng nước rửa chân 13: Sàn phơi

14: Cửa phụ

Người Dao Quần Chẹt không có thợ chuyên làm nhà. Tất cả mọi người trong thôn xóm đều biết làm mộc, biết làm nhà. Phụ nữ Dao Quần Chẹt không thua kém gì đàn ông, họ biết sử dụng đục, cưa, bào, đẽo bằng rìu như những người đàn ông. Khi trong thôn xóm có người xây nhà, tất cả các hộ gia đình đều cử người đến giúp đỡ. Tập quán tương trợ lẫn nhau đã được người Dao Quần Chẹt hình thành từ lâu đời trong bất cứ công việc gì nên việc cất nhà được giúp đỡ nhiệt tình và hoàn thành rất nhanh chóng.

Nhìn chung, với cả ba loại hình nhà ở truyền thống của người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội ít nhiều đã phản ánh được điều kiện địa lý, hoàn cảnh sản xuất và sự giao lưu văn hóa của người Dao Quần Chẹt với các tộc người khác. Ngôi nhà là một trong những kiến trúc đặc trưng nhất, thể hiện rõ nét nhất sự thích nghi, tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên của con người. Ngôi nhà còn được coi là một phức hợp văn hóa, là sự kết hợp của các yếu tố kiến trúc, tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt… của con người. Mặc dù có ba loại hình nhà ở khác nhau nhưng với mỗi một loại hình nhà ở, người Dao Quần Chẹt luôn có thiết kết thuận tiện và hợp lý nhất cho những sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Không chỉ có vậy, bên cạnh kiến trúc nhà sinh hoạt chính, một số ngôi nhà của người Dao Quần Chẹt còn có các kiến trúc phụ. Vườn trồng rau hay trồng cây thuốc

thường thấy xuất hiện ở nhiều loại hình nhà cả nhà trệt, nhà nửa sàn nửa đất và nhà sàn. Với loại hình nhà sàn thường ít có chuồng gia súc, thường chuồng gia súc được đặt dưới gầm nhà sàn. Với loại hình nhà nửa sàn nửa đất và nhà nền đất (nhà trệt) thì khu vực chường gia súc được xây dựng riêng biệt.

Ngôi nhà của người Dao Quần Chẹt trở thành một không gian văn hóa, nó là một minh chứng cho những giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt, thể hiện sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên.

2.1.2 Trang phục

Cùng với nhà ở, trang phục là một trong những hình thức biểu hiện rõ nét của văn hóa sinh thái. Các hình thức trang phục thể hiện sự hiểu biết về môi trường và khả năng vận dụng những điều kiện cụ thể của môi trường vào công việc thiết kế trang phục của con người.

Văn hóa trang phục: là những ý nghĩa, giá trị của văn hóa tộc người được thể hiện thông qua trang phục. Các thành tố tạo nên văn hóa trang phục là y phục, đồ trang sức và cách con người lựa chọn, ứng xử với việc sử dụng chúng. Trong văn hóa trang phục, đặc biệt là trang phục của người phụ nữ thì bản sắc dân tộc được thể hiện rõ nét, thường xuyên và lâu bền nhất. Người Dao Quần Chẹt đã tạo ra những nét văn hóa tiêu biểu và của riêng họ. Một trong những yếu tố tạo nên đặc trưng của văn hóa Dao Quần Chẹt đó là trang phục. Trang phục của người Dao Quần Chẹt được đánh giá là thấm đẫm văn hóa tộc người, là sản phẩm cần thiết đối với đời sống.Trang phục của người Dao Quần Chẹt chứa đựng những tư tưởng, tình cảm, phản ánh sinh động và chân thực nhiều khía cạnh của văn hóa tộc người cũng như của đời sống người Dao Quần Chẹt. Trên một bộ trang phục đẹp, không thể không nhắc đến sự kết hợp tài tình giữa hoa văn, họa tiết trang trí và màu sắc trên trang phục của người thiết kế. Hoa văn là một dạng thức tái hiện các yếu tố tự nhiên, được ghi chép qua ấn tượng, được sàng lọc và định hình qua tư duy và được biểu hiện qua xúc cảm thẩm mỹ. Tín ngưỡng và tư duy thẩm mỹ của

người Dao Quần Chẹt luôn gắn với ngũ sắc. Trong quan niệm dân gian của người Dao Quần Chẹt, ngũ sắc mang tính nguồn gốc thủy tổ của tộc người và sự may mắn. Màu sắc trên trang phục của người Dao Quần Chẹt thể hiện sự hòa hợp với môi trường sống, môi trường tự nhiên. Ngũ sắc rở thành màu sắc chủ đạo được trang trí trên trang phục tạo ra nét độc đáo trong văn hóa mặc của người Dao Quần Chẹt.

Trang phục cổ truyền Thường phục Lễ phục Đồ trang sức Nam phục Nữ phục Y phục trẻ em Thầy cúng Cô dâu Chú rể

Phân loại trang phục của dân tộc

STT Thường phục Lễ phục

1 Nữ phục

Khăn đội đầu

Cô dâu

Khăn đội đầu

Áo dài Áo dài

Yếm Yếm

Dây lưng Dây lưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xà cạp Xà cạp Quần Quần 2 Nam phục Khăn Chú rể Khăn Áo Áo Quần Quần Mũ Mũ, áo dài

3

Y phục trẻ em

Thầy cúng

Áo Dây lưng

Quần Váy

Các loại trang phục của người Dao Quần Chẹt

Tên gọi Dao Quần Chẹt khiến ta liên tưởng đến bộ trang phục của người phụ nữ. Trang phục thường ngày của người phụ nữ gôm có khăn đội đầu, áo dài, yếm, dây lưng, quần và xà cạp. Khăn đội đầu không có hoa văn trang trí, phải rất khéo léo người phụ nữ Dao Quần Chẹt mới đội lên đầu chiếc khăn có tạo hình như hai chiếc sừng nhọn hai bên. Sau đó dùng chiếc khăn nhỏ có thêu hoa văn ở hai đầu để đội bên ngoài, chiếc khăn này được để từ cằm buộc lên đỉnh đầu. Áo dài của người phụ nữ Dao Quần Chẹt có màu chàm, không có công thức cắt may nào cụ thể. Nhưng bằng sự khéo léo của mình, khi cắt may cho ai người đó tự ướm mình vào để biết số lượng vải cần dùng. Hai thân trước và hai thân sau của áo đều có hoa văn, họa tiết trang trí. Trên áo có trang trí các hoa văn như xương rồng, cũi lợn, hình cây cối, con người, các môtip hoa văn hình học, hình chim thú, hình sao tám cánh… Hoa văn trên trang phục của người Dao Quần Chẹt không được dệt theo vải mà chủ yếu là họ tự thêu hoặc gắn lên.

Đặc điểm dễ nhận biết trên trang phục của người phụ nữ Dao Quần Chẹt đó là chiếc quần chỉ dài quá gối một chút và được bó sát. Quần cũng được nhuộm màu chàm, dưới gấu có thêu hoa văn. Phụ nữ Dao Quần Chẹt chủ yếu sử dụng các loại trang sức bằng bạc, ít sử dụng đồ trang sức bằng vàng hay đá quý. Các loại trang sức thường được dùng phổ biến như vòng tay, vong chân, vòng cổ, nhẫn, khuyên tai.

Sách Sưu thần ký của Cao Bản thời Tấn có ghi chép: “Ngườn Man kéo vỏ cây lấy sợi, dùng quả nhuộm màu, thích quần áo ngũ sắc…” Như vậy, tư duy màu sắc gắn liền với nhiều mặt đời sống xã hội của người Dao và nó đã

được xuất hiện trên trang phục của người Dao. Người Dao còn có sự ảnh hưởng của Nho giáo, nhiều học giả đã đưa ra giả thuyết rằng năm màu trên trang phục của người Dao là tượng trưng cho ngũ hành, là biểu hiện của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi sự kết hợp màu và họa tiết trang trí trên trang phục của người Dao đều mang triết lý của cuộc sống.

Ngoài linh hồn trên thân thể con người, người Dao Quần Chẹt cũng quan niệm cây cối, sông suối, rừng núi cũng đều có những loại ma riêng. Những loại ma này cùng với linh hồn của những người chết không bình thường trở thành ma dữ, thường gây hại cho con người, mùa màng và gia súc nên đồng bào phải thường xuyên cúng bái. Vì vậy biểu tượng cây cối, sông nước, rừng núi được biểu hiện khá rõ nét, dày đặc và thành kính trên trang phục lễ hội, sinh hoạt của người Dao Quần Chẹt cũng như của thầy cúng. Những biểu tượng đó luôn được người Dao Quần Chẹt trân trọng, trau truốt mang theo bên mình mọi nơi, mọi lúc.

Cuộc sống của người Dao Quần Chẹt giữa thiên nhiên bao la, rộng lớn đất trời cùng với sự hiện diện của muôn loài sinh vật đã trở thành chủ đề cho những

Một phần của tài liệu Văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia Ba Vì xã Ba Vì huyện Ba Vì thủ đô Hà Nội (Trang 32)