Các giá trị văn hóa sinh thái của người DaoQuần Chẹt góp phần bảo vệ, cải tạo tự nhiên

Một phần của tài liệu Văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia Ba Vì xã Ba Vì huyện Ba Vì thủ đô Hà Nội (Trang 69)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2 Các giá trị văn hóa sinh thái của người DaoQuần Chẹt góp phần bảo vệ, cải tạo tự nhiên

phần bảo vệ, cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực

Được hình thành từ lâu đời, trao truyền qua nhiều thế hệ, các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt ăn sâu vào các sinh hoạt của cộng đồng và tiềm thức mỗi con người. Có những giá trị văn hóa sinh thái hiện hữu dễ dàng nhận thấy được, nhưng cũng có những giá trị tiền ẩn, sâu xa. Thông qua lối sống, phong tục tập quán hay những quy định bất thành văn về việc ứng xử với tự nhiên tồn tại trong trong cộng đồng góp phần điều chỉnh, định hướng cho hành vi của con người. Hay nói cách khác, các giá trị văn hóa sinh thái giúp cho người Dao Quần Chẹt có lối sống sinh thái lành mạnh, thân thiện với tự nhiên hơn. Từ việc có những cách ứng xử hài hòa với tự nhiên, người Dao Quần Chẹt đã có những hành động bảo vệ môi trường. Trong lao động sản xuất, việc làm nương rẫy người Dao Quần Chẹt không đốt rừng, hủy

hoại hệ sinh thái nữa mà có những biện pháp bảo vệ tự nhiên như chỉ khai thác rừng non, định canh định cư làm nương rẫy ở một khu vực, trồng mới các khu vực rừng đã khai thác… Văn hóa sinh thái là kết quả của quá trình người Dao Quần Chẹt tác động và cải biến tự nhiên. Các giá trị của văn hóa sinh thái là những mặt tích cực góp phần tạo ra cho người Dao Quần Chẹt có một môi trường sống tốt đẹp, hài hòa hơn với tự nhiên. Môi trường tự nhiên được bảo vệ, các nguồn tài nguyên được khai thác có biện pháp bảo tồn song song giúp đảm bảo không phá hoại hệ sinh thái, gìn giữ được các nguồn lực cho những thế hệ mai sau.

3.1.3 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Văn hóa sinh thái yêu cầu con người trong các hoạt động sản xuất phải có sự kết hợp hài hòa với tự nhiên. Lợi ích của con người dựa trên lợi ích của xã hội. Các giá trị văn hóa sinh thái có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh tế của người Dao Quần Chẹt. Muốn cộng đồng phát triển thì việc đầu tiên cần quan tâm đó là nâng cao đời sống vật chất của cộng đồng đó bằng cách phát triển kinh tế. Đối với cộng đồng Dao Quần Chẹt có hoạt động kinh tế chủ đạo là nông nghiệp nên việc phụ thuộc vào tự nhiên là tất yếu. Phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo các nguồn lực không bị suy thoái. Hay nói cách khác, bảo vệ tự nhiên song song với việc khai thác giúp con người sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên lâu hơn, khoa học hơn, vừa đáp ứng nhu cầu của con người lại giúp cải thiện tự nhiên theo hướng tích cực hơn. Không chỉ có vậy, các tri thức dân gian của người Dao Quần Chẹt nằm trong những bài thuốc cổ truyền là nội dung của văn hóa sinh thái tộc người đã phát triển trở thành nghề thuốc. Người Dao

Quần Chẹt dựa vào nghề bốc thuốc và chữa bệnh có thể tạo ra của cái vật chất, đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Việc đời sống vật chất của cộng đồng được nâng cao, kinh tế phát triển tạo ra nguồn vốn, nguồn quỹ trong cộng đồng phục vụ cho việc phát triển xã hội. Nguồn quỹ này có thể được sử dụng trong việc xây dựng các công trình văn hóa, hoặc sử dụng cho các nhu cầu ưu tiên như y tế, giáo dục… góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Nhìn chung, các giá trị văn hóa sinh thái vật thể và phi vật thể của người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – Hà Nội có những nét đặc trưng độc đáo. Các giá trị văn hóa sinh thía này góp phần quy định và điều chỉnh hành vi ứng xử của cộng đồng Dao Quần Chẹt với môi trường tự nhiên. Đồng thời, các giá trị văn hóa sinh thái còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới từng ngày như hiện nay, việc duy trì các giá trị văn hóa sinh thái và trao truyền góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức cho các thế hệ mai sau thêm hiểu biết về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Với sự phát triển của xã hội, sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người diễn ra mạnh mẽ, các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt phái đối đầu với nhiều thách thức để duy trì và phát huy, một mặt phải đảm bảo phù hợp với xã hội, mặt khác phải giữ gìn được bản sắc dân tộc. Trong đời sống và sinh hoạt cộng đồng của người Dao Quần Chẹt, các giá trị văn hóa sinh thái vẫn luôn được quan tâm và giữ một vị trí quan trọng, tạo nên bản sắc văn hóa tộc người.

3.2 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

3.2.1 Giải pháp từ phía cộng đồng người DaoQuần Chẹt tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì

Văn hóa là sản phẩm của con người, do con người tạo ra thông qua hoạt động sống của mình. Bản chất của văn hóa chính là sự sáng tạo. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa nhưng đồng thời cũng là khách thể chịu sự chi phối của văn hóa. Văn hóa cộng đồng góp phần điểu chỉnh hành vi của mỗi cá nhân những cũng chính mỗi cá nhân trong cộng đồng sẽ là người đưa ra quyết định ảnh hưởng tới sự tồn vong của mỗi giá trị văn hóa. Những giá trị văn hóa mang tính tích cực, phù hợp với đời sống sinh hoạt của cộng đồng sẽ được gìn giữ và trao truyền cho thế hệ khác. Còn những giá trị văn hóa không phù hợp với cộng đồng sẽ dần mai một và mất đi qua các giai đoạn lịch sử.

Người Dao Quần Chẹt tại Ba Vì là chủ nhân của những giá trị văn hóa sinh thái đặc sắc. Những giá trị văn hóa sinh thái này được hình thành và trao truyền qua nhiều thế hệ người Dao Quần Chẹt, nó đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình đối với đời sống cộng đồng Dao Quần Chẹt. Chính vì vậy, mỗi cá nhân trong cộng đồng Dao Quần Chẹt đều có ý thức giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong văn hóa sinh thái của họ.

Nâng cao trình độ dân trí:

Cộng đồng người Dao Quần Chẹt tại Ba Vì là chủ nhân của những giá trị văn hóa sinh thái. Để giữ gìn cũng như phát huy hiệu quả của những giá trị văn hóa sinh thái này thì chính cộng đồng người Dao Quần Chẹt là đối tượng cần quan tâm nhiều nhất, họ có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ họ là chủ thể

sáng tạo ra những giá trị văn hóa sinh thái đó, những giá trị văn hóa sinh thái này phục vụ cho lợi ích của họ và nó chỉ được giữ gìn khi chính họ cần nó.

Nâng cao trình độ dân trí là yêu cầu bắt buộc và cần thiết để mỗi cá nhân trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt ý thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ các giá trị văn hóa sinh thái, phát huy các giá trị đó gắn liền phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường. Việc nâng cao trình độ dân trí cho người Dao Quần Chẹt cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền, đưa ra các biện pháp hợp lý đối với từng đối tượng. Cần có sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ văn hóa và những người hiểu biết về kho tàng tri thức dân gian, các giá trị văn hóa sinh thái là người Dao Quần Chẹt. Đối với đối tượng là thế hệ trẻ, những người sống trong sự tương đối đầy đủ về vật chất, họ chưa ý thức được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa sinh thái với đời sống cần thực hiện giáo dục các giá trị văn hóa sinh thái cho họ thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Cần có sự phối hợp giữa nhà trường với cơ quan chức năng lồng ghép các giá trị văn hóa sinh thái tộc người vào giảng dạy trong chương trình học của học sinh trên địa bàn. Cần phát triển công tác giáo dục và mở rộng hệ thống tuyên truyền để nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng người Dao Quần Chẹt, giúp họ có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và về vai trò của con người trong hệ thống con người – xã hội – tự nhiên.

Thực hiện giáo dục, tuyên truyền các giá trị văn hóa sinh thái cho thế hệ trẻ:

Song song với việc cộng đồng người Dao Quần Chẹt có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống thì vấn đề nảy sinh hiện nay đó là: sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ giữa các tộc người, sự phát triển của kinh tế dựa trên khoa học kỹ thuật tiến bộ, sự lơ là của thế hệ trẻ đối với văn

hóa dân tộc đã ảnh hưởng tới việc phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của người Dao Quần Chẹt tại Ba Vì.

Sự giao lưu văn hóa là điều tất yếu xảy ra giữa các tộc người trong cùng một khu vực lãnh thổ hoặc trong các vùng lân cận. Giao lưu văn hóa mang đến nhiều điều mới lạ, các tộc người có sự ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau, có khi yếu tố văn hóa nội sinh lấn át nhưng cũng có khi yếu tố văn hóa ngoại sinh lấn át nội sinh. Với trường hợp người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội thì trong địa bàn xã gồm 3 thôn Yên Sơn, Hợp Nhất, Hợp Nhất có 98% dân số là người Dao Quần Chẹt nhưng sự giao lưu văn hóa vẫn diễn ra mạnh mẽ với các vùng lân cận. Đặc biệt phải kể đến sự giao lưu văn hóa giữa người Dao và người Kinh. Văn hóa của người Kinh có sự ảnh hưởng nhất định tới cộng đồng người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì trong đời sống và sinh hoạt hằng ngày. Biểu hiện của sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa Kinh – Dao Quần Chẹt thông qua những kiến trúc nhà mới theo kiểu nhà người Kinh, cách thức lao động hay trong sinh hoạt ăn, mặc ở của người Dao. Sự giao lưu văn hóa này dẫn đến việc những nét văn hóa cổ truyền của người Dao Quần Chẹt có xu hướng mờ nhạt đi. Đồng thời sự lơ là của giới trẻ trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt càng khiến cho những giá trị văn hóa sinh thái không được coi trọng. Nhưng người Dao Quần Chẹt cư trú thành từng thôn bản có tính cố kết cộng đồng cao, các gia đình cùng họ có xu hướng xích lại gần nhau hơn nên những nét văn hóa vẫn được duy trì và gìn giữ nhưng sự giao lưu văn hóa sẽ là khó tránh khỏi. Chính vì vậy, việc thực hiện giáo dục và tuyên truyền các giá trị văn hóa sinh thái rộng rãi trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ là vô cùng cần thiết. Trong những thập niên gần đây, khu vực Vườn quốc gia Ba Vì đã trở thành khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển quốc gia. Chính vì vậy những giá trị văn hóa sinh thái của

người Dao Quần Chẹt cần được giữ gìn và phát huy để góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường khu vực rừng bảo tồn.

Để thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt, các cấp chính quyền cần phối hợp với người dân ưu tiên hoạt động truyền thông bằng trên các kênh như đài, báo, truyền hình, tranh tuyên truyền cổ động... Trực tiếp thực hiện các hoạt động thiết thực góp phần giáo dục văn hóa sinh thái như việc mở các lớp giáo dục nhận thức về văn hóa sinh thái cho thế hệ trẻ, đưa vấn đề văn hóa sinh thái gắn liền với bản sắc văn hóa tộc người và sự phát triển bền vững vào các cuộc họp, các sinh hoạt cộng đồng. Thế hệ trẻ người Dao Quần Chẹt hiểu rõ về nét đẹp trong các văn hóa sinh thái là điều kiện cần thiết để lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái.

Xây dựng mô hình du lịch sinh thái gia đình, làng bản:

Hiện nay, du lịch trở thành một hoạt động gắn liền với phát triển kinh tế và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Hình thức du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tộc người hiện nay đang rất được ưa thích và phát triển mạnh. Đã có nhiều mô hình du lịch sinh thái được xây dựng, hoạt động và rất thành công. Việc áp dụng xây dựng các mô hình du lịch sinh thái tư nhân cá thể và du lịch sinh thái làng bản có thể được thực hiện từ phía cộng đồng người Dao Quần Chẹt kết hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì. Các mô hình du lịch sinh thái như vậy sẽ góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt. Không chỉ có vậy, phát huy các giá trị văn hóa sinh thái gắn liền với hoạt động du lịch góp phần cải thiện kinh tế, tạo ra nguồn thu nhập cho người Dao Quần Chẹt. Khi kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện thì các vấn đề của cộng đồng, xã hội sẽ được giải quyết, tạo tiền đề hướng tới sự phát triển bền vững tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì của người Dao Quần Chẹt.

Xây dựng khu trưng bày, nhà truyền thống bảo tồn và giới thiệu các giá trị văn hóa sinh thái:

Xây dựng khu trưng bày giới thiệu nét đẹp trong các giá trị văn hóa sinh thái là hoạt động có tính khả thi cao. Kết hợp với việc trưng bày các sản phẩm đặc trưng cho văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt có thể bày bán các vật phẩm quà lưu niệm như trang phục, đồ thủ công, các phương thuốc cố truyền… Việc xây dựng khu trưng bày về văn hóa sinh thái sẽ góp phần tích cực trong hoạt động phát triển du lịch. Để có thể thực hiện được cần có sự kết hợp giữa các cơ quan văn hóa và cộng đồng người Dao Quần Chẹt. Các cơ quan văn hóa đảm bảo việc hoạt động và nội dung của khu trưng bày, cộng đồng người Dao Quần Chẹt đóng góp các sản phẩm trưng bày và cùng cộng tác với cán bộ chuyên môn nghiên cứu nội dung trung bày các giá trị văn hóa sinh thái, tạo ra các hoạt động triển lãm theo chủ đề…

Tổ chức và duy trì các hoạt động văn hóa, lễ hội cộng đồng, thi tìm hiểu về văn hóa sinh thái:

Việc duy trì và tổ chức các lễ hội mang tính cộng đồng là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần của người Dao Quần Chẹt. Hoạt động lễ hội có sự tích hợp của nhiều dạng sinh hoạt văn hóa, các lễ hội mang tính cộng đồng diễn ra định kỳ là tạo điều kiện cho các giá trị văn hóa sinh thái được lưu truyền rộng rãi.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các giá trị văn hóa nói chung là văn hóa sinh thái tộc người nói riêng dành cho cộng đồng người Dao Quần Chẹt. Thông qua những cuộc thi đó, các giá trị văn hóa sinh thái tộc người được tuyên truyền rộng rãi, giúp cho văn hóa sinh thái thấm dần trong tiềm thức của mỗi người. Chỉ khi người Dao Quần Chẹt hiểu rõ và ý thức về sự cần thiết và vai trò quan trọng của văn hóa sinh thái đối với việc phát triển kinh tế,

bảo vệ môi trường thì họ mới trân trọng và có ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa đó.

3.2.2 Giải pháp từ phía các cấp chính quyền

Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa sinh thái đặc trưng của người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì, không chỉ xuất phát từ phía chủ nhân của những giá trị văn hóa đó mà cần có sự kết hợp của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có liên quan trong lĩnh vực văn hóa. Các cơ quan chức năng có vai trò định hướng để người Dao Quần Chẹt nhận

Một phần của tài liệu Văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia Ba Vì xã Ba Vì huyện Ba Vì thủ đô Hà Nội (Trang 69)