6. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Từ cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật trữ tình khái quát nộ
triết lý của tác phẩm thơ
Từ tâm trạng suy nghĩ của các nhân vật trữ tình, chúng ta khái quát nội dung triết lí của tác phẩm, tức là xác định chủ đề, tư tưởng chủ đạo và đặc điểm tâm hồn thi nhân. Chủ đề lưu giữ tư tưởng chủ đạo của bài thơ mà nhà thơ đã khái quát hoá một vấn đề xã hội hoặc đời sống đặc biệt. Chủ đề xác định cách xây dựng và cách thể hiện bài thơ.
Phân tích văn học nói chung , thơ nói riêng ta cần phải nắm chủ đề của tác phẩm. Thơ ca thuộc loại tác phẩm trữ tình, do vậy chủ đề của bài thơ luôn là cảm xúc, tâm trạng thái độ… của nhân vật trữ tình đối với một sự vật, sự việc, con người nào đó. Nói cách khác, thơ là sản phẩm của trái tim, tâm hồn người nghệ sĩ, nên dù muốn hay không nó phải mang hơi ấm tâm hồn, nhịp đập trái tim người nghệ sĩ.
Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm chính là cấp độ cao nhất của nội dung nghệ thuật, mang lý tưởng, thẩm mỹ thời đại mà nghệ sỹ gửi đến công chúng qua thái độ đánh giá của chính mình. Tư tưởng nghệ thuật không nằm ở lý luận mà nằm ở hình tượng nghệ thuật.
Ví dụ, khi phân tích tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu, người GV phải giúp học sinh rút ra được tư tưởng chủ đạo của “Vội vàng”: Là lời giục giã thanh niên hãy sống mê say, mãnh liệt hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời và tuổi trẻ. Còn Đây thôn Vĩ Dạ không chỉ khắc hoạ được vẻ đẹp của một vùng quê mà còn ẩn chứa một tâm hồn, một tình cảm thiết tha với cuộc đời, “một niềm âu lo cho hạnh phúc trong khát vọng cái đẹp cứu rỗi được
những tình huống đau thương, đau đớn”, là bi kịch của một thế hệ thanh niên
trong những năm 30 của thế kỉ 20.
Nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học cũng như những vấn đề nhân sinh được đặt ra trong đó. Tư tưởng là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời... Do yêu cầu của tư duy khái quát, người ta thường đúc kết tư tưởng của tác phẩm bằng một số mệnh đề ngắn gọn, trừu tượng. Thực ra, tư tưởng náu mình trong những hình tượng sinh động, những cảm hứng sâu lắng của tác giả.
Biêlinxki cho rằng: "Tư tưởng thơ, đó không phải là phép tam đoạn luận,
không phải là giáo điều mà là một ham mê sống động, đó là cảm hứng".
Nếu có thể coi đề tài và chủ đề thuộc về phương diện khách quan thì tư tưởng tác phẩm thuộc về phương diện chủ quan của nội dung tư tưởng tác phẩm. Tư tưởng tác phẩm văn học là sự khái quát của cả hai phương diện: lí giải, nhận thức và khát vọng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm thông qua hình tượng nghệ thuật. Nó gắn bó chặt chẽ với đề tài và chủ đề, được biểu hiện tập trung ở ba phương diện: Sự lí giải chủ đề, cảm hứng tư tưởng và đặc điểm tâm hồn thi nhân.
CHƢƠNG 3
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm
Phương pháp dạy học có hai bình diện nghiên cứu: nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu ứng dụng. Việc nghiên cứu ứng dụng liên quan mật thiết với khả năng và phát triển việc hình thành kĩ năng. Con đường nghiên cứu đi từ thực tiễn cảm tính đến tư duy khái quát và sau đó phải chuyển tiếp từ kết quả nghiên cứu đến thực tiễn. Thực nghiệm phương pháp là một giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển tiếp này.
Mục đích thực nghiệm của chúng tôi trong luận văn này không nằm ngoài quỹ đạo nói trên. Chúng tôi thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm và xác nhận tính khả thi, hiệu quả của đề tài.
- Kiểm tra, đánh giá tính khả thi của các PPDH đã đề xuất khi dạy học sinh lớp 11 các tác phẩm Thơ mới theo đặc trưng thể loại. Kết quả thực nghiệm sẽ xác nhận giá trị khoa học và thực tiễn của những đề xuất đổi mới PPDH Thơ mới trong chương trình Ngữ văn lớp 11, chương trình chuẩn theo đặc trưng thể loại.
- Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề xuất. Sơ bộ đánh giá hiệu quả các PPDH đã thử nghiệm về mặt tạo hứng thú, sự say mê, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của HS
- Việc thể nghiệm dạy học có thể rút ra những kinh nghiệm để sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện hơn những đề xuất đổi mới về phương pháp giảng dạy Thơ mới.
3.2. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian thực nghiệm
Để đảm bảo chính xác, thực nghiệm được tiến hành hoàn toàn khách quan. Người tiến hành thực nghiệm tuân thủ theo chỉ đạo của hướng dẫn, HS thực nghiệm một cách bí mật.
Chúng tôi chọn Trường THPT Yên Hoà và Trường THPT Nhân Chính ở Hà Nội làm địa bàn thực nghiệm vì hai trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi.
3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
- Chọn 2 lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng: đây là những lớp có nhiều điểm tương đồng nhau về ý thức học tập (đều tích cực, chủ động), về thành tích học tập ( các lớp tương đương nhau về điểm số môn học ở năm học trước). + 2 lớp thực nghiệm: Lớp 11A3 trường THPT Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội và Lớp 11A5 trường THPT Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
+ 2 lớp đối chứng: Lớp 11A6 trường THPT Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội và Lớp 11A7 trường THPT Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Chọn 4 giáo viên đang trực tiếp đứng lớp: Các GV tham gia giảng dạy có tuổi nghề và tuổi đời đồng đều, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục HS. Đây là những GV giỏi của hai trường thực nghiệm.
Thông tin cụ thể về các lớp học như sau : Địa bàn
thực
nghiệm Đối tượng thực nghiệm
Trường THPT Nhân Chính Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 11A3 45 11A6 46 Trường THPT Yên Hoà 11A5 43 11A7 44
3.2.2. Thời gian thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi tổ chức dạy thực nghiệm theo kế hoạch dạy học của nhà trường, của tổ chuyên môn và theo thời khóa biểu.
3.3. Quy trình thực nghiệm
3.3.1. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy học hai tác phẩm: Vội vàng của
Xuân Diệu và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.
Chúng tôi đánh giá kết quả dựa trên sự tổng hợp kết quả từ hai nguồn: đánh giá từ kết quả dự giờ theo tiêu chí mà chúng tôi thiết lập và đánh giá từ bài kiểm tra HS theo hướng tổng hợp ( 2 tiết)
3.3.2. Cách thức tiến hành
Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành như sau:
- Bước 1: Soạn thảo, thiết kế bài giảng phục vụ cho hoạt động dạy học hai tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
theo đặc trưng thể loại
- Bước 2: Trao đổi với giáo viên dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng về mục đích, kế hoạch thực nghiệm.
Đối với mỗi tiết dạy thực nghiệm chúng tôi đều tiến hành theo các bước sau:
+ Trình bày với GV dạy thực nghiệm ý tưởng thực nghiệm trong mỗi bài dạy, nêu rõ những PP mới cần thực nghiệm, chỉ ra những điểm khác với cách dạy truyền thống trên cơ sở đó dự kiến những khó khăn sẽ gặp phải và hướng giải quyết.
+ Yêu cầu giáo viên dạy thực nghiệm nghiên cứu giáo án, nêu những thắc mắc và đưa ra những ý kiến bổ sung để cùng hoàn chỉnh giáo án.
+ Cùng dự kiến các hình thức hoạt động của học sinh trong giờ học. - Bước 3: Dự các tiết dạy thực nghiệm, quan sát quá trình tổ chức hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh để đánh giá khả năng thể hiện giáo án của giáo viên và hứng thú học tập của học sinh.
- Bước 4: Quan sát việc phát phiếu của GV và hoạt động thực hiện các yêu cầu trong phiếu điều tra của HS để đảm bảo tính khách quan của kết quả điều tra.
- Bước 5: Thu phiếu điều tra, tổng hợp kết quả thực nghiệm.
- Bước 6: Gặp gỡ trao đổi với GV dạy thực nghiệm về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện thiết kế bài giảng; Trao đổi với HS để biết được thái độ học tập của các em.
3.3.3. Thiết kế thể nghiệm
Bài 1 VỘI VÀNG
Xuân Diệu
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
- Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa mạch xúc cảm dồi dào và mạch triết luận sâu sắc của bài thơ cùng với những sáng tạo trong hình thức thể hiện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức
- Hiểu được những đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình.
- Trình bày được những nét khái quát về tác giả Xuân Diệu (tiểu sử, con người và sự nghiệp thơ văn) và xuất xứ bài thơ Vội vàng
- Phân tích được niềm khát khao giao cảm với đời, tình yêu cuộc sống mãnh liệt và quan niệm nhân sinh thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
- Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
- Liên hệ được với quan niệm và lối sống của thanh niên hiện nay.
2. Về kĩ năng
- Kỹ năng đọc - hiểu văn bản (đọc thơ trữ tình, phân tích ngôn ngữ, hình ảnh và nhân vật trữ tình trong bài thơ)
- Kỹ năng diễn đạt một vấn đề - Kỹ năng làm việc hợp tác
3. Thái độ
- Có thái độ với quan niệm sống của nhà thơ, trân trọng tấm lòng và tài năng của nhà thơ.
- Thái độ nghiêm túc, sáng tạo khi làm việc với văn bản - Nghiêm túc và có trách nhiệm khi làm việc nhóm.
C. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm
- Tổ chức học sinh đọc diễn cảm văn bản
- Định hướng học sinh phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ, các bài tập trắc nghiệm và tự luận.
1.2. Phương tiện
Máy tính, máy chiếu (projector), các trang giáo án điện tử.
2. Học sinh
- Chủ động tìm hiểu về tác giả và bài thơ Vội vàng từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm. Có thể trình bày những thu hoạch của nhóm bằng phần mềm trình diễn Powerpoint.
- Đọc kỹ tác phẩm. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích, tìm hiểu tác phẩm. Phân tích bài thơ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:
4. Dẫn dắt vào bài mới:
Trong “Thi nhân Việt Nam”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận xét về Xuân Diệu thật sâu sắc và chí lí: Đó là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới…Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết. Các nhà Thơ mới, đặc biệt là
Xuân Điệu đã đem đến trong thơ ca cái đẹp của sự sống, của thiên nhiên tạo vật và của tình người. Con người trong sự sống tự nhiên và quy luật vĩnh hằng của nó cũng vui buồn, khao khát hạnh phúc và luôn hy vọng, mơ ước. Xuân Diệu đã đến với cuộc đời như một sứ giả của thi ca mang tình yêu, niềm vui và hương sắc, khao khát hạnh phúc và sự giao cảm với mọi người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu Xuân Diệu qua tác phẩm Vội vàng của ông.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
I.
* Giới thiệu về nhà thơ Xuân Diệu (bằng nghe một bài hát, đọc một đoạn thơ, một lời trữ tình ngoại đề...) * Hƣớng dẫn HS trình bày kết quả tìm kiếm về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, I.
* Nghe, ghi tên bài *1 HS giới thiệu bằng lời dẫn dắt và các trang trình chiếu sinh động về tác giả Xuân Diệu, về tập Thơ thơ và I. Vài nét chung 1. Tác giả
- Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
- Cha đàng ngoài mẹ ở đàng trong, lại là con vợ lẽ, đẹp trai, đa tình, đa tài.
- Trước Cách mạng, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, sau Cách mạng, là một trong những
nhan đề của bài thơ) (
kết quả của kĩ thuật góc)+ trình bày các trang Powerpoint giới thiệu về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, nhan đề của bài thơ)+ thu hoạch
bài thơ Vội vàng
:
*1 HS tóm tắt trong một đoạn thuyết minh
nhà thơ hàng đầu của thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Lao động sáng tạo nghệ thuật cần cù, sự nghiệp văn học phong phú đa dạng
- Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam thế kỉ XX. - Một số tác phẩm của Xuân Diệu trước và sau cách mạng.
? Vội vàng được in
trong tập thơ nào của Xuân Diệu? Em hiểu gì về tập thơ này? HS: in trong tập Thơ thơ, tập thơ đầu khi
XD mới 22 tuổi
? Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ?
HS: Thể hiện sự trẻ trung, sôi nổi, nhiệt tình; Thể hiện quan niệm thời gian trôi
* Nghe, ghi vở
HS: Thể hiện sự trẻ trung, sôi nổi, nhiệt tình; Thể hiện quan niệm thời gian trôi chảy, thời
2. Tác phẩm 2.1. Xuất xứ
- Tập Thơ thơ - tập thơ đầu tay của Xuân Diệu (1938) viết khi nhà thơ rất trẻ (22 tuổi). Thơ thơ thể hiện rõ vẻ “xuân sắc”, “xuân tình” trong thơ Xuân Diệu.
- Vội vàng trích trong Thơ thơ,
được tuyển vào Thi nhân Việt Nam, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu.
2.2. Nhan đề
- Ý nghĩa 1: Hãy nhanh chóng,
khẩn trương, gấp rút kẻo không kịp làm một việc nào đó.
- Ý nghĩa 2: đời người quá ngắn
ngủi so với vòng tuần hoàn của tạo hóa cho nên phải tận hưởng cuộc
chảy, thời gian không đợi. *GV bình chốt- ghi bảng hoặc chốt màn hình ? Nhan đề của một số bài thơ có cùng ý tưởng? GV: thời gian là lực đẩy tạo nên những
gian không đợi.
HS ôn lại những kiến thức đã được học.
sống, vì cuộc sống rất đẹp rất đáng yêu. Con người phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, phải sử dụng tuổi thanh xuân cho thật có ý nghĩa, phải luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng cách dâng hiến, cống hiến sức lực và tuổi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên trường tồn.
- Ý nghĩa 3: hãy khai thác, tìm
kiếm trong cuộc sống tươi đẹp những cảm hứng sáng tạo, hãy lấy cuộc sống tươi đẹp này làm đối tượng của nghệ thuật để sáng tạo và ngợi ca, không nên trốn vào quên lãng, vào thiên nhiên, vào tôn giáo, vào tình yêu. Cuộc đời và sức sáng tạo của mỗi người là hữu hạn, do đó phải khẩn trương tìm tòi và sáng tạo để dâng hiến cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và để góp phần vĩnh cửu hóa cái đẹp trong nghệ thuật.
- Một số bài thơ có nhan đề tương tự: Giục giã, Dâng, Mời yêu
luồng rung động trong cảm hứng sáng tạo. Với Vội vàng, Xuân