Thực tiễn giảng dạy Thơ mới hiện nay

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học thơ mới cho học sinh Trung học phổ thông từ góc độ đặng trưng thể loại (Trang 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Thực tiễn giảng dạy Thơ mới hiện nay

Vấn đề dạy học văn - một vấn đề tưởng như đơn giản ấy đã và đang làm trăn trở bao thế hệ thầy cô giáo dạy văn ở nhiều miền đất nước. Trước đến nay, trong nhận thức người ta dễ dàng trả lời là dạy học văn là để giáo dục, để mở rộng tâm hồn học sinh, để mở rộng sự nhận thức về xã hội và thực hiện những

mục đích này, mục đích khác của hoạt động chính trị, rồi nhận thức cái đẹp của con người, của chế độ…người ta có thể kể hàng ngày những thứ đó. Vấn đề phương pháp bao giờ cũng là vấn đề được quan tâm trong mọi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hay nhân văn. Không có một nhà khoa học, nhà văn, nhà sư phạm nào lại không quan tâm đến vấn đề phương pháp trong hoạt động khoa học hay trong quá trình đào tạo. Một trong những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Đây là vấn đề cấp bách hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn và nâng cao chất lượng đào tạo học sinh cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền khoa học nước nhà.

Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung, về phương pháp dạy Thơ mới nói riêng nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học. Một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chương. Hơn nữa, không ít giáo viên đứng lớp chưa được trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới. Vấn đề quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới chỉ đến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về

cung cấp lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Một số các giáo trình tài liệu về phương pháp dạy học Văn còn mang bệnh lý thuyết và sách vở hoặc chịu tác động từ các phương pháp dạy học của nước ngoài. Nhiều giáo viên còn mơ hồ trước những khối lý luận phương pháp dạy học chung chung áp dụng lúc nào cũng đúng không chỉ cho riêng bộ môn Văn mà cả các bộ môn khác.

Có thể kể đến một vài nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là do hoàn cảnh xã hội xã hội: Thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ, dễ hiểu là đại đa số học sinh chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế…ít có học sinh hứng thú học văn, bởi phần đông học sinh nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con người xã hội, không học cũng biết đọc, biết nói, học văn không thiết thực.

Nguyên nhân nữa là do phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa về giảng, bình, diễn giảng. Thật vậy, cách dạy học Ngữ văn từ trước tới nay có mấy lệch lạc như: Đối với bài học tác phẩm văn học thì chú trọng cái gọi là “giảng văn”. Bao nhiêu SGK trước nay đều gọi đó là môn “Văn học trích giảng”, “Văn học

giảng bình”, “Giảng văn”, “Văn học giảng luận”, “Phân tích tác phẩm văn học”. Dạy văn hầu như chỉ có một đường là “giảng”, “bình”, “luận”, “phân

tích”. Giáo án soạn ra là để cho giáo viên giảng. Quan niệm giảng văn như thế có phần sai tận gốc. Một là văn học sáng tác cho người đọc đọc, do đó môn học tác phẩm văn học phải là môn dạy học sinh đọc văn, giúp học sinh hình thành kĩ năng đọc văn, trở thành người đọc có văn hoá chứ không phải là người biết thưởng thức việc thầy giảng bài. Hai là môn ngữ văn hiện nay thiếu khái niệm khoa học về Đọc văn. Khái niệm “đọc” chỉ được hiểu là đọc thành tiếng, đọc diễn cảm mà không thấy nói là đọc - hiểu. Đối với phân môn làm văn thì chỉ dạy lí thuyết rồi ra đề cho học sinh tập làm theo những đề yêu cầu học sinh viết lại những điều học sinh đã học mà ít yêu cầu khám phá, phát hiện những cái mới trên cơ sở những điều đã biết.

Phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, học sinh phải học thuộc kiến giải của thầy. Đây cũng là phương pháp phản sư phạm, bởi vì

bản chất học tập không phải là tiếp nhận những gì được đưa trực tiếp từ ngoài vào, mà là sự kiến tạo tri thức mới dựa trên cơ sở nhào nặn các dữ liệu mới và kinh nghiệm đã được tích luỹ. Học thực chất không phải là học thuộc mà là tự biến đổi tri thức của mình trên cơ sở tác động của bên ngoài và của hoạt động của người học. Do đó việc áp đặt kiến thức chỉ có tác dụng tạm thời, học xong là quên ngay, không trở thành kiến thức hữu cơ của một bộ óc biết suy nghĩ và phát triển.

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên còn chưa thực sự tâm huyết với nghề, đam mê với nghề. Đặc thù của môn khoa học xã hội là nội dung kiến thức thường được trình bày trong SGK, sách GV nên giáo viên không chịu đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đường mòn là trình bày lại những nội dung cố định, vì vậy mà giờ học rơi vào tình trạng hình thức. Theo như khảo sát của chúng tôi thì ngay cả giờ giảng được đánh giá là thành công thì tính chất độc diễn của giáo viên vẫn thể hiện rõ nét. Giáo viên chưa thực sự xem học sinh là chủ thể của hoạt động học văn, chưa trao cho các em tính chủ động trong học tập. Coi học sinh là chủ thể của hoạt động học tập của mình thì học sinh phải là người chủ thể trong các hoạt động học tập, là người chủ động kiến tạo các kiến thức của mình mà giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Giáo án của giáo viên phải là kế hoạch hoạt động của học sinh để tự kiến tạo kiến thức, chứ không phải giáo án để giáo viên giảng và bình trên lớp.

Khi dạy phần Thơ mới, nhiều giáo viên vẫn thiên về hoàn cảnh ra đời để gán cho mỗi bài thơ một nội dung mang tính xã hội. Giáo viên chỉ giải thích từ ngữ mà chưa chú ý hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, ngôn ngữ, giọng điệu tác phẩm. Giáo viên chưa hướng dẫn học sinh tìm ra mạch cảm xúc của từng nhà thơ, sự vận động cảm xúc trong từng nhà thơ và tìm ra cao trào cảm xúc. Hầu như ít giáo viên chú ý tới vấn đề nhạc điệu trong từng tác phẩm. Nhiều giáo viên nặng về kể tiểu sử tác giả và hoàn cảnh sáng tác, ví dụ bài “Đây thôn Vĩ Dạ” nặng về mối tình Hoàng Cúc mà bỏ qua tính nghệ thuật, tính thẩm mĩ của bài thơ… biến bài thơ thành bài minh họa cho một “chuyện tình”. Chúng ta biết, đó là một bài thơ trữ tình. Do đó, điều

quan trọng là phải chú ý phân tích cảm xúc, tâm trạng, cảm hứng của nhân vật trữ tình, chú ý khai thác hình ảnh, vần, nhịp điệu… trong tác phẩm. “Chuyện tình” giữa tác giả và Hoàng Cúc chỉ là một yếu tố để ta hiểu thêm về tác phẩm chứ không phải là căn cứ để phân tích tác phẩm.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do giáo viên chưa xác định loại thể của tác phẩm hoặc chưa chú ý đến đặc điểm của loại thể của tác phẩm. Tình trạng này khiến cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá tác phẩm không chính xác.

Do chưa tìm hiểu kĩ về đặc trưng Thơ mới nên nhiều giáo viên còn lúng túng trong giảng dạy. Vì thế giáo viên chưa chuyển tải hết những nét đặc trưng của từng hồn thơ trong từng thi phẩm cụ thể.

Để đánh giá đúng, chính xác sự tiếp nhận của các em về phương pháp, về cách tiếp cận các bài thơ lãng mạn 1930 - 1945 trong chương trình, tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh lớp 11 khi giảng dạy và tiếp nhận phần Thơ mới (1930-1945)

Quá trình khảo sát được tiến hành cụ thể như sau: - Đối tượng :

+ Học sinh các lớp 11A1, 11A3, 11A6 trường THPT Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

+ Học sinh các lớp 11 A2, 11 A5 trường THPT Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

+ Giáo viên Ngữ văn 2 trường THPT Yên Hoà và THPT Nhân Chính - Thời gian: Năm học 2010-2011

- Phiếu khảo sát: Có kèm theo trong phần phụ lục của luận văn. Sau đây là kết quả điều tra:

Bảng 2.1. Tổng hợp 21 giáo viên ở 2 trường THPT Yên Hoà - Cầu Giấy

và trường THPT Nhân Chính – Thanh Xuân, Hà Nội

STT Câu hỏi Phân loại

Kết quả Trường THPT Yên Hoà Trường THPT Nhân Chính 1 Khi phân tích các tác

phẩm Thơ mới, GV phân tích yếu tố nào? Kết cấu Tình huống Nhạc điệu Chủ thể trữ tình 24% 27% 19% 40% 36% 24% 10% 30% 2 GV có hướng dẫn học

sinh phân tích ý nghĩa của các hình ảnh thơ không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

58% 42% 0% 61% 38% 1% 3 GV có phân tích sự vận động cảm xúc, tâm trạng để rút ra chủ để, tư tưởng của bài thơ không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

69% 31% 0% 72% 28% 0% 4 GV có thấy trình tự phân tích sau hợp lý không? - Nhịp điệu, vần điệu - Ý nghĩa của các hình ảnh thơ - Sự vận động của cảm xúc, tâm trạng

- Hình tượng cái tôi trữ tình Rất hợp lý Bình thường Không hợp lý 73% 27% 0% 81% 19% 0%

Định hướng phân tích tác phẩm theo hướng phân tích cảm xúc của cái tôi trữ tình trong từng bài thơ trên cơ sở nắm được đặc trưng phong cách của từng tác giả. Căn cứ vào đặc điểm thi pháp của Thơ mới, cách phân tích thời gian, không gian nghệ thuật về thời gian, không gian tâm trạng của cái tôi trữ tình từ đó khái quát thành quan niệm nghệ thuật về con người của Thơ mới. Phải

nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài cho học sinh để tạo tâm thế tiếp nhận cũng như xây dựng hệ thống câu hỏi phân tích tác phẩm trên lớp. Lựa chọn phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong tiếp nhận văn học. Điều cần tránh trong dạy học văn chính là sự truyền thụ kiến thức một chiều, giáo viên không thể cảm thụ hộ, cảm thụ thay cho học sinh.

2.1.3.2. Kết quả khảo sát từ phía học sinh

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát của 198 học sinh ở 2 trường THPT

Yên Hoà và THPT Nhân Chính

STT Câu hỏi Phân loại

Kết quả Trường THPT Yên Hoà Trường THPT Nhân Chính 1 Em đã được học những tác phẩm thơ trữ tình chưa? Đã học Chưa học 100% 100%

2 Em hiểu thế nào là thơ trữ tình không? Hiểu Hiểu ý Không hiểu 60,4% 22,6% 17% 54,3% 26,7% 19% 3 Em có thích học phần Thơ mới 1930-1945 ở lớp 11 không? Vì sao? Thích Bình thường Không thích 71,7 % 18,5% 0,8%. 69% 20% 11%

4 Ấn tượng của em sau khi học các tác phẩm Thơ mới là gì? Vui Buồn Đau xót Khát vọng 6% 90% 2% 2% 8% 89% 1% 2% 5 Khi học Thơ mới, em

thích tiếp cận bằng cách nào? Đọc diễn cảm. Nêu vấn đề Giảng bình. Làm việc nhóm. 26% 21% 17%. 36% 24% 20% 16% 40%

Qua số liệu điều tra chúng tôi nhận thấy các em đều thích học các tác phẩm Thơ mới 1930-1945 bằng phương pháp đọc diễn cảm và hoạt động nhóm sau đó là phương pháp nêu vấn đề đàm thoại và phương pháp giảng bình. Với đặc điểm tâm lí và trình độ tiếp nhận của các em học sinh lớp 11 thì việc thích học theo phương pháp trên là đúng và hợp lí.

Qua khảo sát chúng tôi thấy: Các em đều hiểu tương đối chính xác về cách thể hiện cảm xúc của các thi nhân, không có sự nhầm lẫn hoặc hiểu sai kiến thức ở đây.

Về phía học sinh, để có thể tiếp nhận một cách thuận lợi và sâu sắc những tác phẩm Thơ mới 1930-1945 học sinh cần:

-Không ngừng cố gắng rèn luyện nâng cao năng lực tiếp nhận văn học. đọc nhiều để mở rộng sự hiểu biết về các lĩnh vực, làm phong phú thêm vốn từ ngữ, nâng cao khả năng diễn đạt…

-Có thái độ trân trọng và thận trọng khi tiếp xúc với những thi phẩm Thơ mới 1930-1945

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình về tác phẩm. Tự giác, chủ động trong việc tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội tác phẩm.

- Luyện đọc và luyện cách thể hiện cảm xúc qua cao độ, trường độ, cường độ của giọng đọc.

-Cố gắng đọc thêm những tư liệu có liên quan đến bài học, tập viết lời bình cho những câu thơ, đoạn thơ mà mình tâm đắc.

2.2. Hƣớng tiếp cận tác phẩm Thơ mới từ góc độ đặc trƣng thể loại

2.2.1. Thể hiện nhạc điệu của tác phẩm thơ qua đọc sáng tạo

Thơ mới 1930-1945 thiên về bộc lộ cảm xúc cảm xúc, thiên về trực cảm và giàu nhạc tính, do vậy nhạc điệu thơ và sự thể hiện cảm xúc là yếu tố chính trong các thi phẩm. Nhạc điệu được thể hiện qua các yếu tố: nhịp điệu, thanh điệu và vần điệu. Nắm được đặc tính đó, đặc biệt là nắm được nhạc điệu của bài thơ khi đọc ta sẽ làm nổi bật được cảm xúc mà tác giả gửi gắm trong đó.

Do tính đặc thù của môn học, đọc sáng tạo là một hoạt động không thể thiếu. Đọc ở giai đoạn nào và các yêu cầu đọc từng là vấn đề thu hút sự quan tâm của không ít những nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, những nhà sư phạm-đặc biệt là các giáo viên trực tiếp thực hiện công tác dạy văn. Đọc văn bao giờ cũng gắn liền với tiếp nhận hay nói cách khác: đọc văn là bắt đầu biểu hiện của tiếp nhận, nó mang đậm dấu ấn cá nhân người đọc trong những cảm nhận của mình về tác phẩm thông qua hoạt động ngân rung và thẩm thấu âm thanh. Đọc văn không chỉ là việc phát âm thông thường mà là quá trình “thức tỉnh cảm xúc”. Quá trình tri giác và nhuần thấm tín hiệu để “chuyển mã” ngôn ngữ nghệ thuật đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân người đọc để lựa chọn nét nghĩa thích hợp cho văn bản. Vốn sống, vốn kinh nghiệm không phải tự nhiên xuất hiện trùng khớp với nghĩa văn bản mà được huy động, sàng lọc thông qua con đường liên tưởng và tưởng tượng. Trong nhà trường, việc đọc của học sinh được gắn liền với những yêu cầu chặt chẽ của các bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm nhằm tạo nên sự nhất quán về hình tượng, tạo nên sự thống nhất sáng tỏ về tư tưởng thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học thơ mới cho học sinh Trung học phổ thông từ góc độ đặng trưng thể loại (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)