Tài liệu hướng dẫn về giảng dạy Thơ mới cho giáo viên trong

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học thơ mới cho học sinh Trung học phổ thông từ góc độ đặng trưng thể loại (Trang 42)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Tài liệu hướng dẫn về giảng dạy Thơ mới cho giáo viên trong

trường phổ thông

Hiện nay, trong các nhà trường THPT, tài liệu hướng dẫn giảng dạy về Ngữ văn nói chung và Thơ mới nói riêng, đặc biệt là giảng dạy từ góc độ đặc trưng thể loại vẫn còn là một vấn đề đáng được quan tâm và bàn đến.

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy là cơ sở giúp giáo viên có cách nhìn mới về sách giáo khoa và định hướng rõ hơn về chuẩn kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Tuy nhiên nếu hiểu không đúng mục đích bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức thì việc thực hiện sẽ không đồng nhất, mỗi người một kiểu.

Về vấn đề văn bản và cách hiểu một số từ của các bài Thơ mới trong chương trình môn văn PTTH, Trước hết cần phải xác định chính xác văn bản thơ mà trong khi trích đăng cũng như bình giảng không ít người đã sơ sót, mặc dù đã được nhiều lần đính chính.

Những bài thơ được in trong sách giáo khoa thí điểm xuất bản năm 2004 mặc dù đã sữa chữa nhiều sơ sót trong các lần in trước nhưng do trích thơ từ những nguồn khác nhau nên cũng có vài khác biệt. Hãy thử so sánh một số bài Thơ mới trong 2 bộ sách vừa nêu:

Tên bài thơ Sách giáo khoa thí điểm lớp 11, tập 2, Bộ 1- Trần Đình Sử chủ biên

Sách giáo khoa thí điểm lớp 11, tập 2, Bộ 2- Phan Trọng Luận chủ biên

Vội vàng Con gió xinh thì thào

trong lá biếc

(Thơ thơ, NXB Đời nay, H. 1938)

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc

Tuyển tập Xuân Diệu, tập 1- Thơ, NXB Văn học, H. 1983. Đây thôn Vĩ Dạ Ai biết tình ai có đậm đà?

(Đau thương, NXB Hội nhà văn, H. 1995)

Ai biết tình ai có đậm đà. (Thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học, H. 1991

Tràng giang Thuyền về, nước lại sầu

trăm ngả

Sông dài trời rộng, bến cô liêu

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

(Lửa thiêng, NXB Hội nhà văn, H.1995)

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng

(Lửa thiêng, NXB Đời Nay, HN, 1940)

Tống biệt hành

Một chị, hai chị cũng như sen

Trời chưa mùa thu tươi lắm thay

(Thơ Thâm Tâm, NXB Văn học, H.1998)

Một chị, hai chị cùng như sen

Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay

(Thi nhân Việt Nam, in lần thứ 2, Nguyễn Đức Phiên XB, H. 1943 Tiếng địch sông Ô Chỉ trích một số đoạn tiêu biểu

(Theo Huy Thông; Tiếng sóng –Yêu thương - Tiếng địch sông Ô, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 1995) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trích từ câu 175 đến hết bài thơ

(câu 234)

(Theo Hà Nội báo, số 2 ngày 8-1-1936)

Qua so sánh, có thể thấy Bộ 2, sách thí điểm có những sơ sót dẫn đến việc hiểu sai câu thơ và không thấy hết những nét riêng của nhà thơ. Chẳng hạn: Con gió khác với cơn gió, và đó là cách nói mới mẻ của Xuân Diệu. Trong bài

“Tràng giang”, giữa hai câu: “Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả” và “ thuyền về nước lại, sầu trăm ngả” không thể hiểu giống nhau được do dấu phảy được

đặt ở những vị trí khác nhau... Giảng bài “Đây thôn Vĩ Dạ” không thể không chú ý đến 3 dấu hỏi trong 3 khổ thơ đi liền theo các câu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Có chở trăng về kịp tối nay? Ai biết tình ai có đậm đà?. Phải

chăng vì in thiếu dấu hỏi cuối câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà ?” mà sách

giáo viên lớp 11 (Bộ 2, tập 2) hoàn toàn không đề cập đến chi tiết này, trong khi đó ở sách Bài tập (Bộ 1, tập 2) lại đưa vào một ý lớn để hướng dẫn cho giáo viên giảng dạy?

Mỗi khổ thơ trong bài thơ chứa đựng một câu hỏi. Những câu hỏi này đã giúp độc giả nhận ra được tiếng nói trữ tình sâu thẳm của bài thơ. Với câu hỏi đầu tiên vốn có dáng dấp của một lời tự nhắc (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?) ta

nghe được niềm xốn xang trong lòng nhân vật trữ tình khi kỉ niệm về Huế, về thôn Vĩ được đánh thức một cách đột ngột. Còn câu hỏi thứ hai (Có chở trăng về

kịp tối nay?) cho thấy nhân vật dần chìm sâu vào mặc cảm về thân phận và tự

thấy mình là kẻ “chậm chân”, “lỡ chuyến” giữa cuộc đời. Câu hỏi xuất hiện cuối bài (Ai biết tình ai có đậm đà?) ẩn ngụ một chút hoài nghi, một chút trách móc,

vừa thoáng vẻ cam chịu, vừa nhói lên khát vọng sống khôn cùng.

Những bài Thơ mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 11 là những bài thơ hay, tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, thể hiện khá rõ nét đặc trưng cơ bản của thơ lãng mạn. Nhưng ở mỗi nhà thơ; mỗi bài thơ; những đặc trưng đó được thể hiện với những sắc thái riêng biệt, độc đáo tùy thuộc vào 6 đối tượng, hoàn cảnh riêng, cảm xúc, quan niệm nghệ thuật, tài năng và cá tính sáng tạo của từng nhà thơ. Chẳng hạn, nỗi buồn và cô đơn là một nét chung được thể hiện ở hầu hết các nhà Thơ mới nhưng tâm trạng, cảm xúc đó được biểu hiện khác nhau qua các tác giả cũng như ở các bài thơ khác nhau của

cùng một tác giả. Nếu người đọc bắt gặp ở bài Thơ duyên một nỗi buồn nhè

nhẹ, phảng phất của một thanh niên mới lớn ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của cô gái nhưng vẫn e dè ngần ngại vì "lần đầu rung động nỗi thương yêu" thì cái buồn đã trở nên u uất, tiếc nuối, cô đơn hơn trong Đây mùa thu tới và Vội vàng.

Người đọc có thể cảm nhận được tình yêu trong sáng với những hình ảnh hài hòa trong Thơ duyên của Xuân Diệu nhưng cũng lay động bởi hình ảnh

tươi sáng, hài hòa rồi chia lìa, buồn bã trong Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và cũng không thể không thấy được khúc ca bi

tráng ở cảnh Hạng Võ biệt Ngu Cơ trong Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy

Thông... Đây cũng chính là điều thể hiện mối quan hệ riêng chung thống nhất nhưng đa dạng và phong phú trong sáng tạo nghệ thuật.

Đặt Thơ mới lãng mạn trong mối tương quan với thơ hiện thực và thơ cách mạng, không thể không thấy những hạn chế của nó trong việc phản ánh những vấn đề lớn của hiện thực cách mạng xét trên những tiêu chí đánh giá của văn học cách mạng. Tuy nhiên nhìn từ góc độ hiện đại hóa nền văn học Việt Nam thì phải nói Thơ lãng mạn nói riêng và văn học lãng mạn nói chung có vai trò của người tiên phong. Đây không phải là nét đặc thù trong văn học Việt Nam mà là một đặc điểm có tính qui luật phổ biến của văn học thế giới. Bởi vì những nhà văn lãng mạn là những người nhạy cảm hơn ai hết trước những qui phạm gò bó của thi pháp thơ ca thời Trung đại. Vấn đề hiện đại hóa văn học, dĩ nhiên không phải chỉ có văn học lãng mạn mà còn có sự đóng góp của các dòng văn học khác nhưng cũng cần thấy vai trò tiên phong của văn học lãng mạn. Không phải không có lí khi có nhiều người đồng nhất khái niệm hiện đại hóa văn học với khái niệm chủ nghĩa lãng mạn.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học thơ mới cho học sinh Trung học phổ thông từ góc độ đặng trưng thể loại (Trang 42)