Giải pháp cho nguồn nhân lực thiết kế sản phẩm:

Một phần của tài liệu Trình tự nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu văn hóa phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Văn hóa phẩm (Trang 59)

Trong thời gian qua, ngành may Việt Nam đã thực hiện được một số kết quả đáng khích lệ. Sản phẩm của ngành bao gồm nhiều chủng loại khác nhau từ sơ mi nam nữ, áo jacket, áo khoác nam nữ, … Nhiều sản phẩm mới ra đời đặc biệt một số sản phẩm đã khẳng định được trên thương trường quốc tế. Mặc dù vậy, một thực trạng là các doanh nghiệp may chưa đáp ứng được yêu cầu đối với hàng may mặc như mốt, mẫu mã, đường nét, chất liệu, màu sắc… của thị trường xuất khẩu. Nên rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã lựa chọn phương án mua mẫu mốt của nước ngoài về sản xuất. Như vậy. chúng ta lại phải mất đi một phần giá trị gia tăng của sản phẩm. Trong khi đó, các sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang ra trường rất khó tìm được việc làm đúng nghề. Điều này bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính: Do chương trình đào tạo trong trường chưa phù hợp với tình hình thực tế nên sinh viên ra trường chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, mặt khác hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn chế nên quỹ tài chính để đào tạo các nhà thiết kế chuyên nghiệp phục vụ cho hoạt động thiết kế của Công ty bị hạn chế. Song để phát triển bền vững ngành dệt may thì việc chủ động trong các mẫu thiết kế cho sản phẩm xuất khẩu là cần thiết. Để làm được điều này, cần thực hiện các giải pháp:

Hiệp hội dệt may cần phối hợp với các doanh nghiệp dệt may và các trường Trung cấp, cao đẳng, đại học để mở các lớp đào tạo về thiết kế thời trang, phân tích vải, kỹ năng bán hàng chuyên ngành dệt may ( gồm các kỹ năng thiết kế thời trang, bán hàng, làm mẫu, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động).

Việc đào tạo được thực hiện theo hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn tập trung tại các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may Việt Nam, kết hợp đào tạo dài hạn và ngắn hạn, kết hợp đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ (vừa học vừa làm), đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.

Một phần của tài liệu Trình tự nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu văn hóa phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Văn hóa phẩm (Trang 59)