Phát triển thượng nguồn ngành may và tăng cường liên kết dệt – may Việt Nam :

Một phần của tài liệu Trình tự nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu văn hóa phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Văn hóa phẩm (Trang 58)

chưa phát triển bền vững được là do tính chưa bền vững của nguồn nguyên liệu, phụ liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất.

Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là hết sức cần thiết không chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam mà nó còn đảm bảo sự bền vững cho toàn bộ cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ mà đáng ra Việt Nam cần tiến hành nó từ rất lâu rồi sẽ giải quyết được vấn đề lớn về công ăn việc làm cho người lao động.

4. Phát triển thượng nguồn ngành may và tăng cường liên kết dệt – mayViệt Nam : Việt Nam :

Căn cứ vào định hướng thị trường trung tâm, vị trí của mỗi ngành và quan hệ giữa các ngành trong tiến trình phát triển chung, có thể chia ngành may mặc thuộc nhóm công nghiệp hướng về xuất khẩu vợi sợi dệt thuộc nhóm công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu.

Phát triển công nghiệp sợi dệt nằm trong khuôn khổ phát triển các ngành thay thế nhập khẩu với mục tiêu chủ yếu là đáp ứng một trong các yếu tố thượng nguồn chủ yếu của công nghiệp may mặc; đảm bảo tính chủ động và hiệu quả trong phát triển công nghiệp may mặc hiện nay vốn phụ thuộc vào nguồn vải và phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài; tạo nên thị trường rộng lớn và ổn định cho việc phát triển một số ngành nông nghiệp, tạo điều kiện tiền đề để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm…

Tuy nhiên, bài toán phát triển ngành công nghiệp dệt không phải là một bài toán đơn giản bởi khi phát triển ngành nàychúng ta sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều nước có công nghiệp dệt sợi phát triển mạnh, trước hết là Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh gần gũi nhất và có thế lực nhát hiện nay và trong tương lai.

Song để tạo sự phát triển bền vững cho toàn ngành dệt may Việt Nam, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may thì chúng ta không thể mãi lệ thuộc vào sản phẩm dệt của nước ngoài được. Mặt khác, ngành dệt sợi là ngành thu hút nhiều lao động, phát triển ngành này sẽ giúp giải quyết đáng về vấn đề công ăn việc làm cho người lao động.

Để phát triển ngành này cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất: Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu trong nước mà trọng tâm là phát triển cây bông như đã nêu ở trên.

Thứ 2: Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

Đội ngũ nhân lực và công tác đào tạo nhân lực cho công nghiệp sợi – dệt hiện nay còn bất cập quá lớn với yêu cầu phát triển của ngành. Đào tạo nhân lực được coi là vấn đề cơ bản, vừa cấp thiết nhằm phát triển ngành sợi – dệt với tốc độ nhanh, quy mô lớn và trình độ công nghệ ngày càng cao. Trong việc đẩy mạnh đào tạo cho công nghiệp sợi dệt cần chú ý đến hai vấn đề lớn là đảm bảo yêu cầu cân đối trên cả hai mặt cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ và chất lượng đào tạo.

Về cơ cấu ngành nghề, phải đảm bảo đào tạo đủ số lượng lao động theo các khâu của quá trình công nghệ. Về cơ cấu trình độ, cần phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật, bên cạnh đó cần đặc biệt coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao. Đội ngũ này có vị trí quan trọng không phải chỉ trong việc điều hành quá trình công nghệ sản xuất mà còn cả trong việc cải tiến, hoàn thiện công nghệ, thiết bị sản phẩm hiện có, làm các công nghệ, thiết bị nhập ngoại thích ứng với điều kiện của Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm dệt từ Hoa Kỳ, trong khi đó chúng ta là nước nhập khẩu lớn thứ 2 của Hoa Kỳ sau Trung Quốc. Có thể nói, nếu không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào thì vô hình chung càng tăng trưởng xuất khẩu bao nhiêu thì chúng ta càng là thị trường tiêu thụ béo bở cho Hoa Kỳ và Trung Quốc trong việc xuất khẩu nguyên liệu và phụ liệu. Và chúng ta đã phải nhường lại phần nhiều giá trị gia tăng của sản phẩm cho các nước này.

Một phần của tài liệu Trình tự nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu văn hóa phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Văn hóa phẩm (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w