2. Nhân tố về liên kết dệt – may và phát triển thượng nguồn cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam:
3.2. Giải pháp về nguồn phụ liệu phụ trợ phục vụ cho sản xuất.
Nguyên nhân sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế xuất phát từ 3 lý do chủ yếu là: Thứ 1, các ngành phụ trợ này (chủ yếu do doanh nghiệp Nhà nước sản xuất) cung cấp những sản phẩm có chất lượng kém và giá thành cao (vì công nghệ lạc hậu, quản lý kém…) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, một bộ phận khác là các hộ kinh doanh cá thể (phần lớn sản xuất những sản phẩm công nghiệp phụ trợ cấp thấp) đang gặp khó khăn về vốn và công nghệ. Bên cạnh đó thì hầu hết các ngành công nghiệp gần như mới chỉ
phát triển ở khu vực hạ nguồn (lĩnh vực gia công công đoạn cuối của sản phẩm). Khu vực thượng nguồn (lĩnh vực công nghiệp phụ trợ) bao gồm các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng còn kém phát triển. Thứ 3 là trong số các doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp phụ trợ, có rất ít các doanh nghiệp cung ứng linh kiện. Hiện nay chủ yếu là các nhà cung ứng linh kiện Nhật Bản đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam. Phải thẳng thắn nhìn nhận công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu do các doanh nghiệp vẫn mạnh ai nấy làm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp do chưa tính toán được mức lợi nhuận so với chi phí đầu tư nên cũng chưa thực sự vào cuộc.
Theo Quy hoạch phát triển Công nghiệp phụ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, phát triển loại hình công nghiệp này được tập trung vào 5 nhóm ngành cơ bản, trong đó công nghiệp phụ trợ dệt may, sẽ hình thành 3 trung tâm nguyên liệu phụ liệu dệt may ở cả 3 miền. Đến năm 2015, các sản phẩm sơ, sợi tổng hợp sẽ đáp ứng được 50%, đến năm 2020 sẽ đáp ứng được 80% nhu cầu trong nước và xuất khẩu sau năm 2020.
Để thúc đẩy quá trình này và đáp ứng được yêu cầu đề ra đòi hỏi Chính phủ cần phải có nhóm giải pháp đồng bộ. Trong đó, không chỉ thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, sau đó sẽ chuyển giao kỹ thuật cho các doanh nghiệp Việt Nam mà cần tạo dựng môi trường đầu tư với các khu công nghiệp dành riêng cho công nghiệp phụ trợ, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển hạ tầng cơ sở và liên kết doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ chế sản xuất của các doanh nghiệp.
Một số giải pháp thúc đẩy phát triển ngành CNPT Việt Nam
Để có thể tạo ra những sự thay đổi lớn,phát triển mạnh mẽ đối với CNPT ở nước ta hiện nay thì giữa các chủ thể SXKD với nhà nước cần có sự hợp tác và thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể.
Về phía nhà nước:
Hiện nay trong hệ thống luật pháp nước ta vẫn chưa có định nghĩa về ngành CNPT, điều đó dẫn đến việc trong các quy định pháp quy không hề có chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển ngành CNPT. Bởi vậy vấn đề đầu tiên đặt ra là Chính phủ cần phải xây dựng khái niệm CNPT trong hệ thống luật pháp. Hơn nữa thì Chính phủ cũng cần phải nhận diện lại vấn đề và tham gia
tích cực vào cuộc chơi này hơn nữa bằng cách lập ra một cơ quan đầu mối để mối lái cho các DN cung cấp chi tiết linh kiện. Trên thực tế, nước láng giềng Thái Lan đã làm rất tốt việc này trong thời kỳ CNH của họ. Họ đã có một cơ quan nhà nước luôn theo dõi việc hỗ trợ DN vừa và nhỏ để "chui" vào các hãng chính. Trong khi ở nước ta thì vẫn chưa có một cơ quan nào phụ trách
công việc này.
Ngoài ra các cơ quan chính sách phải xây dựng và công khai chiến lược, quy hoạch đối với CNPT. Để tận dụng hiệu quả các nguồn lực còn hạn hẹp. Cần có các chính sách xác định rõ các lĩnh vực cần được ưu tiên để phát triển CNPT.
Một vấn đề quan trọng khác theo nhận định của các chuyên gia kinh tế nước ngoài, thì Việt Nam cần có những điều chỉnh với các DNNN vì đây là những DN đã tồn tại rất lâu, cần phải tận dụng, định hướng sản xuất theo xu hướng chuyên môn hóa, tập trung vào một ngành. Mặt khác, một số ngành thuộc CNPT cần vốn đầu tư rất lớn, không phải DN tư nhân nào cũng làm được, bởi vậy công việc này cần được thúc đẩy nhanh chóng hơn. Các DNNN cũng có thể liên doanh liên kết để thành lập các DN vệ tinh, sản suất sản phẩm phụ trợ phục vụ cho bản thân DN và cho xã hội. Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về thuế và về thông tin và sự hợp tác quốc tế ở bình diện quốc gia. Đặc biệt cần phải nâng cao khả năng cấp tín dụng cho DN đầu tư CNPT, đồng thời với nó là đưa ra những ưu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính sách hỗ trợ cho CNPT, tín dụng ưu đãi kết hợp giữa chế độ bảo đảm tín dụng và bù lãi suất đối với ngành CNPT. Một điểm mấu chốt nữa đó là cần có chiến lược vĩ mô trong việc đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNPT. Đây có thể nói là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khoá để phát triển CNPT ở Việt Nam. Bên cạnh việc tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải có chiến lược đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực điện tử, tin học, lắp ráp... Xây dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật,trung tâm dữ liệu của các DN trong ngành CNPT cho các DN vừa và nhỏ.
Về phía doanh nghiệp
sự phát triển của ngành CNPT là nhận thức của bản thân các DN về tầm quan trọng của nó đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Mặc dù gần đây, các cơ quan nhà nước mới bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển CNPT, nhưng các DNNN (chủ thể chính trong lĩnh vực này) từ trước đến nay lại thường hoạt động theo kiểu trọn gói (sản xuất từ A đến Z). Do đó, họ hầu như không có khái niệm về ngành CNPT. Khi tham gia sản xuất từ A đến Z, hiệu quả sản xuất của công ty đó sẽ không cao vì cần rất nhiều vốn đầu tư. Và vì thế vốn đầu tư của họ buộc phải dàn trải... Do đó các công ty hoạt động trong ngành CNPT chỉ nên chọn, tham gia vào
một lĩnh vực sản xuất.
Các DN cần đa dạng hoá trong hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài nhất là với các DN nhỏ và vừa của Nhật. Đó là những công ty có trình độ kỹ thuật cao và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này vào Việt Nam để cung ứng các linh kiện, sản phẩm phụ trợ, tiếp nhận sự chi viện về công nghệ từ nước ngoài. Đây cũng là chính sách cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh của các DN trong nước với những DN của Trung Quốc sẽ đầu tư vào nước ta trong thời gian tới. Do vậy chỉ có đa dạng hoá liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư thì các DN Việt Nam mới là một mắt xích trong dây
chuyền sản xuất toàn cầu.
Từ trước đến nay chúng ta mới quan tâm đến liên doanh thông qua việc góp vốn đầu tư, gia công sản phẩm đơn giản thì đã đến lúc các DN cần phải coi trọng liên doanh, liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, DN vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu. Trước mắt với những chi tiết tương đối dễ gia công, chế tạo, các DN Việt Nam có đủ khả năng đảm nhận được ngay và điều này cũng rất quan trọng bởi việc hỗ trợ cho các DN Việt Nam phát triển trình độ kỹ thuật của mình, sẵn sàng đón nhận chuyển giao kỹ thuật, sản xuất từ các DN có vốn nước ngoài là hết sức cần thiết còn việc sản xuất những chi tiết quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật gia công cao ở Việt Nam sẽ do các DN có vốn nước ngoài đảm nhận. Trong tương laicông việc đó sẽ chuyển sang cho các DN Việt Nam.
Ở tầm hoạch định vĩ mô, so với một số nước đi trước, Việt Nam có vẻ chậm chân khi chưa ban hành luật về công nghiệp hỗ trợ, mà chỉ đang trong quá trình xây dựng nghị định về ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chính sự chậm trễ này đã khiến năng lực cạnh tranh của nhiều ngành công nghiệp bị hạn chế. Tuy vậy, việc xây dựng nghị định ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn là điều mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa quan tâm.
Trong khi đó, nhìn sang Nhật Bản, ngay từ giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, họ đã thực hiện chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ một cách bài bản, có chủ đích, có mục tiêu trong từng thời kỳ. Theo ông Hirohiko Sekiya – Cố vấn trưởng Cục Hợp tác quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, từ năm 1956 nước Nhật đã ban hành Luật xúc tiến công nghiệp chế tạo máy, được chỉnh sửa năm 1961 và 1966. Nhờ có luật này, Nhật Bản đã áp dụng các chính sách hỗ trợ cụ thể cho các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Cụ thể: trong giai đoạn 1956 – 1960, đã có 294 công ty, trong đó ¼ thuộc ngành công nghiệp công cụ máy móc được vay vốn thay thế các phương tiện lỗi thời. Trong giai đoạn 1961 – 1966, ngành công nghiệp linh kiện ô tô được hỗ trợ để giảm khoảng 30% giá thành các linh kiện ô tô. Trong giai đoạn 1966 – 1971, ngành linh kiện ô tô tiếp tục được hỗ trợ vốn, kết quả là thị phần của Nhật trên thị trường ô tô thế giới đã tăng từ 3,6% năm 1965 lên 14,2% năm 1970 và 17,9% năm 1975.