Hiện trạng của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trên quan điểm phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Trình tự nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu văn hóa phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Văn hóa phẩm (Trang 34)

trường Hoa Kỳ trên quan điểm phát triển bền vững.

Khái quát thực trạng tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 9 năm 2010.

Theo số liệu thống kê của hải quan trong nhiều năm qua cho thấy, Hoa Kỳ vẫn là thị trường mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình là 19%/năm trong giai đoạn 2005-2009, thị trường EU và Nhật Bản có tốc độ tăng bình quân lần lượt là 17% và 12%.

Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ đạt 2,22 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ.

Mặc dù là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam từ năm 2009, nhưng so tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả thế giới thì chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé (khoảng 1,6% theo website: www.trademap.org ), kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ năm 2009 lên tới 86,7 tỷ USD và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này cũng chỉ chiếm 5,8% trị giá nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ. Con số này cho thấy thị trường Hoa Kỳ là thị trường rất tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian tới.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Xét theo chuỗi giá trị toàn cầu thì dệt may là ngành có chuối giá trị “ dẫn đạo bởi người mua”. Chuỗi giá trị này được tạo ra từ 5 thành phần chính: Thương hiệu – nguyên phụ liệu - thiết kế - sản xuất – lưu thông. Để phát triển xuất khẩu dệt may theo hướng phát triển bền vững đòi hỏi phải phát triển đồng đều và coi trọng đồng thời cả 5 thành phần trên.

Nhân tố thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm:

Thương hiệu là được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp, qua đó, khách hàng có thể cảm nhận, đánh giá và phân biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đối với người tiêu dùng, thương hiệu được coi là một sự đảm bảo về chất lượng từ phía nhà sản xuất và được định hình qua một quá trình trải nghiệm và đúc kết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó. Thương hiệu được coi như sự xác nhận của doanh nghiệp đối với khách hàng về nguồn gốc và giá trị của sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Và do đó, thương hiệu giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro có thể phải gánh chịu khi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như những sai hỏng về tính năng, những nguy hại đối với sức khoẻ, sự lừa gạt về mặt giá trị, những rủi ro về mặt xã hội và những phí tổn về mặt thời gian hao phí trong trường hợp sảm phẩm không đảm bảo. Đối với doanh nghiệp, một thương hiệu mạnh là công cụ marketing hữu hiệu, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế: giúp khách hàng nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về sản phẩm dịch vụ, góp phần duy trì và giành được niềm tin của khách hàng, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận hấp dẫn hơn, giảm thiểu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu tác động xấu trong điều kiện khủng hoảng thị trường và là sự đảm bảo tốt có lợi thế trong đàm phán, hợp tác kinh doanh. Những thương hiệu mạnh còn là cơ sở để phát triển các cơ hội quảng bá khác cũng như có giá trị thực buộc người sử dụng phải mua bản quyền và được bảo vệ về mặt pháp lí tránh khỏi mọi sự xâm hại.Các chuyên gia khẳng định, vấn đề thương hiệu mới được quan tâm chỉ trong vòng 7 năm trở lại đây trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã có nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp một họat động hết sức quan trọng đối với một ngành sản xuất hàng tiêu dùng thời trang như ngành dệt may. Tuy nhiên, ngoại trừ một vài doanh nghiệp, hầu hết đều chưa có sự đầu tư tương xứng cho hoạt động này, thể hiện qua ngân sách chi cho họat động còn quá thấp và đặc biệt là chưa có một chiến lược dài hạn trong xây dựng

thương hiệu. Qua khảo sát trên 40 doanh nghiệp đã có tiếng tại Việt Nam, nhóm khảo sát nhận thấy chỉ có 3 đơn vị là đã hình thành chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn, còn lại đa số các doanh nghiệp chỉ có những họat động quảng bá trước mắt. Đơn vị sử dụng nguồn lực xây dựng thương hiệu cao nhất chiếm tỉ trọng 4% trên doanh thu, còn lại hầu hết chỉ dành nguồn lực từ 0,1 đến 1% trên doanh thu hàng năm. Theo kinh nghiệm đối với ngành hàng thời trang trên thế giới thì thông thường nguồn lực quảng bá xây dựng và phát triển thương hiệu phải chiếm ít nhất 10% doanh thu. Thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm: Hai khái niệm này hiện còn được dùng khá lẫn lộn ở rất nhiều doanh nghiệp trong khi mục tiêu và đối tượng quảng bá thì hòan tòan khác nhau. Thương hiệu doanh nghiệp chủ yếu được dùng để quảng bá đến đối tượng là các nhà cung ứng và đặt hàng. Mục tiêu là xây dựng hình ảnh một đơn vị có khả năng quản lý tốt và tin cậy, đảm bảo giao hàng đúng chất lượng và tiến độ, có khả năng đáp ứng nhanh các yêu cầu của người đặt hàng. Còn thương hiệu sản phẩm thì chủ yếu được quảng bá đến người sử dụng cuối cùng. Mục tiêu là xây dựng hình ảnh một sản phẩm có chất lượng tốt và mang đến nhiều giá trị gia tăng cho người sử dụng. Khảo sát cho thấy rất ít doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm tách rời với thương hiệu doanh nghiệp.

Tác động của thương hiệu đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

Có thể nói thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu sản phẩm của doanh

nghiệp ở một mức độ nào đó cũng góp phần tạo dựng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và ngược lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được phản ánh phần nào qua sức mạnh của thương hiệu doanh nghiệp hoặc của thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó.Đối với thị trường xuất khẩu, chỉ có thương hiệu doanh nghiệp là đang có một số tác động nhất định đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Khoảng 30% số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng thường xuyên, trong đó chỉ có một số rất ít doanh nghiệp Việt Nam được biết rộng rãi trong cộng đồng các nhà nhập khẩu lớn. Và bên cạnh đó, tên nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngòai tại Việt Nam cũng chỉ được các nhà nhập khẩu biết tên thông qua mối quan hệ với công ty

mẹ của họ tại nước ngòai.

Đối với sản phẩm xuất khẩu, ngoại trừ một vài doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu dưới thương hiệu riêng của mình (như Công ty Scavi đang xuất

khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, Công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE ..); còn lại hầu hết đều xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngòai. Có thể nói hoạt động quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường nước ngòai gần như chưa có. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam không đủ năng lực tài chính để quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngòai, trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngòai tại Việt Nam thì không quan tâm xây dựng thương hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của công ty mẹ tại nước ngòai. Các chuyên gia nhận xét, tuy đã có bước tiến bộ trong việc phát triển thương hiệu trong những năm gần đây, nhưng tại thời điểm này khi Việt Nam đã gia nhập WTO, để có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các đối thủ nặng ký như Trung Quốc, Ấn Độ…trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại thị trường nội địa các doanh nghiệp Việt Nam cần coi trọng việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khâu đầu vào của quá trình sản xuất trên quan điểm phát triển bền vững:

Nguồn nguyên liệu trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất:

Nguyên liệu trực tiếp của sản phẩm dệt may là bông. Một thực trạng nổi cộm hiện nay đối với nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may Việt Nam là chúng ta đang bị “ phụ thuộc” nước ngoài về nguồn nguyên liệu trực tiếp “bông”. Sản lượng bông nội địa niên vụ 2009/2010 có tăng nhưng mới chỉ đáp ứng được 1,4% tổng nhu cầu về bông của ngành dệt may Việt Nam. Hiện tại,giá bông nhập khẩu đang tăng với tốc độ chóng mặt khiến nhiều doanh nghiệp dù đơn hàng xuất khẩu đầy ắp nhưng vẫn không khỏi băn khoăn về lợi nhuận...

Theo kinh tế gia hàng đầu về bông của Cotton Incoporated, ông Jonathan Devine, những lo ngại về nguồn cung là nguyên nhân chính làm cho giá bông biến động theo hướng tăng gần đây.

Đầu tháng 9/2010, giá bông nhập khẩu (nguyên liệu chính đầu vào của ngành dệt may Việt Nam) đã ở mức 1,9 – 2 USD/kg, tăng 9% so với tháng 8/2010 và tăng tới 45% so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Giá bông các lô hàng giao tháng 12/2010 giao dịch tuần cuối tháng 10/2010 đã tăng lên mức 3,05 USD/kg.

Trên thị trường thế giới, giá bông kỳ hạn tại Mỹ đã có lúc đã tăng lên 1,305 USD/lb, mức đỉnh điểm trong nhiều năm qua. Sau khi trải qua hai phiên giữa

tuần đi xuống, tới ngày 29/10 thị trường đã nối lại đà tăng giá. Cuối ngày 29/10 giá bông tiếp tục tăng thêm 3,58 cent, đóng cửa ở mức 1,2526 USD/lb. Theo ông Spencer Patton, sáng lập viên kiêm nhà đầu tư trưởng của Quỹ đầu tư Steel Vine Investment LLC, nhu cầu tiêu thụ bông toàn cầu chưa có dấu hiệu chững lại trong khi thời tiết tiếp tục gây bất lợi cho các cánh đồng trồng bông ở Mỹ, khiến nguồn cung bông vụ này có thể bị hạn chế. Đó là những lý do đẩy giá bông tăng cao.

Ông Tom Mikulski, nhà chiến lược thị trường hàng đầu của Lind-Waldock, cũng cho rằng giá bông cao không làm giảm nhu cầu bông trên thế giới vì xuất khẩu mặt hàng này vẫn được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, lo ngại giá bông có thể tiếp tục tăng, ngay cả quốc gia xuất khẩu các sản phẩm dệt may lớn như Ấn Độ đã cấm xuất khẩu bông trong một thời gian dài để bảo vệ ngành dệt may trong nước, khiến nguồn cung bông trên thế giới càng trở nên khan hiếm. Và gần đây, khi cho phép xuất khẩu trở lại, Ấn Độ vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu xuống 5,5 triệu kiện trong niên vụ bắt đầu từ ngày 1/10, và sẽ áp thuế đối với bông xuất khẩu vượt khối lượng đó.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tiếp tục mở rộng đã khiến nhu cầu về bông tại Việt Nam tăng mạnh. Thống kê sơ bộ cho thấy, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập hơn 280.000 tấn bông với tổng kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 550 triệu USD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự kiến, nhập khẩu bông của Việt Nam niên vụ 2009/2010 dự kiến đạt mức kỷ lục là 310.000 tấn. Hoa Kỳ tiếp tục là nhà cung cấp bông lớn nhất cho Việt Nam trong 2 năm liên tiếp, chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu bông của cả nước.

Giá bông thế giới có xu hướng tăng mạnh, một số quốc gia có tiềm lực đã tăng nhập khẩu bông để dự trữ. Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không thể thực hiện điều này do nguồn vốn có hạn.

Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, một số công ty sản xuất sợi, dệt có thể phải sản xuất cầm chừng 3-4 ngày/tuần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiếu chủ động với nguyên liệu đầu vào, nguồn nguyên liệu chính cho ngành dệt may Việt Nam bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nước ngoài. Đây là yếu tố không đảm bảo tính phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam. Nhìn ở góc độ tăng trưởng xuất khẩu, thì trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh là điều đáng mừng song bên cạnh

sự tăng nhanh của xuất khẩu cũng là sự gia tăng không ngừng của nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào đặc biệt là bông. Giá bông tăng cao và biến động theo hướng bất ổn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào như Việt Nam trong thời gian qua đã làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không cao.

Công nghiệp phụ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Công nghiệp phụ trợ được hiểu là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu. Công nghiệp phụ trợ nếu không phát triển sẽ khiến cho các ngành công nghiệp chính thiếu đi sức cạnh tranh và phạm vi cũng giới hạn trong một số ít các ngành.

Cho đến nay, CNPT ở nước ta chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) phần lớn sản xuất, cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp và giá thành cao (vì công nghệ lạc hậu, quản lý còn yếu…) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các DNNN. Một bộ phận khác là các hộ kinh doanh cá thể (phần lớn sản xuất những sản phẩm CNPT cấp thấp) đang gặp khó khăn về vốn và công nghệ.Bên cạnh đó thì hầu hết các ngành công nghiệp gần như chỉ mới phát triển ở khu vực hạ nguồn (lĩnh vực gia công công đoạn cuối của sản phẩm). Khu vực thượng nguồn (lĩnh vực CNPT), bao gồm các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng còn kém phát triển. Hiện tượng này có thể thấy rõ trong một số ngành CNPT tiêu biểu như:

Một thực trạng hiện nay đối với sản phẩm công nghiệp phụ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành dệt may nước ta vẫn phải phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu nước ngoài. Hàng năm, ngành dệt may sử dụng không dưới 500 triệu mét vuông vải để làm hàng xuất khẩu nhưng nhập khẩu tới 80% nhu cầu về sợi polyeste. Trong khi đó dương như chưa có chính sách ưu đãi đủ mạnh để khuyến khích các công ty may sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, ngoại trừ một số ưu tiên về phân bổ hạn ngạch xuất khẩu. CNPT cho ngành dệt may còn nhiều bất cập và yếu kém. Năng lực các nhà máy cơ khí chuyên ngành dệt may hiện tại quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được

nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong ngành. Ngay cả Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), mặc dù có tiềm lực lớn trong sản xuất và xuất khẩu, nhưng việc phát triển các doanh nghiệp phụ trợ trong tổng công ty còn gặp nhiều khó khăn và đây cũng là khó khăn chung của ngành dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may vẫn phải nhập 70-80% nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Mặc dù thời gian qua có một số nhà máy như Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang, Công ty may Việt Tiến, Công ty dệt vải công nghiệp và các công ty tư nhân đã sản xuất được nhiều loại phụ liệu như khóa kéo, tấm lót, cúc, chỉ,... nhưng sản lượng còn rất thấp, chỉ đáp ứng được

Một phần của tài liệu Trình tự nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu văn hóa phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Văn hóa phẩm (Trang 34)