Đội hình là phương tiện thể hiện tính tư tưởng của chủ đề và thể hiện tính nghệ thuật trong đồng diễn thể dục. Đội hình được xem như một bộ phận độc lập, vì bản thân đội hình có kĩ thuật riêng biệt, không phụ thuộc vào động tác biểu diễn. Có thể lấy biểu diễn về biến hoá đội hình làm phương tiện chủ yếu trong đồng diễn thể dục. Khi biên soạn cần tính toán số liệu sau đây:
- Vị trí tập kết, đội ngũ có bao nhiêu hàng dọc, hàng ngang? Cự li giãn cách giữa các cá nhân, giữa các bộ phận đội hình đội ngũ? Độ dài di chuyển? Tốc độ di chuyển? Hình thức di chuyển?…
- Các đội hình tạo cảnh trí cần rõ ràng không trừu tượng.
- Kết hợp việc di chuyển biến hoá đội hình với sự thay đổi màu sắc và đạo cụ. - Đội hình trước tạo tiền đề cho đội hình sau.
- Biên soạn đội hình phải dựa vào trục cơ bản trên sân (trục dọc- trục ngang) và các điểm chuẩn.
1. Đội hình cơ bản
Đội hình cơ bản là đội hình mà các cá nhân được sắp xếp đồng đều, thống nhất trên toàn bộ mặt sân biểu diễn. Cự ly, giãn cách được quy định thống nhất. Ví dụ: Đội hình cơ bản 320 người, được sắp xếp thành 16 hàng ngang, 20 hàng dọc, cự ly, giãn cách bằng 2 m. Đội hình cơ bản thường là đội hình biểu diễn đầu tiên. Tất cả các vị trí cá nhân trong đội hình cơ bản được coi là điểm chuẩn (thường được quy định bằng vôi hoặc đinh nấm). Các điểm chuẩn này sẽ là điểm chuẩn cho các đội hình sau trong màn đồng diễn. Đội hình cơ bản khi thiết kế phải căn cứ vào kích thước sân bãi, độ cao khán đài… để đảm bảo sự cân đối với sân biểu diễn. Thiết kế đội hình cơ bản liên quan đến thiết kế các đội hình sau.
Ví dụ: Sau đội hình cơ bản là đội hình luống dọc. Nếu mỗi luống là 3 hàng dọc thì tổng số hàng dọc của đội hình cơ bản là một số chia hết cho 3.
(Tương tự như vậy, nếu muốn có 2,4,6…hành dọc).
Đồng thời, từ đội hình cơ bản sẽ thuận lợi cho việc phân chia các đơn vị cơ bản. Các đơn vị cơ bản là đơn vị chiếm 1/4, 1/6, 1/8… Đội hình chính và có số người ở các cạnh bằng nhau ( 6 x 6, 8 x 8, 10 x 10…) .
Ví dụ: Đội hình cơ bản gồm 320 người chia thành 20 đơn vị cơ bản. Mỗi đơn vị cơ bản gồm 4 x 4 = 16 người. Hàng ngang có 5 đơn vị cơ bản, hàng dọc có 4 đơn vị cơ bản. Đơn
vị cơ bản giúp cho việc quản lý, phân chia địa bàn, khu vực điều động và tổ chức tập luyện.
2. Đội hình luống dọc và khối dọc
Đội hình luống dọc, khối dọc có trục dọc song song với trục dọc sân biểu diễn. Đội hình khối dọc có cấu trúc 5 hàng dọc trở lên. Về mật độ, giãn cách có thể thu hẹp cả chiều ngang lẫn chiều dọc hoặc chỉ cần thu hẹp chiều ngang. Sự biến hoá trên tạo ra khoảng cách rõ rệt giữa các luống, khối.
3. Đội hình luống ngang và khối ngang:
Đội hình luống ngang, khối gang có trục ngang dài hơn trục dọc. Đội hình luống ngang có cấu trúc từ 2 - 4 hàng ngang. Đội hình khối ngang có cấu trúc từ 5 - 10 hàng ngang.Về cự li giãn cách có thể thu hẹp lại hoặc thu hẹp trục dọc để tạo khoảng cách rõ ràng giữa các luống, khối. Các đội hình luống, khối dọc và ngang rất thuận lợi trong biến hoá thành hình ô vuông, hình thoi, hình tròn, đường cong, đường lượn, đường gấp khúc, cung tròn, xếp số, xếp chữ hoặc đan chéo, xen kẽ…
4. Đội hình ô
Đội hình ô là đội hình mà các cá nhân được sắp xếp theo một trật tự nhất định trên phạm vi, chu vi của nó. Ví dụ: Ô hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi. Có thểxếp một lớp (ô đơn ) hoặc 2 lớp (ô kép) hoặc 3 lớp…Việc xếp đội hình ô phải dựa vào kích thước chu vi của ô, số lượng người. Chú ý đến mật độ và tổng số đội hình trên sân biểu diễn. Từ đội hình ô có thể biến hoá một cách thuận lợi sang đội hình khác.
Ví dụ: Từ đội hình ô vuông kép có thể biến hoá thành đội hình ô tròn hình thoi, hình hoa, hình ngôi sao hoặc thành luống, khối, cột, đường chéo, đường lượn, đường thẳng giao nhau, hoặc thành số, chữ…
5. Đội hình hỗn hợp
Đội hình hỗn hợp là đội hình mà cùng một lúc xuất hiện nhiều hình có cấu trúc khác nhau tên sân biểu diễn.Thường đội hình hỗn hợp xuất hiện ở phần cuối của bài đồng diễn (cao trào) nhằm thể hiện tính tư tưởng, tính nghệ thuật, kĩ năng phối hợp các phương tiện bổ sung như giá, tháp, biểu tượng…Sự biến hoá, di chuyển nhanh, trật tự, không gây cản trở hoặc che khuất lẫn nhau. Khi vận chuyển phương tiện bổ sung, cần có thủ pháp kín đáo, gây được bất ngờ, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn đối với người xem.
6. Đội hình vào sân và ra sân
* Đội hình vào sân: Là một nội dung trình diễn, do đó cần gây ấn tượng tốt cho người xem. Có nhiều hình thức vào sân. Cần căn cứ thực tế sân bãi, nội dung bài đồng diễn, số
lượng người tham gia đồng diễn, màu sắc trang phục…để chọn phương án vào sân hợp lý.
- Vào sân có thể từ một chiều hoặc nhiều hướng.
- Có thể cùng một lúc hoặc lần lượt các bộ phận biểu diễn vào sân. - Hình thức vận động vào sân có thể đi đều, chạy đều hoặc đi thường. - Cố gắng lựa chọn phương án vào sân độc đáo , có yếu tố bất ngờ.
* Đội hình ra sân (kết thúc): Ra sân cũng là một nội dung trình diễn.Thông thường, các hoạt động rút ra sân được thưc hiện bằng di chuyển nhanh theo một hướng hoặc nhiều hướng. Đối với các hợp cảnh lớn, cần nghiên cứu ra sân từng đơn vị, có sự yểm trợ của bộ phận tiếp tục biểu diễn nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Có thể màn đồng diễn không có hoạt động ra sân, nếu là phần cuối của chương trình bế mạc lễ hội. Ra sân hoặc kết thúc cần gây ấn tượng tốt đẹp và sự lưu luyến của khán giả.
7. Phương pháp thiết kế đội hình trong đồng diễn (Đơn vị cơ bản, hướng, trục,
điểm đặt, kích thước)
Mọi thiết kế trên bản vẽ đều phải được thể hiện trên sân biểu diễn bằng các ký hiệu, định vị chuẩn. Phân chia khu vực trên diện tích sân biểu diễn.Thông thường, các sân biểu diễn thường có hình chữ nhật. Để thuận lợi cho sự phân bố hoạt động trên sân, ta quy ước như sau: - 1, 2, 3, 4 là số thứ tự của góc sân.
- Tâm sân biểu diễn. - a,b,c,d là các biên sân.
- A, B là trục dọc giữa sân, chia đôi sân thành 2 nửa trái và phải. - C, D là trục ngang giữa sân, chia đôi sân thành 2 nửa trên và dưới.
- Trục ngang và trục dọc giao nhau, chia sân thành 4 khu vực bằng nhau (I,II,III,IV)