Khái niệm, phân loại thể dục đồng diễn

Một phần của tài liệu Thể dục - P3 (Trang 50)

1. Khái nim chung

1.1. S hình thành và phát trin ca đồng din th dc :

Đồng diễn thể dục là một loại hình biểu diễn tập thể nghệ thuật Thể dục Thể thao, có sự phối hợp của âm nhạc và hội hoạ. Hoạt động đồng diễn phản ánh năng lực thể chất, trình độ tổ chức và gián tiếp phản ánh trình độ phát triển xã hội (Kinh tế, chính trị, văn hoá…)

Sự ra đời và phát triển của đồng diễn Thể dục như một nhu cầu, như một loại hình nghệ thuật văn hoá được con người sáng tạo, phục vụ nhu cầu xã hội và con người. Lịch sử đồng diễn thể dục: Từ thời cổ Hy lạp, Người ta đã tổ chức xây dựng đồng diễn thể dục thành chương trình và coi hình thức hoạt động này là một cách biểu diễn thể thao độc đáo. Đương nhiên, đồng diễn thể dục được hình thành sớm hơn nhiều và được phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người.

Từ cuối thế kĩ XIX, đầu thế kĩ XX, trường phái thể dục sức khoẻ của tổ chức "chim ưng- Sôkol"(Tiệp khắc cũ) do Jin - đơ - ríc và Mi -rô - a- lốp chủ trương đã tập hợp đựơc đông đảo quần chúng, đặc biệt là thanh niên. Kết quả phong trào dẫn đến những cuộc tập dượt đông người và biểu diễn trước công chúng trong những ngày lễ hội. Cuộc biểu diễn đầu tiên ở Tiệp khắc vào năm 1891 rồi vào các năm tiếp theo 1901, 1907,

/

1912 có quy mô lớn vài ngàn người. Đến năm 1920- 1926, họ đã sử dụng các dụng cụ như xà đơn, xà kép, ngựa, vòng làm đạo cụ cho bài đồng diễn.

Một số nước đã đến xem công diễn để về phổ biến ở nước mình.

Đồng diễn thể dục ngày nay đã trở thành dự án chính của mọi nghi thức đại hội Thể dục Thể thao quần chúng, toàn quốc, Quốc tế. Các đại hội Ôlimpíc đều đã coi Đồng diễn thể dục như một nghi thức chào mừng không thể thiếu.

ở châu á, tuy phát triển muộn hơn, nhưng phát triển rất nhanh. Các chương trình đồng diễn của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Singapo đã gây được tiến vang lớn.Trung Quốc và Triều Tiên là hai cường quốc có trình độ đồng diễn hàng đầu thế giới.

ở Việt nam từ năm 1960 đồng diễn thể dục mới xâm nhập vào nước ta. Năm 1961 Liên Xô (cũ) giúp ta xây dựng màn đồng diễn " Tháp hoa sen" trong lễ khai mạc đại hội Thể dục Thể thao toàn miền Bắc lần thứ nhất (Tại Hà Nội).

Vào thập kĩ 70, đồng diễn thể dục được chú trọng và phát triển. Đã có những màn đồng diễn vào những ngày lễ lớn như ngày Quốc khánh 2-9, chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976).Vào thập kĩ 80, Đồng diễn thể dục đã trở thành phong trào rộng khắp, đã có những màn đồng diễn:

- Chào mừng Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ III. - 40 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

- 40 năm thành lập nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2-9.

Ngày nay tất cả cá đại hội Thể dục Thể thao từ cơ sở đến Trung ương đều sử dụng Đồng diễn thể dục trong mọi nghi thức khai mạc và bế mạc.

Đại hội Thể dục Thể thao Quốc phòng 1994. Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc 1995. Hội khoẻ Phù Đổng - Đà Nẵng 1992. Hội khoẻ Phù Đổng - Hải phòng năm 1996.

Đại hội Thể dục Thể thao sinh viên Hà Nội - 1995. ....

Hội khoẻ Phù Đổng – Huế năm 2004.

Các hoạt động Đồng diễn thể dục đã có sức hấp dẫn và trở thành nhu cầu của các lễ hội cơ sở và Trung ương.

1.2. Đặc đim và tính cht ca Đồng din th dc .

- Đồng diễn thể dục là một tổ hợp biểu diễn nhiều mặt: Thể dục Thể thao, Văn hoá, Nghệ thuật, Âm nhạc, Hội hoạ - Có chủ đề tư tưởng được xây dựng trên cơ sở cốt truyện với sự tham gia của nhiều người (Từ vài trăm đến vài ngàn người)..

- Phương tiện thực hiện biểu diễn chủ yếu là các bài tập thuộc nội dung: Thể dục cơ bản, Thể dục thực dụng và Thể dục thi đấu. Đôi khi sử dụng các động tác có tính mô phỏng (Sản xuất, chiến đấu…).

Quá trình biểu diễn thể hiện tính nhịp điệu, khả năng phối hợp biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn động tác, di chuyển biến hoá đội hình và nghệ thuật tạo hình.

- Đồng diển thể dục sử dụng các phương tiện nghệ thuật trang trí, âm nhạc và âm thanh.

" Đồng diễn thể dục là một hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng Thể dục Thể

thao của quần chúng, có chủđề tư tưởng, có cốt truyện hoàn chỉnh gắn liền với lễ hội và mang bản chất của lễ hội".

2. Phân loi đồng din Th dc

21. S lượng người tham gia đồng din.

Phân loại đồng diễn thể dục dựa trên những cơ sở sau: - Đồng diễn quy mô nhỏ: Vài trăm người.

- Đồng diễn quy mô trung bình: Khoảng 1000 người. - Đồng diễn quy mô lớn: Trên 1000 người

2.2 Đặc đim gii tính, la tui, tính cht ngh nghip.

Cơ sở phân loại này được chia theo các nhóm và gồm các loại sau đây: - Đồng diễn của nam, nữ hoặc nam nữ hỗn hợp .

- Đồng diễn của nhi đồng, thanh - thiếu niên, người cao tuổi.

- Đồng diễn của công nhân, nông dân tập thể, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, vận động viên.

2.3. Tính cht động tác đồng din th dc .

Đồng diễn thể dục được phân chia theo cơ sở tính chất động tác: - Đồng diễn thể dục tay không.

- Đồng diễn thể dục với dụng cụ nhẹ. - Đồng diễn thể dục trên dụng cụ.

- Đồng diễn thể dục nhào lộn trên lưới hoặc thảm cỏ. - Đồng diễn thể dục xếp hình xếp chữ.

- Đồng diễn thể dục các hoạt động sản xuất, chiến đấu và các hoạt động sinh hoạt khác.

2.4. Kết cu màn đồng din th dc .

- Đồng diễn thể dục phổ thông: Kết cấu bài đơn giãn, ít biến hoá đội hình, không đòi hỏi cao về kĩ thuật cá nhân cũng như phối hợp đồng đội.

- Đồng diễn thể dục kĩ thuật: Kết cấu bài tương đối phức tạp, biến hoá đội hình và tình tiết biểu diễn đòi hỏi tương đối cao về mặt kĩ thuật.

Loại này bao gồm: Đồng diễn kĩ thuật cá nhân (Động tác trên dụng cụ, nhào lộn…) và Đồng diễn xếp hình, xếp chữ (Phối hợp tập thể ).

Một phần của tài liệu Thể dục - P3 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)