7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Hạn chế trong thực hiện mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành và
ngành và cơ cấu kinh tế thành phần
Qua 15 năm thực hiện công cuộc CDCCKT trên phƣơng diện triển khai thực hiện mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần, ngoài những thành tựu rất quan trọng và đáng tự hào nêu trên vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thể hiện trên một số điểm nhƣ sau:
- Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần trong quá trình CDCCKT ở Bắc Ninh hiện nay tuy đã có sự chuyển biến tích cực song vẫn chưa phát triển, còn thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao và thiếu bền vững.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong thực hiện CDCCKT khi kết hợp hài hòa quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần là nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Mặc dù kinh tế Bắc Ninh trong 15 năm qua đã phát triển nhanh nhƣng chất lƣợng, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh còn hạn chế, chƣa phát triển và thiếu bền vững. Đây là một hạn chế cơ bản mà tỉnh Bắc Ninh chƣa khắc phục đƣợc.
Hạn chế về sự kém phát triển trong mối quan hệ hợp tác và liên kết giữa các ngành và các thành phần kinh tế thể hiện ở chỗ: các ngành và các thành phần kinh tế vẫn nặng về tƣ tƣởng khép kín trong sản xuất kinh doanh, không chú trọng hợp tác, liên kết kinh tế với nhau. Chẳng hạn nhƣ: không chú trọng tới hợp tác giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, giữa sản xuất với thƣơng mại và tài chính, ngân hàng, giữa sản xuất với việc tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ… Điều này đẫn đến hệ quả là một mặt có sự trùng lắp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác nhiều loại sản phẩm, lĩnh vực lại không có hoặc có ít thành phần kinh tế đầu tƣ vào, phải dựa vào nhập khẩu và chịu chi phí đắt đỏ.
Sự thiếu đồng bộ, thiếu tính bền vững thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Cơ cấu ngành công nghiệp trong những năm qua có sự chuyển biến nhanh nhất là do phần lớn thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Bắc Ninh đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất này. Các lĩnh vực sản xuất khác, đặc biệt là trong nhóm ngành nông - lâm - thủy sản trên địa bàn tỉnh phần lớn thu hút đầu tƣ của thành phần kinh tế tƣ nhân, kinh tế hộ gia đình và cá thể. Do vậy, mặc dù tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh cao, song tỷ trọng sản xuất trong cơ cấu ngành nông nghiệp ít thay đổi, sản xuất chƣa thực sự gắn với thị trƣờng và còn mang nặng tính tự phát, sức cạnh tranh thấp. Các hoạt động ngành dịch vụ nhƣ dịch vụ tài chính, ngân hàng, thƣơng mại du lịch, xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng chƣa đƣợc sự quan tâm đứng mức của các thành phần kinh tế, nhất là vai trò của các doanh nghiệp Nhà nƣớc.
Thực tế ở Bắc Ninh cho thấy, hầu hết các thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động trong ngành điện tử nhƣ: Samsung, Sumitomo đến từ Nhật Bản, Nokia đến từ Phần Lan…vẫn chủ yếu hoạt động trong phân khúc lắp ráp. Các linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài về nên giá thành sản phẩm cao nhƣng giá trị gia tăng đóng góp cho tỉnh thấp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh còn chƣa phát triển, đồng thời, sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sản xuất ra chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Minh họa về sự thiếu đồng bộ và kém chất lƣợng trong thực hiện kết hợp quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần ở Bắc Ninh hiện nay có thể thấy rõ nét nhất nhƣ sau: Ngành công nghiệp hỗ trợ là một trong những ngành mới ở tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù đã có những bƣớc phát triển mạnh trong những năm vừa qua, nhƣng công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ kiện chƣa phát triển tƣơng xứng và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp linh kiện, phụ kiện cho các tập đoàn thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các sản phẩm linh, phụ kiện điện tử và sản xuất của các doanh nghiệp hỗ trợ còn mang tính chất thô sơ, chƣa có hàm lƣợng công nghệ cao do ứng dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế, đồng thời, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhỏ và vừa (năm 2011, có khoảng 30% số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và 50% các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ). Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn hoạt động nhỏ lẻ, riêng rẽ, thiếu sự liên kết với nhau. Do chất lƣợng sản phẩm không đồng đều, vẫn tồn tại sự chênh lệch lớn nên quan hệ hợp tác giữa thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với cơ cấu ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn bị hạn chế và nhỏ lẻ.
- Hạn chế trong việc phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh.
Tiến bộ khoa học - kỹ thuật công nghệ nếu đƣợc ứng dụng một cách nhạy bén và phổ biến sẽ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển của một số ngành, làm tăng tỷ trọng của các ngành đó trong tổng thể tỷ trọng nền kinh tế, thúc đẩy quá trình CDCCKT. Tuy nhiên, nếu chính sách khoa học công nghệ của Đảng bộ không đƣợc ứng dụng trên diện rộng, và sự yếu kém của hệ thống kỹ thuật - công nghệ đang sử dụng trong các ngành kinh tế không đƣợc khắc phục hoặc thay thế, cũng nhƣ khả năng hạn hẹp về vốn đầu tƣ cho đổi mới công nghệ thì sẽ dẫn tới chất lƣợng sản xuất kém hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng không cao.
Ở Bắc Ninh hiện nay, các thành phần kinh tế còn kém nhạy bén trong ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào các ngành, lĩnh vực sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ.
Việc ứng dụng công nghệ cao để xây dựng nền kinh tế của tỉnh bền vững, áp dụng công nghệ sạch, công nghệ sản xuất các sản phẩm an toàn, đặc
biệt là đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời chƣa đƣợc nhân ra diện rộng.
Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh vào xây dựng các mô hình, hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong các KCN tập trung, làng nghề và các khu đô thị, khu dân cƣ; đầu tƣ thiết bị và công nghệ xử lý 100% chất thải y tế độc hại tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện chƣa đƣợc sâu rộng và nhiều khi vẫn ở dạng mô hình.
- Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động còn yếu.
Thay đổi CCKT phải kéo theo dịch chuyển cơ cấu lao động, tăng thu nhập của ngƣời lao động trong tất cả các khu vực đồng thời giải quyết hài hòa tỷ trọng giữa các thành phần kinh tế gắn với công bằng xã hội. Những vấn đề này thực hiện trong thời gian qua vẫn còn kém hiệu quả, chất lƣợng chƣa cao.
Số dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh liên tục tăng đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho vấn đề giải quyết việc làm trong tỉnh. Dựa vào bảng số liệu dƣới đây có thể thấy, số dân trong độ tuổi lao động phân chia vẫn còn chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, cụ thể lao động vẫn tập trung phổ biến ở khu vực nông thôn. .
Bảng 2.3: Quy mô dân số và lực lƣợng lao động (giai đoạn 2000- 2010)
Chỉ tiêu 2000 2005 2010
1. Dân số trung bình (1000 ngƣời) 951,12 991,09 1.038,2
Chiatheo giới tính
-Nam 461,73 481,67 511,7
- Nữ 489,39 509,42 526,5
Chia theo thành thị và nông thôn:
+Thành thị 89,96 133,64 409,7
+ Nông thôn 861,16 857,45 628,5
2. Dân số trong độ tuổi lao động (1000 ngƣời) 573,12 603,8 652,3
[Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến 2020, Sở kế hoạch và đầu tƣ Bắc Ninh (2012)]
Là địa phƣơng có thế mạnh về phát triển công nghiệp, dịch vụ với sự hiện diện ngày một nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Song nhân lực của Bắc Ninh vẫn bộc lộ những hạn chế, nhất là khả năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm do phần lớn lao động của tỉnh xuất thân từ khu vực nông thôn, tác phong, tƣ duy của ngƣời lao động vẫn bị ảnh hƣởng lớn từ tƣ duy sản xuất nông nghiệp lạc hậu.Công tác đào tạo nghề theo phƣơng châm xã hội hoá tuy có nhiều tiến bộ, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chƣa đủ điều kiện đào tạo lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng nhƣ chất lƣợng cuộc sống vẫn còn có sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, cơ cấu lao động phân bố chƣa hợp lý.
Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên còn ít, chƣa đáp ứng kịp yêu cầu thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc; cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trƣờng lao động. Những bất cập và yếu kém trên đây của lực lƣợng lao động đã dẫn đến một thực tế là: thị trƣờng lao động còn thiếu nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ cao, trong khi đó thừa nhiều lao động chƣa qua đào tạo.
- Vấn đề bảo vê ̣ môi trường , chống ô nhiễm môi trường còn kém hiệu quả.
Viê ̣c bảo vê ̣ môi trƣờng , chống ô nhiễm môi trƣờng là mô ̣t mu ̣c tiêu quan tro ̣ng , nhằm ngăn ngƣ̀a tác ha ̣i và tiến tới phải sinh thái hóa nền sản xuất.
Tuy nhiên, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn chƣa đƣợc tăng cƣờng. Nhất là việc nghiên cứu, sử dụng tổng hợp tài nguyên nƣớc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, nƣớc hợp vệ sinh còn kém chất lƣợng. Chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ trên diện rộng. Công tác cải tạo, di dời và xử lý các cơ sở gây
ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng còn chậm; quy định về bảo vệ môi trƣờng làng nghề, cụm công nghiệp, lƣu vực sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu, khu vực xử lý chất thải rắn, dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn chƣa đƣợc triển khai tích cực, các khu vực tập kết và xử lý rác thải còn thiếu tập trung, chƣa bảo đảm vệ sinh, an toàn cho sức khỏe cộng đồng.
* Nguyên nhân hạn chế
Những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân sau:
- Trong giải quyết việc đăng ký hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất còn trải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục hành chính do cơ chế chính sách một cửa chƣa hoạt động có hiệu quả.
- Mật độ dân số đông, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao và dƣ thừa nhiều, chủ yếu là lao động thủ công với chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu.
- Một nguyên nhân chủ quan cần đƣợc tháo gỡ hiện nay đó là, cần có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa của Tỉnh ủy để các cơ quan chức năng trong tỉnh đề ra các cơ chế, chính sách một cách hợp lý, bám sát tình hình thực tế của tỉnh về đất đai, cho vay hoặc hỗ trợ vốn, về khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Việc tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các thông tin về thị trƣờng còn chƣa thƣờng xuyên, sâu rộng. Một bộ phận trong nguồn nhân lực còn nặng tƣ tƣởng bảo thủ, chậm đổi mới, làm ăn theo truyền thống, lúng túng trong sản xuất, tiêu dùng khi CDCCKT trên địa bàn tỉnh.
Những hạn chế trên cần đƣợc nhanh chóng khắc phục và giải quyết. Để khắc phục đƣợc những khó khăn này cần có một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, đề ra đƣợc những phƣơng hƣớng cũng nhƣ những cách giải quyết hợp lý; sáng tạo và chọn lựa đƣợc những bƣớc đi và phƣơng thức mới, phù hợp với những điều kiện cụ thể nhất định ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Đây là một thách
thức, đồng thời cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh nhằm tiến tới đạt kết quả cao với những mục tiêu đã đề ra.
2.2. Một số định hƣớng và giải pháp giải quyết mối quan hê ̣ giƣ̃a cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần trong chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
2.2.1. Định hƣớng giải quyết mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần trong chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo đã đƣợc Đảng bộ và UBND tỉnh xác định là: Tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển các khu công nghiệp, đô thị hiện đại với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, tăng cƣờng đầu tƣ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, nâng cao chất lƣợng hiệu quả; phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và an sinh xã hội, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tạo tiền đề để đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Xuất phát từ các quan điểm phát triển, từ vị trí địa kinh tế, chính trị của tỉnh, đặt phát triển của Bắc Ninh trong tổng thể phát triển chung của cả nƣớc và của vùng. Phƣơng hƣớng chung nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đó là: trên cơ sở tiếp tục CDCCKT, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với tình hình của tỉnh, từ đó thúc đẩy cơ cấu lại thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh; áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào nền kinh tế; tăng cƣờng huy động vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế, thu hút lao động từ vùng sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ hàng hóa có giá trị kinh tế cao; xây dựng nông thôn mới, phát triển xây dựng kết cấu hạ
tầng đồng bộ hiện đại; Nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, văn hóa xã hội, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Nội dung cụ thể của những phƣơng hƣớng trong giải quyết quan hệ giữa CCKT ngành và CCKT thành phần trong chuyển dịch CCKT ở Bắc Ninh nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh đƣợc thể hiện trên các mặt sau:
- Phương hướng về đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ