Những nhân tố tác động đến sự chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế ở tỉnh

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế nghành và cơ cấu kinh tế thành phần trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế ở tỉnh

tỉnh Bắc Ninh hiê ̣n nay

a) Quá trình CNH, HĐH đất nướ c tác động đến sự c huyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh hiê ̣n nay

CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản , toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sƣ̉ du ̣ng mô ̣t cách phổ biến sƣ́c lao đô ̣ng cùng với công nghê ̣, phƣơng tiê ̣n và phƣơng pháp tiến hành tiên tiến hiê ̣n đa ̣i dƣ̣a trên sƣ̣ phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật , tạo ra năng suất lao đô ̣ng xã hô ̣i cao . CNH, HĐH ngày nay đang là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá đô ̣ lên Chủ nghĩa xã hô ̣i, là chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và nhà nƣớc ta.

Chính vì vậy , tại Đại hô ̣i toàn quốc lần thƣ́ IX Đảng ta đã khẳng đi ̣nh mục tiêu của chiến lƣợc phát triể n kinh tế xã hô ̣i năm 2002 - 2003 là: Đƣa

nƣớc ta thoát khỏi tình tra ̣ng kém phát triển , nâng cao rõ rê ̣t đời sống vâ ̣t chất và tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành mô ̣t nƣớc công nghiê ̣p theo hƣớng hiê ̣n đa ̣i.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta tiếp tục nêu rõ, trong xu thế chung của quá trình CNH, HĐH hiện nay chúng ta cần phải tiếp tục “Đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đƣa dất nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020… Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trƣờng quốc tế” [19, 186].

Mục tiêu CNH, HĐH của đất nƣớc nhƣ vậy là căn cứ chung cho địa phƣơng dựa vào để xác định mục tiêu CNH, HĐH của địa phƣơng mình.

Vận dụng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng, sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh vừa phải theo yêu cầu CNH, HĐH của đất nƣớc, đồng thời phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phƣơng. Dựa trên những căn cứ đó, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đề ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2015 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, ngày càng văn minh, hiện đại. Mục tiêu đó đòi hỏi cơ bản phải thay đổi đƣợc cơ cấu kinh tế từ cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Mặt khác kết quả của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc là làm cho lực lƣợng sản xuất của toàn xã hội phát triển, nhiều ngành mới ra đời, nhiều nhu cầu mới xuất hiện, điều đó lại tạo điều kiện cho kinh tế địa phƣơng Bắc Ninh phát triển và theo đó cơ cấu kinh tế Bắc Ninh cũng thay đổi. Nhƣ vậy, quá trình CDCCKT ở Bắc Ninh hiện nay phải gắn với quá trình CNH , HĐH của cả nƣớc và của địa phƣơng nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế trong tỉnh và đồng thời tranh thủ, tăng cƣờng áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật của quá trình CNH, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vấn đề phức tạp, khi tiến hành phải thận trọng, nếu đơn giản hóa, chủ quan nóng vội, đƣa ra các chính sách không phù hợp sẽ gây những hậu quả xấu, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, cản trở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Do đó, việc triển khai chủ trƣơng, đƣờng lối, làm rõ hơn nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một bƣớc phát triển mới về nhận thức của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đổi mới quan hệ sản xuất…Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, phục vụ khu công nghiệp và đô thị" [53, 42].

Quan điểm trên đây của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về đẩy nhanh CDCCKT gắn với đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã phản ánh đúng yêu cầu khách quan của địa phƣơng. Vì thế, khi thực hiện quan điểm đó trên thực tế đã đem lại những kết quả to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, làm chuyển biến rõ rệt cơ cấu kinh tế của tỉnh, cả cơ cấu kinh tế ngành, cả cơ cấu kinh tế thành phần theo hƣớng công nghiệp, hiện đại. Năng lực sản xuất của nền kinh tế đƣợc tăng cƣờng. Điều đó đƣợc thể hiện trên các mặt dƣới đây:

Nông nghiệp: trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao, giảm tỷ trọng nông nghiệp một cách tƣơng đối, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo an toàn vững chắc về lƣơng thực thực phẩm, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất quan trọng. Trong nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nhƣ: vùng lúa, vùng rau, vùng hoa, vùng cây xuất khẩu. Phát triển đàn bò lấy sữa ở ven sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Mở rộng

chăn nuôi lợn hƣớng nạc, chăn nuôi gia cầm, nuôi cá và các loại thủy sản khác. Trong năm 2011, tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn với tổng mức đầu tƣ cho nông nghiệp đạt hơn 2.900 tỷ đồng, góp phần từng bƣớc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhất là các công trình thủy lợi, đê kè bảo đảm ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Từ đó, tạo tiền đề cho việc hình thành cơ sở nông nghiệp công nghệ cao, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị trong nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.

Bắc Ninh đã giành nhiều mùa vụ bội thu với năng suất lúa liên tục tăng cao từ 39,2 tạ/ha năm 1997 lên 63,1 tạ/ha năm 2011. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa hình thành mang lại hiệu quả kinh tế cao, cùng với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới đã và đang tạo dựng bộ mặt nông thôn đổi mới theo hƣớng hiện đại trên khắp các địa phƣơng trong tỉnh. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Để thực hiện chủ trƣơng tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã vận dụng năng động chính sách ƣu đãi, tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp. Ƣu tiên những ngành công nghiệp: điện tử, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu, coi đó là khâu đột phá. Đồng thời tỉnh cũng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, triển khai xây dựng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các huyện; tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, dịch vụ phục vụ, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Nhờ vận dụng chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp đúng đắn, Bắc Ninh đã trở thành một trong những điểm đến đầu tƣ hấp dẫn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Từ ban đầu chỉ có 76 doanh nghiệp trong nƣớc, với tổng vốn đăng ký là 470 tỷ đồng, đến nay tỉnh đã cấp

giấy chứng nhận đăng ký 4.800 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 35.000 tỷ đồng. Năm 1997 chỉ có 4 dự án FDI, tổng vốn đầu tƣ 170 triệu USD, đến năm 2011 đã có 350 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 4 tỷ USD, trong đó có các tập đoàn kinh tế đa quốc gia có thƣơng hiệu uy tín toàn cầu nhƣ: Canon, Samsung, Nokia, ABB, Pepsico... Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 107 lần so với năm 1997, đứng thứ 6 toàn quốc về tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp. Việc xác định sản xuất công nghiệp là khâu đột phá đã tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh nhanh, bền vững theo hƣớng CNH, HĐH.

Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch: Cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Đảng bộ và chính quyền Bắc Ninh đã có chủ trƣơng cụ thể khai thác lợi thế truyền thống văn hoá của địa phƣơng để phát triển dịch vụ, thƣơng mại và du lịch trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, ngành dịch vụ, thƣơng mại du lịch của tỉnh có bƣớc phát triển mới, phục vụ tốt cho yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Hiện tại đã xây dựng đƣợc trung tâm thƣơng mại Bắc Ninh và Từ Sơn, hình thành các cụm thƣơng mại dịch vụ ở các thị trấn, thị xã. Công tác quản lý thị trƣờng, chống buôn lậu, buôn hàng giả, hàng nhái kém chất lƣợng đƣợc tăng cƣờng; việc chống trốn lậu thuế, gian lận thƣơng mại đƣợc kiểm soát tốt hơn; tạo đƣợc môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, ổn định. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, có chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Khối lƣợng, chất lƣợng và an toàn trong vận tải hành khách, hàng hóa trên đƣờng bộ, đƣờng sông đƣợc đảm bảo tốt hơn; hiện đại hóa thông tin, liên lạc tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Huy động đƣợc các thành phần kinh tế đầu tƣ vào các khu du lịch, phát triển các loại hình du lịch, lễ hội, văn hóa truyền thống của địa phƣơng.

Hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh cũng đã đƣợc mở rộng, đã lập nhiều dự án khuyến khích, thu hút đầu tƣ của nƣớc ngoài (FDI) và các nguồn tài trợ khác, tranh thủ đƣợc các dự án ODA để phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã quy hoạch đƣợc các vùng sản xuất, tổ chức thu mua, chế biến hàng xuất

khẩu nhất là hàng nông sản và hàng thủ công mỹ nghệ, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng. Việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ, trang thiết bị máy móc, công nghệ đƣợc ƣu tiên, đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh nói riêng và trên cả nƣớc nói chung.

Nhƣ vậy là nhờ nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc: đƣa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc mà trọng tâm là đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, đặc biệt là coi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là mặt trận hàng đầu, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững hơn. Rõ ràng CDCCKT gắn liền với quá trình thay đổi về quy mô, trình độ, tỷ trọng các ngành sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh chịu tác động của yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc, cũng nhƣ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

b) Tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa đến chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế ở Bắc Ninh hiện nay

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa để mở đƣờng cho lực lƣợng sản xuất phát triển là tất yếu khách quan. Điều này đã đƣợc Đảng ta khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Những nội dung xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc xác định ngày càng cụ thể và đầy đủ hơn qua các kỳ đại hội. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã làm rõ thêm một bƣớc nội dung cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trên các phƣơng diện: nắm vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta; nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc; phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trƣờng cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế

nhà nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của

nền kinh tế quốc dân. Giữa nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ

nghĩa và nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu, bao cấp trƣớc đây có sự khác nhau rất căn bản về mặt cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, dựa trên chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất dƣới hai hình thức toàn dân và tập thể, không có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển còn thấp kém của lực lƣợng sản xuất, nên không tận dụng đƣợc tiềm năng vốn có của lực lƣợng sản xuất trong nƣớc ta để phát triển sản xuất. Do vậy, nó đã không làm cho cơ cấu kinh tế nƣớc ta thay đổi theo hƣớng công nghiệp đƣợc, mặc dù chúng ta rất muốn có cơ cấu kinh tế đó nhanh chóng. Trái lại nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu đan xen nhau, tạo thành nhiều hình thức tổ chức kinh doanh khác nhau, trong đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Do đó, kinh tế thị trƣờng đã tận dụng đƣợc tiềm năng lực lƣợng sản xuất sẵn có, thúc đẩy sản xuất phát triển, các ngành sản xuất thay đổi, từ đó làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Quan hệ sở hữu chuyển đổi theo hƣớng đa dạng hóa các hình thức sở hữu, từng bƣớc phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền quản lý. Hình thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế cùng hợp tác, cạnh tranh phát triển trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng đƣợc thể chế hóa rõ ràng, thống nhất, thông thoáng, bình đẳng. Kinh tế Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng

sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, tính bền vững.

Gắn việc CDCCKT ở Bắc Ninh với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách và hành động phù hợp với tình hình hiện nay của tỉnh, cụ thể:

- Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức kinh tế để huy động tối đa sức mạnh của các thành phần kinh tế; đan xen hỗn hợp nhiều loại hình sở hữu và đa dạng về hình thức và tổ chức

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế nghành và cơ cấu kinh tế thành phần trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)