7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Sự kết hợp hài hòa giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế
Qúa trình CDCCKT ở Bắc Ninh hiện nay đƣợc xác định là nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế tiên tiến và hợp lý mà cụ thể đó là sự điều chỉnh hai mặt của cơ cấu kinh tế là cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần để hƣớng tới đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Chính vì vậy, trong quá trình CDCCKT ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, sự kết hợp hài hòa giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần chính là nhân tố góp phần đẩy mạnh sự CDCCKT và tạo nên bƣớc thành công trong CDCCKT nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nói chung.
Sự kết hợp hài hòa giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần trong CDCCKT ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay thể hiện ở một số nội dung sau:
- Trong quá trình chuyển dịch CCKT, sự thay đổi của cơ cấu kinh tế ngành đồng thời dẫn tới sự thay đổi của cơ cấu kinh tế thành phần. Ví dụ, khi cơ cấu kinh tế ngành ở Bắc Ninh hiện nay đang có xu hƣớng chuyển dịch từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp thì dẫn tới việc thực hiện đầu tƣ về vốn, nhân lực của cơ cấu kinh tế thành phần cũng sẽ chuyển dịch theo. Chính vì vậy để cùng phát triển thì hai loại cơ cấu này phải tồn tại trong sự kết hợp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Do cơ cấu ngành kinh tế cũng phản ánh phần nào trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nền kinh tế, nên sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có quan hệ mất thiết tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động, năng suất lao động trong cơ cấu kinh tế thành phần.
- Sự kết hợp hài hòa giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần trong CDCCKT ở Bắc Ninh hiện nay còn thể hiện ở việc hai loại cơ cấu kinh tế này tồn tại và hoạt động trong sự đảm bảo của pháp luật, đƣợc pháp luật tạo điều kiện phát triển một cách hợp lý. Sự kết hợp hài hòa này đảm bảo tránh đƣợc sự độc quyền trong quá trình tồn tại, phát triển.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
CDCCKT theo hƣớng CNH, HĐH và hƣớng tới hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế là một trong những đặc trƣng cơ bản ở nƣớc ta hiện nay. Cùng với xu thế chung đó của cả nƣớc, tỉnh Bắc Ninh cũng ngày càng vƣơn xa phát triển trong quá trình thực hiện CDCCKT nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra.
Có vị trí địa lý thuận lợi, đồng thời Bắc Ninh là thành phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; một vùng có lịch sử phát triển lâu đời, có những ngƣời dân lao động cần cù, thông minh, năng động và nhạy bén…đã trở thành những lợi thế quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế dịch vụ nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Bắc Ninh vốn là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có lịch sử truyền thống cách mạng hào hùng, nơi có những ngƣời con anh dũng, tài hoa góp công sức cho quê hƣơng đất nƣớc. Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn là vùng giàu tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào, thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, đa dạng đang thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc... Đó cũng là những lợi thế để Đảng bộ và nhân dân địa phƣơng phát huy nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKT một cách hiệu quả nhất; góp phần làm bền chặt quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế thành phần trong quá trình CDCCKT nhằm tạo ra sự kết hợp hài hào, đƣa đến những thành tựu đáng khích lệ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIƢ̃A CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH
PHẦN TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY