Nguồn nước thải sử dụng để làm giàu SRB gồm có nước trong hồ sinh học xử lý nước thải từ nhà máy chế biến thủy sản ở Bình Dương (E1), nước thải trong bể biogas (E2) và nước thải sau biogas (E3) của nhà máy rượu Hà Nội tại Yên Phong,
Bắc Ninh. Các mẫu được lấy từ lớp bùn đáy và nước ở độ sâu 10 20 cm trên bề
mặt đáy, giữ trong bình Duran đóng kín và đưa về phòng thí nghiệm.
Vi khuẩn khử sulfate (SRB) được làm giàu từ các mẫu nước thải đã thu thập ở trên trong môi trường khoáng dịch thể chứa sulfate (28 mM) làm chất nhận điện tử duy nhất và Na-Lactate (10 mM) là chất cho điện tử. pH môi trường trong thí nghiệm làm giàu là 6,5 – 6,8, nhiệt độ nuôi cấy là 30C. Sự sinh trưởng của SRB trong các mẫu làm giàu được nhận biết sau 5 – 7 ngày nuôi cấy thông qua sản phẩm
trao đổi chất sulfide trong phản ứng tạo kết tủa CuS màu nâu với dung dịch CuCl2
(xem chương 2). Cấy truyền dịch làm giàu được thực hiện sau mỗi 5 – 7 ngày khi dịch nuôi có mật độ tế bào cao và tạo nhiều sulfide.
0 2 4 6 8 10 12
E1-4 E2-4 E3-4
N ồn g độ s ul fi de ( m M )
Hình 3.1. Hàm lượng sulfide của các mẫu làm giàu ở lần cấy truyền thứ 4. E1-4: Mẫu làm giàu với nước thải từ nhà máy chế biến thủy sản ở Bình Dương sau 4 lần cấy truyền. E2-4: Mẫu làm giàu với nước thải trong bể biogas của nhà máy rượu Hà Nội sau 4 lần cấy truyền. E3-4: Mẫu làm giàu với nước thải sau biogas của nhà máy rượu Hà Nội sau 4 lần cấy truyền.
Sau 4 lần cấy truyền, hàm lượng sulfide trong các mẫu làm giàu với các nguồn nước thải khác nhau được định lượng để so sánh mức sinh trưởng của SRB trong đó (hình 3.1). Có thể nhận thấy mẫu làm giàu với nước thải từ nhà máy chế biến thủy sản ở Bình Dương (E1-4) sau 4 lần cấy truyền có chứa SRB với hoạt tính cao hơn hai mẫu còn lại (hình 3.1).
Trên cơ sở đó, mẫu này (hình 3.2a) được sử dụng để tiến hành phân lập các chủng SRB thuần khiết. Việc phân lập được tiến hành trên dãy ống thạch bán lỏng (1%) chứa môi trường khoáng kỵ khí có chất cho và nhận điện tử tương ứng là lactate và sulfate (Widdel, Bak, 1992). Các khuẩn lạc đơn hình thành trong ống thạch (hình 3.2b) được tách riêng bằng đầu pipet Pasteur và chuyển sang ống nghiệm chứa môi trường dịch thể kỵ khí dành cho SRB.
(a) (b)
Hình 3.2. Làm giàu và phân lập vi khuẩn khử sulfate từ mẫu nước thải. (a) – Mẫu làm giàu vi khuẩn SRB E1-4; (b) – Khuẩn lạc SRB hình thành trong ống thạch bán lỏng
Ba chủng SRB được phân lập từ ống pha loãng 108
dựa trên hình thái khác nhau của khuẩn lạc (bảng 3.1).
Bảng 3.1. SRB phân lập đƣợc từ dịch làm giàu với mẫu nƣớc thải E1-4 Tên chủng Đặc điểm hình thái khuẩn lạc Hình dạng tế bào Đặc điểm chuyển động của tế bào SR2 Hình múi khế 4 cạnh, màu đen
Hình que, có độ dài khác nhau tùy thuộc thời gian và điều kiện nuôi cấy, kích thước tế bào nhỏ nhất 1×3,5 μm (hình 3.3)
Không chuyển động
SR3 Hình múi khế 3
cạnh, màu đen
Hình ovan đơn hoặc xếp chuỗi, kích thước 1×1,5-2 μm (hình 3.3) Chuyển động chậm SR4 Hình đĩa lồi 2 mặt, màu đen
Hình phẩy khuẩn, kích thước 1×2-3 μm (hình 3.3)
Chuyển động nhanh
Hình 3.3. Hình thái tế bào của ba chủng SRB thuần khiết phân lập được từ mẫu dịch làm giàu với nước thải