hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với trình độ hiện nay của lực lượng sản xuất, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của nước ta, một nước đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, nền kinh tế vẫn ở tình trạng nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
1.2.2. Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề sở hữu sở hữu
Sau khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền Nam Bắc. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động lại mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội nên Việt Nam rơi vào khủng hoảng toàn diện. Trong tình hình đó, đổi mới là sự lựa chọn duy nhất giúp Việt Nam từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đổi mới về thực chất là phương thức lựa chọn con đường kết hợp sức mạnh nội lực với nhiều nguồn ngoại lực từ các kênh khác nhau, thông qua việc thừa nhận nhiều hình thức sở
cốt lõi nhất của đổi mới là đổi mới tư duy kinh tế, trong đó hạt nhân quan trọng là đổi mới nhận thức về vấn đề sở hữu và vai trò của sở hữu, của các thành phần kinh tế trong điều kiện khủng hoảng về mô hình phát triển và sự đổi thay căn bản của tình hình quốc tế.
Chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu là một đột phá quan trọng trong nhận thức của Đảng về vấn đề sở hữu nói riêng và về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung. Những đổi mới về sở hữu ở Việt Nam đã đem lại những thành tựu to lớn, đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng và ngày càng phát triển giàu mạnh. Đây là cơ sở thực tiễn để khẳng định công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới về sở hữu nói riêng là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề đặt ra là cơ sở lý luận căn bản để Đảng ta đưa ra chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu là gì? Đó thực chất là sự thay đổi từ quan niệm sở hữu chủ yếu là mục tiêu sang quan niệm coi sở hữu vừa là mục đích vừa là phương tiện.
Mục đích và phương tiện là một cặp phạm trù triết học quan trọng. Mục đích là cái mà con người cần hướng tới, còn phương tiện là cái mà nhờ đó con người có thể đạt tới mục đích. Mục đích là dự kiến trong ý thức con người về kết quả nhằm đạt được bằng hoạt động của mình, do đó, với tính cách là động cơ trực tiếp, mục đích hướng dẫn, điều chỉnh mọi hoạt động. Trong khi biểu hiện mặt tích cực của ý thức, mục đích phải phù hợp với những quy luật khách quan, với những khả năng hiện thực của thế giới xung quanh và của bản thân chủ thể. Mục đích có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện (biện pháp) khác nhau tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng nơi, từng lúc [xem 29, 964]. Trong thực tế, đôi khi con người vẫn nhầm lẫn mục đích và phương tiện. Sự nhầm lẫn này dẫn đến những hậu quả không tốt cho hoạt động thực tiễn.
Trở lại vấn đề sở hữu. Đảng ta luôn coi trọng giải quyết vấn đề sở hữu với tư cách là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Tuy nhiên, trước đổi mới, do nóng vội, chủ quan, duy ý chí và cũng do bệnh giáo điều, máy móc, ít
quan tâm nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, không gắn kết hai quá trình này với nhau, chúng ta đã đẩy quan hệ sở hữu đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà trên thực tế, lực lượng sản xuất của nước ta còn ở trình độ thấp, dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Chúng ta đã đồng nhất chủ nghĩa xã hội với công hữu hóa, tập thể hóa tư liệu sản xuất, thậm chí còn xem đây là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Giải quyết vấn đề sở hữu được coi là tiền đề, là điều kiện để giải quyết các mặt cơ bản khác của hệ thống các quan hệ sản xuất. Nói cách khác, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta đã không nhận thức đúng vai trò của sở hữu là phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ ra. Hậu quả là các hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất sau khi thành lập đã hoạt động rất khó khăn, người nông dân không hứng thú lao động sản xuất, dẫn đến sản xuất không phát triển và thừa lao động. Một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải tạo điều kiện cho việc kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, nói cách khác là phải tìm ra những hình thức sở hữu thích hợp với trình độ lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Xã hội mới mà chúng ta xây dựng mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải là một xã hội có sẵn mẫu hình trên thực tế, càng không phải là một xã hội do các nhà khoa học tưởng tượng ra từng chi tiết, mà là một xã hội dựa trên thực tế của đất nước với những điều kiện lịch sử cụ thể, vừa phải kế thừa, phát huy những giá trị của quá khứ và nền văn minh nhân loại, vừa phải định hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt tới xã hội tương lai đó, mục đích của từng giai đoạn phát triển cũng phải xác định sao cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ quản lý xã hội. Còn các yếu tố như cơ chế kinh tế và sở hữu phải được coi như những phương tiện để đạt được mục đích. Không nên lầm lẫn giữa mục đích và phương tiện như trong quá khứ đã mắc phải, coi việc xác lập chế độ công hữu là mục đích, cũng không nên coi cơ chế thị trường và
bản trong thời kỳ quá độ ban đầu. Thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung cho phép chúng ta hoàn toàn có căn cứ để khẳng định nền kinh tế nhiều thành phần với đa hình thức sở hữu mang tính tất yếu và tồn tại lâu dài.
Kể từ Đại hội VI trở đi, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ sở hữu và về các thành phần kinh tế đã có những thay đổi cơ bản. Điều đáng chú ý là đã lấy phát triển lực lượng sản xuất làm động lực để hoàn thiện và đổi mới quan hệ sản xuất. Nếu như trước đây sở hữu được coi là mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa thì sau Đại hội VI sở hữu lại được coi là phương tiện để đạt được hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói rằng, đây vừa là kết quả rút ra từ thực tiễn xây dựng đất nước theo quan niệm cũ về xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là kết quả của sự nhận thức lại quan điểm của C. Mác về quan hệ sản xuất phải “phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất” [57, 15]. Kết luận lý luận quan trọng mang ý nghĩa triết học mà Đại hội VI rút ra là “lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” [15, 54]. Như vậy, không thể chủ quan trong việc thiết lập quan hệ sản xuất mới khi chưa có được lực lượng sản xuất tương ứng và cũng không thể tùy tiện xóa bỏ quan hệ sản xuất hiện có khi nó còn là hình thức kinh tế thích hợp có khả năng tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất hiện tại phát triển.
Xuất phát từ nhận định đó, kể từ khi đổi mới đến nay, các chính sách cụ thể đối với các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế trở nên thông thoáng hơn và ngày càng được hoàn thiện. Các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế đều được xem là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các hình thức sở hữu đều là những phương tiện để đạt tới mục tiêu là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Cho đến trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), nền kinh tế Việt Nam vẫn chỉ có hai thành phần kinh tế chủ yếu – đó là kinh tế xã hội chủ nghĩa (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) và kinh tế phi xã hội chủ nghĩa (kinh tế cá thể, tiểu chủ). Nhưng bắt đầu từ Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Trên cơ sở của ba loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành các thành phần kinh tế, gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là nếu như trước đây, các thành phần kinh tế chủ yếu được xây dựng trên cơ sở của sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thì hiện nay nhiều thành phần kinh tế được xây dựng và phát triển trên cơ sở của sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất, đặc biệt từ Đại hội X Đảng ta đã chính thức cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân. Đây là một đổi mới quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội năm 1991, Đảng ta đã chỉ ra đặc trưng kinh tế trong mô hình chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là: có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; đến Đại hội X (năm 2006) Đảng ta bổ sung: có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất phù hợp và trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và
phát triển năm 2011) Đảng ta bổ sung: có một nền kinh tế phát triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Điều này thể hiện sự thận trọng trong nhận thức của Đảng ta về chế độ sở hữu của
trương: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển… Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình” [17, 73 – 74]. Như vậy, từ đổi mới đến nay, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương thực hiện một nền kinh tế đa sở hữu, đa thành phần nhằm tạo động lực phát triển đất nước.
Việc khẳng định sở hữu là phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất nhằm xây dựng thành công xã hội mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Trước hết, nó giải phóng nhận thức cho xã hội nói chung, trong đó có các nhà lý luận và hoạch định chính sách, không bị gò bó, lệ thuộc vào những định kiến giáo điều về sở hữu. Thứ hai, nó giúp về mặt phương pháp luận cho quá trình nhận thức, đánh giá, đề xuất, phê chuẩn, thực thi các biện pháp về cải cách chế độ sở hữu. Thứ ba, đối với nước ta, nó giúp khắc phục sự mâu thuẫn giữa một bên là lý luận kinh tế vốn đang rất lúng túng trong việc giải thích các quá trình kinh tế diễn ra mạnh mẽ và bên kia là thực tiễn chính sách kinh tế đang phải thay đổi nhanh chóng trước áp lực của tình hình mới.
Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong giải quyết vấn đề sở hữu không phải là bằng mọi cách củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập
thể, mà là đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất, trong đó có quan hệ sở hữu, với trình độ lực lượng sản xuất nhằm nhanh chóng thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Sự phát triển đa dạng các hình thức sở hữu trong mối quan hệ tương tác với nhau là một trong những biểu hiện của dân chủ hóa kinh tế, là cách thức huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.