5. KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến việc hoàn thiện mô hình cổng thông
hình cổng thông tin điện tử tại website mayxaydung.vn
2.2.2.1. Môi trường chính trị - pháp luật
Ngày 29/11/2005, Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua. Luật này quy định các giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Ngày 22/06/2006, Luật Công nghệ thông tin đã được Quốc hội thông qua. Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, các biện pháp bảo đảm ứng dụng CNTT, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Hai bộ luật trên cùng các nghị định hướng dẫn thi hành có liên quan đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện cho các hoạt động kinh doanh điện tử nói chung và TMĐT nói riêng.
Chính sách của Nhà nước về phát triển TMĐT thể hiện qua quyết định 222 – Kế hoạch triển khai tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-
2010. Một loạt quyết định khác về các lĩnh vực có liên quan tới TMĐT, đóng vai trò tạo môi trường cho TMĐT phát triển cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đưa ra.
2.2.2.2. Môi trường kinh tế
Việt Nam hiện thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển. Theo con số của Bộ Công thương, năm 2011 nhiều chỉ số vĩ mô của Việt Nam đang tốt lên đáng kể, với tổng GDP ước khoảng 119 tỷ USD. GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm.
Năm 2011 cũng chứng kiến mức bứt phá mạnh về xuất khẩu của Việt Nam, với mức tăng 32% so với năm 2010. Sự tăng trưởng của xuất khẩu tiếp tục kéo nhập siêu giảm, với xu hướng thấy rõ trong 4 năm trở lại đây (từ 18 tỷ USD năm 2008 còn khoảng 10 tỷ USD trong năm nay).Kinh tế đã có sự hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế, người dân đã bớt lo lắng hơn về tài chính cũng như giá cả, chi tiêu cho các hoạt động dịch vụ, giải trí. Tuy nhiên lạm phát và suy thoái vẫn đang
Khóa luận tốt nghiệp
là vấn đề rất nóng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 2.2.2.3. Môi trường văn hóa - xã hội
Internet đã vượt báo giấy và radio để trở thành phương tiện thông tin phổ biến tại Việt Nam theo cuộc khảo sát của Net Index vào năm 2011. Theo đó, thư điện tử (60%) và tin nhắn (73%) là hai phương tiện kết nối trực tuyến thịnh hành. Xem tin tức trên mạng, truy cập trang chủ các cổng thông tin và sử dụng công cụ tìm kiếm là ba hoạt động trực tuyến phổ biến nhất lần lượt chiếm 97%, 96% và 96% số người tham gia. Số lượng người dùng tham gia mạng xã hội tăng từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011.
Theo cuộc khảo sát hành vi người dùng sử dụng Internet tại Việt Nam năm 2011 do Consumer Probe thực hiện dưới sự ủy nhiệm của PC Tools cho thấy người dùng ở Việt Nam còn thiếu kỹ năng và kiến thức về an toàn trực tuyến.[22] Theo khảo sát, có hơn 3/4 số người tham gia (chiếm khoảng 77%) dùng một mật khẩu truy nhập cho tất cả các tài khoản của mình trên Internet. Trong khi đó số người lên mạng ở các tiệm dịch vụ Internet, nơi không an toàn là 41%.
2.2.2.4. Môi trường kỹ thuật - công nghệ
Theo khảo sát của hãng khảo sát thị trường Internet Pando Networks (Mỹ), năm 2011 Việt Nam đạt tốc độ kết nối Internet trung bình 374 KBps (1 B bằng khoảng 8 b), nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 3 ở Châu Á, sau Hàn Quốc (2.202 KBps) và Nhật Bản (1.364 KBps) (và sau Nga, Đài Loan, Hồng Kông).[16] Còn theo báo cáo của Akamai, hãng khảo sát Internet của Mỹ, cuối năm 2011 tốc độ đường truyền Internet Việt Nam đạt khoảng 1,7 Mbps, xếp hạng 32/50 quốc gia được khảo sát và thấp hơn mức trung bình trên thế giới (2,6 Mbps). Với tốc độ phát triển nhanh chóng của internet và một số lượng lớn các website được xây dựng và thành lập hàng năm sẽ tạo lên một sự cạnh tranh lớn trên thị trường mạng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.2.2.5. Môi trường ngành •Cạnh tranh trong ngành:
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cổng thông tin máy móc, thiết bị xây dựng không cao. Điều này dễ dàng nhận thấy bởi
Khóa luận tốt nghiệp
đây là một lĩnh vực khá mới mẻ, số lượng các doanh nghiệp tham gia còn ít và hầu hết cũng chỉ mới bắt đầu tham gia. Tất cả đều chưa đạt tới một mức độ trưởng thành để có thể thống lĩnh thị trường hay tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt.
Đặc biệt, mức độ cạnh tranh trong ngành này ở khu vực Hà Nội là khá thấp. Nguyên nhân của việc này là do hầu hết các cổng thông tin điện tử chuyên ngành đều tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Nam.
•Đe dọa ra nhập ngành:
Đe dọa ra nhập mới đối với lĩnh vực cổng thông điện tử về chuyên ngành máy móc xây dựng là không cao. Dù nhu cầu vốn đầu tư ban đầu để tham gia lĩnh vực cổng thông tin không cao nhưng chi phí cho việc hoạt động lưu trữ và bảo trì là không nhỏ. Bên cạnh đó, việc khai thác thị trường thông tin ngành máy móc xây dựng vẫn còn khá mới và chỉ là một mảng nhỏ trong mô hình cổng thông tin điện tử nên chưa có nhiều doanh nghiệp khai thác và ra nhập thị trường này.
•Đe dọa của các sản phẩm/ dịch vụ thay thế:
Trước đây, báo chí và truyền hình là 2 kênh thông tin chính,hữu hiệu nhất giúp các cá nhân được tiếp cận đến thông tin một cách trực tiếp và hiệu quả. Các kênh thông tin này hiện nay vẫn tỏ ra rất hiệu quả, đặc biệt đối với những người chưa có thói quen sử dụng Internet. Đáng lo ngại hơn là sự cạnh tranh đến từ những dịch vụ mạng xã hội có tính năng tương đương như Facebook, Twitter ... Dựa trên nền tảng liên kết mạnh mẽ, các mạng xã hội này dần trở thành một kênh cung cấp thông tin vô cùng hiệu quả của các doanh nghiệp do tính lan truyền và phát tán nhanh. Tuy nhiên, công cụ này cũng có những hạn chế của nó, đó là sự quá tải thông tin đối với những người dùng thiếu kinh nghiệm. Đó là chưa kể tới việc thông tin trên các mạng xã hội do người dùng tạo ra nên hiện hữu một nguy cơ lừa đảo trực tuyến.
•Quyền lực thương lượng của người mua và nhà cung ứng:
“Nhà cung ứng” ở đây chính là những doanh nghiệp hoạt động trong ngành máy móc, xây dựng, cơ khí công nghiệp. Sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh trong
Khóa luận tốt nghiệp
về giá cả và chất lượng giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp là cao. Vì vậy nhà cung cấp thông tin nào có được những sản phẩm nổi trội và ưu thế càng có được lợi thế lớn.
Khách hàng là những người tìm kiếm, sử dụng thông tin và các dịch vụ giá trị gia tăng, vì hoạt động theo mô hình cổng thông tin điện tử nên khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn do mật độ tập trung của ngành không cao, không có một doanh nghiệp nào thống lĩnh thị trường. Ngoài ra, với sự đa dạng của các sản phẩm và dịch thay thế, đôi khi khách hàng chưa thấy sự cần thiết phải sử dụng một dịch vụ mới.