Chương 9: Nhìn nhận ngữ pháp dưới một khía cạnh khác

Một phần của tài liệu 5 bước để nói một ngôn ngữ mới (Trang 77)

Chương 9: Nhìn nhận ngữ pháp dưới một khía cạnhkhác khác

Một khía cạnh cần thiết của tính sáng tạo là không sợ thất bại - Edwin

Land

Đã có bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình những câu hỏi: “Tại sao tôi phải học ngữ pháp? Điều gì sẽ xảy ra nếu như tôi không học nó? Có phải là những nhà ngôn ngữ học làm chomọi thứ phức tạp? Tại sao chúng ta nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình lưu loát mà không cầnhọc ngữ pháp?” Thực tế, nhiều người (bao gồm cả tôi) đã tự nhận rằng họ không thể phân biệt được những thuật ngữ ngôn ngữ, chẳng hạn như trạng từ, phụ từ, tính từ chỉ sự phụ thuộc, mạo từ xác định, mạo từ không xác định… Cho đến khi họ học chúng trong một bài ngữ pháp dạy tiếng nước ngoài. Câu hỏi là: chúng

ta có thể nói một ngôn ngữ mới nếu như chúng ta không học ngữ pháp của nó?

Trong chương này tôi sẽ chỉ cho bạn một cách nhìn thực tiễn hơn về ngữ pháp. Tôi sẽ nói với bạn làm thế nào để tiếp cận nó có hiệu quả và làm thế nào để tận dụng nó như là một công cụ hơn là một trở ngại trong việc học một ngôn ngữ mới.

Vâng, ngữ pháp không có nghĩa là mang những rắc rối đến cho bạn. Khi nhân loại trên thế giới phát triển ngôn ngữ của họ và làm cho nó trở thành một công cụ giao tiếp tinh vihơn, họ cố tìm ra cách để người ta có thể “nói ít hơn nhưng diễn đạt được nhiều hơn”. Chúng ta đều biết rằng sự đồng thuận lẫn nhau giữa mọi người về cách kết hợp nhất định những từ dẫn đến việc đại diện cho một nghĩa nhất định. Sự kết hợp của những từ này được gọi là những từ và những cụm từ. Khi họ cần diễn đạt nhiều nghĩa hơn thìngười ta thêm vào danh sách của họ những từ và những cụm từ. Ngày nay, những từ mới keep emerging trong việc diễn tả những ý tưởng mới, chẳng hạn như “blog”, “social media”, “cloud computing”… Tuy nhiên, nhằm tránh cho từ điển trở nên dày hơn, người ta tìm những cách để diễn đạt nhiều ý tưởng hơn mà không cần phải thêm nhiều từ. Vì vậy họ sử dụng những phương pháp, chẳng hạn như là thay đổi hình thức của từ, hoán đổi vị trí của các từ (ví dụ như, trong câu hỏi tiếng Anh), thêm vào một hay hai chữ ở cuối từ (ví dụ như, thêm chữ “s” hay “es” để diễn đạt số nhiều trong tiếng Anh)… Những phương pháp này là một phần của những gì mà chúng ta gọi là ngữ pháp. Như bạn thấy, ngữ pháp giúp chúng ta diễn đạt nhiều nội dung hơn mà không cần phải có quá nhiều từ. Khi tôi bắt đầu nhìn nhận ngữ pháp theo cách tích cực hơn, tôi nhận ra rằng ngữ pháp giúp chúng ta diễn đạt những ý tưởng của chúng ta chính xác hơn, sâu sắc hơn và phức tạp hơn. Nó có thể giúp chúng ta diễn tả một tình huống hay một hành động rõ ràng hơn vềkhía cạnh thời gian và địa điểm. Trong khi ngữ pháp giúp chúng ta diễn đạt ý của mình tốt hơn khi nói, nó cũng giúp chúng ta hiểu được ý của người khác tốt hơn khi nghe.

Tôi sẽ không dạy bạn về ngữ pháp ở đây, có hàng đống sách dạy ngữ pháp ở ngoài kia, mà đã làm sẵn tốt nhiệm vụ của nó. Tôi chỉ muốn chia sẻ

với bạn rằng ngữ pháp là một người bạn tốt, không phải là thứ luôn luôn cố làm bạn bối rối.

Có phải ngữ pháp là một thứ bắt buộc nếu như tôi muốn nói một ngôn ngữ mới?

Đã có nhiều cuộc bàn cãi về vấn đề này. Một vài nhà ngôn ngữ học phát biểu rằng bạn có thể nói một ngôn ngữ mà không cần phải học ngữ pháp như thể bạn đã làm với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Một vài nhà ngôn ngữ học khác lại tranh cãi rằng về cơ bản người ta thu nhận ngữ pháp một cách vô thức khi họ học nói ngôn ngữ đầu tiên của họ, cho dù chúng có thể không rõ ràng xác định những thuật ngữ ngữ pháp rõ ràng, chẳng hạn như là những mạo từ, giới từ, thì hoàn thành... Về mặt cá nhân, tôi nghĩ tất cả họ đều có lý lẽ đúng của riêng mình. Theo ý kiến của bản thân tôi, có hai quan điểm đối lập trong vấn đề này. Quan điểm đầu tiên là học một ngôn ngữ mới mà không học bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào. Ở quan điểm này, những người học sẽ phải ghi nhớ nhiều từ hơn, như thể chúng không có bất kỳ nguyên tắc nào theo sau. Ví dụ như, hãy nói là tôi áp dụng quan điểm này trong tiếng Anh, và tôi đang học từ “do”. Tôi phải nhớ tất cả những tình huống, bao gồm: I do, we do, you do, he does, she does, it

does, I did, we did, you did, he did, she did, it did…

Quan điểm khác là tôi học tất cả những quy tắc được dạy trong những sách dạy ngữ pháp. Cùng ví dụ đó, tôi sẽ phải nhớ những nguyên tắc sau:

- I là đại từ chỉ người ngôi thứ nhất số ít

- You là đại từ chỉ người ngôi thứ hai số ít và số nhiều

- He/she/it đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số ít

- They là đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số nhiều

- Động từ “do” trong thì simple present tense có các dạng sau:

-Do” nếu như chủ ngữ là đại từ chỉ người ngôi thứ nhất hay ngôi thứ hai(số ít hay số nhiều) hay đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số nhiều.

-Does” nếu chủ ngữ là đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số ít

- Động từ “do” ở thì simple past tense chỉ có duy nhất một dạng ở mọi trường hợp: “Did

- Vân vân…

Nếu như bạn làm theo quan điểm đầu, cái mà được gọi là học không có quy tắc nào, bạn sẽ phải nhớ một số lượng lớn thông tin bởi vì bạn phải nhớ mọi thứ một cách riêng lẻ. Ởquan điểm khác, học với quy tắc, có thể

giảm đáng kể khối lượng công việc. Ở mỗi ngôn ngữ cụ thể, người ta thậm chí còn có thể cô đọng tất cả ngữ pháp chỉ vào một vài trang giấy. Đây là một lợi thế không thể bàn cãi của việc học ngữ pháp với những quy tắc. Tuy nhiên, học bằng những quy tắc có những khiếm khuyết của nó. Điều bất lợi đầu tiên là những quy tắc có thể không dễ dàng để học thuộc lòng. Chúng chỉ là giống như những công thức toán học. Một vài người thậm chí còn tích hợp những quy tắc vào những bàithơ cho dễ nhớ. Tôi đồng ý rằng sử dụng thơ để nhớ những quy tắc có lẽ là một giải pháp tuyệt vời cho những bài kiểm tra ngôn ngữ của bạn. Nhưng câu chuyện là khác hẳn trong giao tiếp thực tế. Có bao giờ bạn ở trong tình huống thất bại khi áp dụng những quy tắc ngữ pháp đó khi bạn nói? Nó dường như là quá khó để tích hợp những quy tắc ngữ pháp đó vào trong giao tiếp hàng ngày bằng lời nói? Đây là điều bất lợi cơ bản khi học ngôn ngữ thông qua những quy tắc. Hãy hình dung rằng một người không phải là người bản xứ nói chuyện với một người bạn Mỹ. Anh ta muốn hỏi cô ấy có phải là bạn trai của cô ta sẽ kết hôn với cô ta sớm. Bộ não của anh ta sẽ phải đi qua một tiến trình phức tạp giống như vầy:

- Để diễn tả một câu hỏi về kế hoạch của một người nào đó trong tương lai gần, anh ta có thể sử dụng cấu trúc: to be + subject + going to + verb infinitive + object

-He” đại từ chỉ người ngôi thứ 3 số ít

- Dạng của động từ “to be” trong ngôi thứ 3 số ít chỉ người sẽ làis

- Với những quy tắc trên, anh ta sẽ hỏi: “is + he + going to + marry + you?”

Có quá nhiều dữ liệu cho bộ não để xử lý trong khi anh ta đang nói. Như bạn có thể đoán, anh ta sẽ chắc chắn là bị lúng túng và lóng ngóng với những từ của anh ấy. Và bạn của anh ta có thể không đủ kiên nhẫn để nói tiếp với anh ấy. Điều này có xảy ra với bạn không? Vấn đề này có thể xảy ra không chỉ khi bạn nói mà còn khi bạn đang nghe nữa. Nếu như bạn mất quá nhiều thời gian để xử lý nghĩa của cấu trúc ngữ pháp mà người nóisẽ dùng, bạn sẽ không có đủ thời gian để bắt kịp câu kế tiếp.

Vậy chúng ta nên làm điều gì để đối phó với vấn đề trên? Bạn có nhơ lại ý niệm về “sự nhận biết từ” và “sử dụng từ” mà chúng ta đã đề cập trong Chương? Triết lý ở đây là khá giống. bạn có thể sử dụng một cách

hay nhiều cách để học một ngôn ngữ-với những quy tắc ngữ pháp hay không. Nhưng sự hiểu biết và nhớ về những quy tắc ngữ pháp không có nghĩa là bạn có thể sử dụng nó một cách trôi chảy. Ở quan điểm đầu tiên, học những trường hợp ngữ pháp bằng những trường hợp mà không có quy tắc, do đó, có một sự thuận lợi mà bạn sẽ chưa nghĩ tới nhiều về nó khi bạn nói. Bạn chỉ đơn giản là chọn ra ngữ pháp giống như bạn chọn ra từ. Vấn đề ở đây là làm thế nào để giảm bớt khối lượng công việc nếu như bạn phải nhớ từng trường hợp riêng lẽ? Hay làm cách nào để đơn giản hóa tiến trình phức tạp đó nếu như bạn nhớ và sử dụng những quy tắc? Đó không phải là câu hỏi dễ dàng. Ở những trang tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm của mình trong vấn đề này. Dù cho nó có thể chưa là một giải pháp hoàn hảo, nó sẽ giúp bạn sử dụng lợi thế của cả hai cách tiếp cận trên.

Học ngữ pháp theo cách đơn giản hơn

Đừng học thuộc lòng những công thức ngữ pháp; hãy học thuộc lòng những mẫu được đơn giản hóa.

Hãy để tôi dùng một ví dụ từ việc học tiếng Anh của tôi. Một trong những quy tắc ngữ pháp làm tôi bối rối mà tôi (và những người học tiếng Anh khác cũng vậy) đã từng học là 3 loại câu điều kiện. Mệnh đề

if và mệnh đề chính sử dụng những thì khác nhau và chúng khác nhau ngay

cả từng loại 1, 2 và 3. mỗi cái trong số chúng có một nghĩa khác nhau. Tôi không chỉ phải học thuộc lòng làm thế nào để sử dụng đúng dạng động từ trong mệnh đề if và mệnh đề chính, mà còn phải ghi nhớ loại câu điều kiện nào để dùng trong tình huống thực tế. nó thật sự khó! Tuy nhiên, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều kể từ khi tôi bắt đầu sử dụng những mẫu được đơn giản hóa hơn là những quy tắc khô khan và khó hiểu. tôi muốn nói điều gì với “mẫu được đơn giản hóa”? hãy dùng một câu điều kiện như là một ví dụ. một trong số 3 loại có những quy tắc sau:

(if clause) If + subject + had + verb in present perfect tense + object,

(main clause) subject + would have + verb in present perfect tense + object

Một cách chân thành, chỉ tốn một phút để tôi sử dụng cấu trúc này trong giao tiếp. Bây giờ, nếu như tôi sử dụng một mẫu được đơn giản hóa, nó sẽ trông giống như cái bên dưới:

If you had done this, you would have done that

Trước hết, mẫu này dễ học thuộc lòng hơn nhiều so với những quy tắc dài bên trên. Nó ngắn gọn hơn và ít khô khan hơn. Khi tôi muốn áp dung quy mẫu này trong thực tế, dễ dàng hơn cho tôi làm bởi vì tôi có ít chỗ để được thay thế. Tôi chỉ đơn giản thay thế “done” với động từ mà tôi cần. và bởi vì “done” là trong dạng thì present perfect, nó nhắc tôi nhớ sử dụng động từ trong dạng tương tự. sau đó, tôi thay thế you và this/that bằng những chủ ngữ và vị ngữ mà tôi cần. theo cách này, bộ não của tôi sẽ phải xử lý khối lượng công việc ít hơn khi tôi áp dụng mẫu này vào trong việc nói thực tế. hơn thế, những mẫu này vẫn mang tính đại diện, vì thế chúng giúp giảm bớt số lượng thông tin mà phải học thuộc so với việc học và học thuộc lòng mọi thứ bằng những trường hợp riêng biệt. bạn sẽ cần phải thực hành nghiêm túc để sử dụng và áp dụng những mẫu được đơn giản hóa này.

Đừng lo lắng về những tên gọi của những quy tắc ngữ pháp

Khi những nhà ngôn ngữ học soạn ta những quyển sách giáo khoa về ngữ pháp, họ đặt tên cho những quy tắc để mà người học có thể phân biệt được chúng. Tuy nhiên, những tên này là có hệ thống và, do đó, khó để nhớ. Ví dụ như, trong tiếng Anh, có 3 loại câu điều kiện-loại 1, loại 2 và loại 3. tuy nhiên, thậm chí khi tôi có thể nói tiếng Anh một cách trôi chảy và sử dụng những câu điều kiện trên một cách thoải mái, tôi cũng không thể nhớ chính xác loại mà tôi sử dụng. khi bạn nói, tôi chắc chắn là bạn không muốn tốn thời gian để nhớ lại số bạn sẽ sử dụng trong một tình huống nhất định. Gợi ý của tôi ở đây là bạn nên liên hệ mẫu đơn giản với những mẫu song song tương ứng trong tiếng mẹ đẻ. Nói cách khác, hãy hỏi bạn: làm thế nào tôi có thể diễn đạt một mẫu được đơn giản hóa bằng ngôn ngữ mẹ đẻ? Và làm sâu sắc hơn ý nghĩa của ngữ pháp, bạn có thể gắn nó với một ví dụ cụ thể. Một ví dụ là: “If you had stayed at home, you

would have met her”.

Trong sách giáo khoa về ngữ pháp, tác giả chịu trách nhiệm cho việc diễn ta những cấu trúc ngữ pháp theo cách có hệ thống và lôgic. Nó chỉ là giống như người ta làm nháp một bản hợp đồng. thỉnh thoảng, khi người học áp dụng cách giải thích trong một quyển sách ngữ pháp, họ cố “dịch” những cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ như, nếu một người học tiếng Anh đọc hay nghe câu: “If I had stayed at home, I would have met her”, anh ta sẽ cố dịch ngữ pháp giống như:

- Câu này có dạng của một câu điều kiện loại 3

- Điều đó có nghĩa là cả “mệnh đề if” và “mệnh đề chính” là không có thật và ngữ cảnh đã xảy ra trong quá khứ.

- Do đó, người nói đã không thật sự ở nhà và đã không gặp cô ta.

Điều giải thích này là đúng, nhưng mà nó khá cứng nhắc và phức tạp. nó sẽ làm cho câu nguyên gốc tối nghĩa và làm người học bối rối. trong ví dụ trên, người nói có thể đã diễn tả cảm giác hối tiếc. nói theo cách khác, có lẽ, anh ta ao ước anh ta đã ở nhà. Nhưng người học có thể quên cảm xúc này nếu như anh ta áp dụng cách giải thích ngữ pháp một cách cứng nhắc. để tránh lỗi trên, khi bạn tiếp cận với một cấu trúc ngữ pháp, hãy tự hỏi bản thân: “người nói thật sự muốn đề cập điều gì?” “Người nói muốn thể hiện ra cảm xúc gì?” bằng cách hỏi những câu hỏi như vậy, bạn sẽ đến được thông điệp thật sự của người nói. Khi bạn quen với mẫu này, bạn sẽ không phải tra sách ngữ pháp của bạn mỗi khi bạn gặp một cấu trúc khó.

Cuối cùng, ngữ pháp là một tập hợp những cách khác nhau để sắp xếp và kết hợp những từ để mà chúng có thể diễn tả những nghĩa khác nhau, ngữ cảnh và cảm xúc. Bằng việc thu vào dữ liệu đầu vào thông qua việc đọc và nghe, bạn sẽ tiếp cận với những cấu trúc ngữ pháp được lặp lại trong những ngữ cảnh khác nhau. Theo cách đó, sẽ dễ dàng hơn cho bạn để thu nhận những cấu trúc ngữ pháp và hiểu những nghĩa của nó hơn là bằng cách đơn thuần học thuộc lòng những công thức ngữ pháp trong sách giáo khoa. Và kết cục là, biết ngững cấu trúc ngữ pháp là một chuyện; sử dụng chúng chính xác là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bạn

Một phần của tài liệu 5 bước để nói một ngôn ngữ mới (Trang 77)