GIỐNG NHƯ LÀ MỘT CON VẸT.

Một phần của tài liệu 5 bước để nói một ngôn ngữ mới (Trang 43)

3. Những bộ phim

GIỐNG NHƯ LÀ MỘT CON VẸT.

Bạn có thể nghe câu một hay hai lần nếu bạn muốn. Một lần nữa, hãy ghi nhớ Dữ liệu đầu vào khối lớn.

Sau khi hoàn thành câu đầu tiên, chuyển sang câu tiếp theo và lặp lại 3 bước giống như trên, và sau đó là câu tiếp theo… và như thế đến cho đến khi hoàn thành một đoạn văn. Đoạn văn này nên dài bao nhiêu? 5, 7 hay 10 câu? Câu trả lời của tôi là: nó còn tuỳ! Nó phụ thuộc vào độ dài mà bạn có thể nhớ những gì mà người nói đã nói. Sau khi hoàn thành một đoạn văn, bạn có thể chuyển sang bước 4.

Bước 4: hãy nghe cả đoạn văn mà không cần nhìn vào bản ghi trong khi hình dung nghĩa của nó.

Trong bước này, bạn sẽ nghe cả đoạn văn mà bạn vừa mới nghe (mỗi câu riêng biệt) một lần nữa. Trong khi nghe, bạn cố hình dung; tưởng tượng rằng nội dung đó đang chảy như cuốn băng đang chạy. Đừng nhìn vào bản ghi! Nếu có một câu mà bạn không thể nghe theo kịp, hãy bỏ qua nó. Cũng giống như trong bước 3, bạn cố để thay thế những chữ đang vọt ra trong tâm trí bạn bằng những hình ảnh tưởng tượng.

Sau khi hoàn thành với bước 4, bạn sẽ chuyển đến một đoạn văn mới và bắt đầu lại với bước 1.

Sự kỳ diệu của kỹ thuật Bản đồ-Âm thanh

Điều đầu tiên bạn nhận ra rằng bạn sẽ nhận được một lượng lớn dữ liệu đầu vào cho mỗi lần thực hành 1 hay 2 giờ. Tương tự như phương pháp Đọc tự do, bạn sẽ thấy hầu như những từ phổ biến và những cụm từ lặp đi lặp lại, vì vậy bạn có thể không khó khăn để nhận ra chúng. Thêm nữa, những từ vựng phổ biến này và những cụm từ sẽ xuất hiện ở những cuộc nói chuyện khác nhau, có nghĩa là trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, và ở dưới những âm khác nhau. Cơ chế này giúp bạn dễ dàng thu nhận được bản đồ âm thanh của ngôn ngữ.

Khi bạn lặp lại rõ to, nó giống như bạn đang in đậm âm thanh trong tâm trí bạn. điều này giúp bạn chủ động tạo ra bản đồ âm thanh nhanh

chóng hơn. Dù cho đọc to khi học một ngoại ngữ được đề nghị bởi nhiều sách giảng dạy và nhiều giáo viên, nó thường bị bỏ sót bởi người học.

Ở trong bước 1, bạn cần phải bắt chước âm thanh trước khi bạn

tra trong bản ghi của bạn, tại sao như vậy? Thông thường, một người

học sẽ bị lôi cuốn nhìn vào bản ghi vì anh ta thấy dễ chịu hơn khi lặp lại câu. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ ngăn bạn khỏi việc phát âm một cách chính xác. Khi bạn nhìn vào chữ, bạn sẽ có khuynh hướng đánh vần những chữ dựa trên hình thức của nó hơn là bắt làm theo chính xác những âm của người nói. Thêm vào đó, cách ly âm khỏi chữ sẽ giúp bạn hình dung trong bước 3 và bước 4 dễ dàng hơn.

Bằng việc làm theo bước 3, bạn sẽ dần dần hình thành nên một mối liên kết trực tiếpgiữa âm thanh và ngữ nghĩa. Tại sao nó quan trọng đến vậy? Đó là bởi vì nhiều người học ngôn ngữ vấp phải một tiến trình nhận thức “không trực tiếp” khi họ đang thực hành kỹ năng nghe của họ. Tiến trình nhận thức “không trực tiếp” ở đây có thể được diễn tả bên dưới đây:

Để làm cho nó rõ ràng hơn, hãy nhìn một chút vào ví dụ dưới đây khi một người Việt đang nghe tiếng Anh:

Hình trên minh họa tiến trình nhận thức không trực tiếp mà trong đó người học đi theo một tiến trình dài. Trong nhận thức trực tiếp, tiến trình là ngắn hơn nhiều được chỉ ra bên dưới:

Như bạn nhận ra, trong tiến trình “không trực tiếp”, những người học phải dùng hai công cụ, một là “chữ” và “ngôn ngữ mẹ đẻ”, để hoàn thành một phần đọc hiểu. Đây là lý do mà nhiều người học gặp phải chướng ngại khi nghe một đoạn dài. Nhiều học viên nói với tôi rằng họ không gặp vấn đề khi nghe riêng lẻ, nhưng họ không thể bắt kịp bài nghe khi chúng tôi cho phát cả một đoạn ở một lần. Đó là bởi vì trong khi người học đang nghiền ngẫm câu đầu tiên, đoạn băng đã sẵn chuyển đến đoạn tiếp theo. Bộ óc của người học đã sử dụng một thời gian dài để xử lý nghĩa của câu đầu tiên vì vậy anh ta không thể tập trung vào nghe câu tiếp theo.

Ở hầu hết mọi người, có hai bước “không trực tiếp” có thể dần dần mất đi khi họ trở nên trôi chảy hơn trong nghe hay nói. Tuy nhiên, nó sẽ làm mất nhiều thời gian để xóa đi những bước “không trực tiếp” ra khỏi

tâm trí họ. Vì vậy sẽ là tốt hơn nếu như chúng ta làm đúng chính xác ngay lúc đầu. bạn sẽ có thể nghe và hiểu được một đoạn dài mà không cần phải ghi chú.

Hãy kiên nhẫn khi thực hành kỹ thuật Bản đồ – Âm thanh, nó có thể tốn 1-2 ngày cho bạn làm quen với những bước trên. Thỉnh thoảng, nếu bạn cảm thấy mệt sau một phần thực hành dài, hãy tự thưởng cho bạn bằng một chương trình ti vi mà mình yêu thích với ngôn ngữ mà bạn muốn học. Hay là bạn hãy để cho cuộn băng chạy tự do trong khi bạn đang làm những việc khác. Kỹ thuật này gọi là “tắm ngôn ngữ”. Nó giúp bạn tiếp cận với ngôn ngữ nhiều hơn một cách vô thức. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện kỹ thuật “tắm ngôn ngữ” này như là một phương pháp cao cấp hơn, không làm nó như một kỹ thuật chính. Bởi vì nghe một cách vô thức sẽ chỉ có một vài hiệu quả nhỏ, nó sẽ không giúp bạn nhiều. Bạn cần dùng thời gian và nỗ lực để học một cách nghiêm túc nhằm đạt được thành công.

Đọc và Nghe – một cặp hoàn hảo

Trước khi đóng lại chương này, thêm một điểu nữa bạn nên lưu ý là bạn có thể tối ưu hóa tiến trình thu nhận ngôn ngữ bằng cả thực hành việc nghe và đọc trong một chủ đề. Đó là tại sao tôi gợi ý với bạn nên sử dụng những nội dung giống như sách nói, chuyện kể và những sê ri của đề tài tin tức.

Thường thường, tốc độ đọc của bạn sẽ nhanh hơn nhiều so với tốc độ nghe của bạn, vì vậy bạn nên sắp xếp những phân khúc thích hợp thời gian để thực hành cả hai kỹ năng trên. Dựa trên những nhu cầu của bạn, bạn có thể quyết định dành thời gian nhiều hơn cho việc đọc hơn kỹ năng nghe hay ngược lại. Cả hai cách, bạn nên thường luân phiên thực hành hai kỹ năng này để tăng tối đa hiệu quả của việc học.

Bây giờ trước khi tiếp tục đọc quyển sách này, chộp lấy những quyến sách yêu thích, những câu chuyện, bộ phim hay bất kỳ thứ gì và thực hành nó.

Một phần của tài liệu 5 bước để nói một ngôn ngữ mới (Trang 43)