“Ngôn ngữ là những phương tiện để lấy một ý tưởng từ bộ não của tôi vào bộ não của bạn mà không cần phải mổ xẻ nó” - Mark Amidon
Xin chúc mừng! Bạn đã thực hiện hầu như một nửa của cuộc hành trình!
Tôi hy vọng bạn sẽ dành một lượng thời gian để thực hành kỹ thuật đọc tự do. Nếu như thế, bạn phải đã nhận thấy vốn từ vựng bạn thu thập được hàng ngày nhanh như thế nào. Khi bạn thực hành, trong một vài ngày đầu tiên, bạn sẽ phải sử dụng từ điển của bạn như điên. Tôi phải tra từ điển của mình cho từng câu. Thỉnh thoảng, tôi thậm chí phải tra hai hay 3 lần cho chỉ một câu. Vì thế, vào lúc bắt đầu, bạn có thể cảm thấy một chút xuẩn ngốc về những gì mình đang làm. Xin hãy kiên nhẫn và nhớ lại những gì tôi đã nói với bạn về 3 bước để đọc
một cuốn sách trong ngôn ngữ mà bạn muốn học. Sau khoảng 2 tuần thực hành kỹ thuật Đọc tự do, bạn sẽ hoàn toàn bị vui sướng rộn ràng bởi sự tiến bộ của bạn.
Trong chương này, tôi sẽ chia sẻ với bạn một kỹ thuật nghe. Đây chắc chắn là phần được trông đợi nhất bởi kỹ năng nghe dường như là một vấn đề cho mọi người học ngôn ngữ. Cũng giống như bạn, tôi cũng trải qua những kinh nghiệm không dễ chịu của việc cố hình dung ra những gì người ta nói trong những cuốn băng khi học nghe. Tôi cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán và nản lòng. Tuy nhiên, nó sẽ không phải luôn là như vậy. Nghe có thể là đơn giản hơn nhiều và không khó chịu nếu chúng ta biết cách bộ não chúng ta làm việc như thế nào và có một cách tiếp cận thích đáng.
Tại sao có thể hay không thể nghe được người ta nói?
Trong chương 3, tôi đề cập đến “bản đồ ngôn ngữ” trong bộ não của bạn. Có cả tin tốt và tin xấu về nó. Tin xấu là có một “bản đồ chữ” và “bản đồ âm thanh” định vị riêng biệt đâu đó trong trong bộ não của bạn. Đây là lý do tại sao nhiều người học có thể đọc và và viết khá tốt bằng ngôn ngữ thứ hai nhưng lại khá tệ trong việc nghe và nói. Bây giờ, bạn sẽ phải chấp nhận một thực tế là bạn phải vẽ thêm vào một “bản đồ” nếu như bạn muốn có thể nghe tốt.
Tin tốt là bạn có thể học kỹ năng nghe theo một cách tương tự như những gì bạn đã làmvới kỹ năng đọc. Sự khác biệt ở đây chính là thu nhận một ngôn ngữ bằng cách đọc là giống như vẽ một bản đồ với những đường nét và ký hiệu. Nhưng thu thập nó qua nghe lại giống như bạn vẽ bản đồ với những hình ảnh thật. Như bạn được lưu ý, thỉnh thoảng chúng ta không cần phải nhớ tên đường để lái xe mà không lạc đường nếu chúng ta đủ quen thuộc với khu vực đó. Cơ chế làm việc cũng tương tự như khi một người học một ngôn ngữ. Đó là lý do tại sao những đứa trẻ có thể nói và nghe trước khi chúng biết viết như thế nào. Một vài nhà ngôn ngữ thậm chí còn thiết kế những giáo án trong việc dạy cho người ta học một ngôn ngữ hoàn toàn bằng nghe và nói mà không cần phải học chữ. Pimsleur là một trong những học giả nổi tiếng trong khoa học này. Tôi đã một lần tham dự khóa học của ông về ngôn ngữ tiếng Nhật. Theo ý kiến của tôi, nó không có hiệu quả nhưng lại tốn nhiều thời gian. Tôi tin rằng cách tiếp cận của ông ấy sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu như người học đang sinh sống trong môi trường bao quanh bởi những người bản xứ. Điều đó có nghĩa là phương pháp là đúng đắn cho những người mà có cơ hội tương tác với người bản xứ hàng ngày.
Trong kỹ thuật nghe mà tôi sẽ chia sẻ với bạn, bạn sẽ thấy rằng chữ thực tế là một công cụ tốt để rút ngắn con đường học của bạn. Tuy nhiên, trước khi chúng ta đi vào chi tiết của phương pháp này, hãy trở lại câu hỏi trên đây: “tại sao có thể hay không thể nghe được người ta nói?” Để cho bạn một gợi ý, hãy nghĩ về những lúc bạn đã nói với ai đó có tật về nói. Như bạn có lẽ đã để ý, nếu người nào đó nói bằng tiếng mẹ đẻ, cơ hội là bạn có thể hiểu những gì mà họ
nói ngay cả khi những từ có thể là không thật rõ ràng. Tại saolại như vậy? Bạn sẽ nói như vầy: “Tôi có thể đoán những gì mà anh ta đã nói”. Câu hỏi của tôi là: “Tại sao bạn không thể đoán được những gì mà một người nước ngoài nói ngay cả nếu như anh ta hay cô ta nói rất rõ ràng bằng cách sử dụng những từ mà bạn đã học trước đó?” Câu trả lời là: “trong trường hợp đầu, người có tật nói sử dụng cùng những từ , những cụm từ và những câu mà bạn đã được nghe đi nghe lại nhiều lần”. Vì vậy, thực tế ở đây là bạn không thể nghe được những gì mà bạn chưa từng bao giờ nghe trước đó. Đây là lý do mà tại sao khi cố nghe những cuốn băng chứa nhiều từ mới mà người học chưa bao giờ học hay nghe trước đó là sự phí phạm thời gian và nỗ lực.
Nếu là như vậy, cơ chế gì ở đây? Khi bạn nghe một điều gì đó, bộ não của bạn cố gắng nhận biết những gì mà bạn chỉ vừa mới nghe. Khu vực xử lý ngôn ngữ so sánh và liên hệ âm thanh mà bạn vừa nghe với những “dữ liệu nguồn”, là thứ mà gọi là “bản đồ ngôn ngữ âm thanh” trong bộ não của bạn. Để hình dung tiến trình này, hãy nghĩ về những công việc của những người cảnh sát đang làm khi họ sàng lọc thông qua dữ liệu nguồn dấu vân tay để nhận biết một dấu vân tay nhất định mà họ muốn nhận dạng. Thỉnh thoảng, những dấu vân tay họ có mờ hay không hoàn chỉnh, và hiển nhiên máy tính có thể chọn dữ liệu nguồn nào khớp với nó nhất. Điều gì xảy ra nếu dữ liệu nguồn không có bất cứ bản nào mà khớp với một dấu tay nhất định? Ồ, trong trường hợp này, cảnh sát không thể biết được nhận dạng của kẻ sở hữu dấu tay đó. Họ sẽ phải tìm đến một phương pháp khác.
Nếu như ví dụ trên vẫn còn chưa rõ, hãy suy nghĩ về lúc bạn cố gắng đọc một chữ viết tay của bác sĩ. Bộ não của bạn cố hình dung qua những “mẫu chữ tiêu chuẩn” để nhận biết những gì có trong đơn thuốc. Cơ hội là bạn sẽ không thể nhận biết mọi thứ bác sĩ viết trong đó. Tuy nhiên, khi bạn mang đơn thuốc đến nhà thuốc, dược sĩ không khó để có thể nhận ra những chi tiết viết trong đó. Tại sao như vậy? Có phải là bởi vì những dược sĩ có những con mắt tốt hơn của bạn? Hoàn toàn không, đơn giản là vì những dược sĩ đã biết tất cả những loại thuốc. Học đã có sẵn “dữ liệu nguồn”.
Một cơ chế tương tự khi bạn nghe một ngôn ngữ. Nếu bạn không có sẵn một “bản đồ âm thanh”, bạn sẽ không thể nhận biết được những âm thanh đó một cách rõ ràng, và do đó, không nhận biết được từ đó. Nếu “bản đồ âm thanh” là không đúng bởi bạn được dạy bởi những người không phải người bản xứ, điều tương tự xảy ra. Vì vậy, chiến thuật của tôi ở đây là chủ động xây dựng (vẽ) một bản đồ âm thanh cho đến khi bản đồ này rõ ràng.
Kỹ thuật nghe Bản đồ - Âm thanh
Với phương pháp mà tôi sẽ chia xẻ với bạn ở đây, bạn sẽ tận hưởng một quá trình học không cực khổ và không có áp lực. Bởi vì ý tưởng chính của kỹ thuật này là cũng dựa
trên khái niệm “dữ liệu đầu vào khối lớn” và “sự tiếp nhận có lựa chọn”, trước hết bạn cần phải suy nghĩ về nơi mà bạn thu nhận dữ liệu đầu vào.
Bạn lấy tài liệu nghe ở đâu?
Tương tự như kỹ thuật Đọc tự do, bạn không bị hạn chế bất kỳ cuốn sách hay bài giảng nào. Bạn được tự do để lựa chọn bất kỳ tài liệu yêu thích của bạn. Chỉ một điều nên lưu ý là nó phải đi kèm với một bản ghi. Khi bạn đọc, bạn cần một từ điển để tra nghĩa của từ. Tương tự như vậy, khi bạn nghe, bạn cần một bản ghi để kiểm tra những gì bạn không thể nghe được. Bản ghi ở đây đóng vai trò như một cuốn từ điển. Về cơ bản, bạn có thể sử dụng một hay nhiều trong số những tài nguyên sau: