“Những ý tưởng được viết ra để mà người ta có thể nghe nó và nó lướt xuyên qua bộ não và đi thẳng vào trái tim” - Maya Angelou
Thường bạn sẽ tìm thấy những khóa học ngôn ngữ (ngoại trừ khóa học viết) có khuynh hướng tốn một khoảng thời gian dài chỉ dẫn cho những sinh viên về ngữ pháp và từ vựng, làm thế nào để đọc và nghe.v.v. Tuy nhiên, có rất ít khóa học đề cập đến kỹ năng viết. Và nếu như có điều này, thì người học có khuynh hướng bỏ qua mục này. Hầu hết người học cho rằng viết là một kỹ năng “cấp độ cao”, và đó chỉ dành cho những người ở trong những lớp tiếng anh trình độ cao. Khi tôi đang dạy tiếng Anh, hầu hết sinh viên thích thú với kỹ năng này đang tìm kiếm những chứng chỉ viết, chẳng hạn như TOEFL, IELTS…
Nếu bạn không bao giờ chú ý vào kỹ năng viết, tôi rất lấy làm tiếc mà nói rằng bạn đang bỏ qua một trong những công cụ quyền năng nhất mà có thể giúp bạn nhanh chóng thành thạo một ngôn ngữ. Nó có thể hỗ trợ bạn trong nhiều khía cạnh khác nhau của tiến trình học. Trong chương này, tôi sẽ thảo luận với bạn một số phương pháp đơn giản để khai thác những lợi ích của việc viết. Bạn sẽ thấy làm cách nào mà kỹ năng viết có thể giúp bạn lưu lại những gì bạn vừa mới học vào trong bộ nhớ - dài hạn của mình và tại sao viết có thể là một bước sơ bộ để phát triển những kỹ năng nói của bạn.
Mỗi ngày, sau một phần thực hành kỹ năng đọc và kỹ năng nghe của bạn, bạn cần phải dành thời gian cho việc viết lại những gì mà bạn nhớ từ phần đó. Đây là một trong những cách tốt nhất để đạt được hiệu quả cao vượt trội trong khi học một ngôn ngữ mới. Khi bạn thực hành việc đọc hay nghe, những từ, cụm từ và các cấu trúc thông dụng được lưu vào trong bộ nhớ tạm thời của bạn, mà được gọi là bộ nhớ-ngắn hạn. Nếu như thông tin này không được lưu lại trong bộ nhớ dài hạn của bạn, một phần lớn trong số đó sẽ biến mất trong vài ngày tiếp theo. Một trong số những cách tốt nhất để di chuyển những thông tin này từ vùng nhớ-ngắn hạn vào vùng nhớ-dài hạn là hồi tưởng lại nó. Khi bạn ghi lại, bạn sẽ phải hồi tưởng lại những gì bạn vừa mới đọc hay nghe. Bạn sẽ phải chọn ra những từ đó và sắp xếp lại theo một cách đúng đắn để tạo nên câu. Bằng cách làm như vậy, bạn bắt đầu sử dụng và điều khiển ngôn ngữ mới của mình. Nếu bạn sử dụng 15 – 20 phút để viết, bạn có một cơ hội để giữ lại 80% - 90% những gì bạn vừa mới học.
Một vai trò quan trọng khác nữa của viết là nó hành động như là một bước sơ bộ để hướng tới việc phát triển những kỹ năng nói của bạn
bởi vì, khi bạn đang viết, bạn thật sự đang làm một phần của tiến trình nói. Như bạn đã biết, loài người có hai cách cơ bản để diễn đạt ý, nói và viết. Hai phương pháp này có cùng một bước đầu tiên, trong khi bộ não của bạn khởi đầu những hoạt động sau đây:
- Lựa chọn những từ
- Đặt những từ được lựa chọn chung với nhau theo một cách hợp lý để làm nên câu.
Bởi vậy, khi bạn viết một cách thoải mái, bạn đã làm hầu như một nửa của tiến trình nói.
Trong các lớp viết, giáo viên có khuynh hướng tập trung vào những đề tài, chẳng hạn như cấu trúc viết (mở bài, thân bài, kết luận), lôgic, cấu trúc ngữ pháp và vân vân.
Tuy nhiên, tôi không nói với bạn về những thể loại viết này ở đây. Việc thực hành viết mà chúng ta đang thảo luận ở đây có hai mục đích cơ bản. Đầu tiên, nó có thể củng cố những từ và những cụm từ mà bạn vừa mới có được qua việc đọc và nghe. Thứ hai, nó có thể mở đường cho bạn nói dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn sẽ viết theo một cách tự do, chỉ giống như đang trò chuyện trên Yahoo, hay Facebook.
Bạn viết gì? Sau khi nghe và đọc một chủ đề, cố để viết bất kỳ thứ gì mà bạn có thể nhớ hay biết về chủ đề đó. Bạn có thể diễn tả ngắn gọn thông tin mà bạn đọc hay nghe. Trong khi bạn viết, bạn không cần lo lắng về lô gic, những luận cứ hay cấu trúc của bài viết của bạn, chỉ viết nhiều nhất có thể. Khi bạn viết, bạn cố gợi nhớ lại hầu hết những từ phổ biến và những cụm từ trong nội dung học. Điều quan trọng nhất về kỹ thuật này là bạn không được phép sử dụng từ điển, nếu bạn không gợi nhớ một từ bạn cần cho một câu, cố sử dụng từ khác hay là cố gắng sử dụng cách đơn giản hơn để diễn đạt ý của mình để mà bạn không cần sử dụng từ điển. Trong trường hợp bạn vẫn không thể diễn đạt được ý mà bạn muốn, bỏ qua nó và đi tiếp đến một câu khác. Thông thường, khi bạn lần đầu tiên thực tập phương pháp viết này, sản phẩm của bạn sẽ trông giống như một mớ câu lộn xộn và những ý tưởng rời rạc. Điều đó là ổn thôi. Nó sẽ tăng cường theo cách bạn biết thêm về những từ, cụm từ và làm quen với việc dựng câu. Chỉ có một trường hợp duy nhất mà bạn có thể sử dụng từ điển
của bạn. Đó là khi bạn nhớ từ đó nhưng không nhớ chính xác nó đánh vần như thế nào. Nếu như vậy, bạn có thể kiểm tra từ điển để đánh vần nó một cách chính xác.
Ở lúc bắt đầu, bạn sẽ giống như là bị mắc lỗi nhiều. Thỉnh thoảng, bạn không chắc nếu như bạn đang viết một câu chính xác hay không. Trong trường hợp này, bạn cần phải chấp nhận mắc một lỗi và chỉ cần tiếp tục thực hiện tiếp nhiều nhất mà bạn có thể nhớ. Đừng cố làm cho hoàn hảo. Một lần nữa, nếu như bạn muốn một vài thứ hoàn hảo ở ngay lúc bắt đầu, bạn sẽ kết thúc với thất vọng và sẽ giống như là từ bỏ việc đó. Nó giống như là khi bạn học nhảy. Sẽ là rất khó cho bạn theo kịp những bước đúng và, ở cùng lúcđó, phô bày tư thế đẹp vào ngày đầu tiên. Bạn cần phải học nó một cách tuần tự. Điều tương tự xảy ra với việc học một ngôn ngữ mới. Khi bắt đầu, bạn có thể nhớ những từ chính. Và sau đó bạn nhớ những giới từ nào đi liền với những từ nào. Dần dần, bạn có thể dựng nên một câu đúng và chính xác, và vân vân.
Nếu bạn vẫn để tâm rằng những bài viết của bạn dở, ngay cả khi viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, xin vui lòng lưu ý rằng tôi không yêu cầu bạn viết một tác phẩm. Chỉ là viết như khi bạn nói. Bắt đầu với 5 – 10 câu. Sử dụng những câu đơn giản với một chủ đề và một chủngữ. Không làm những thứ phức tạp với những câu dài.
Nếu bạn vẫn tự thắc mắc về những nội dung mà bạn sẽ đặt trong bài viết của bạn, bạn có thể sử dụng những câu hỏi như sau: Who? What? When? How? Where? Why? What happens if…? How much…?
Ví dụ, hãy cho rằng bạn mới vừa đọc một chuỗi những chủ đề về vụ tràn dầu ở Mexico (Tôi chắc chắn rằng các bài viết về chủ đề này là có sẵn trong nhiều ngôn ngữ). Bạn có thể sau đó viết một đoạn ngắn về nó bằng cách trả lời các câu hỏi giống như:
- Điều gì đã xảy ra? (một vụ tràn dầu)
- Khi nào và ở đâu điều đó xảy ra?
- Ai làm điều đó?
- Khi nào người ta có thể giải quyết vấn đề này?
- Điều gì xảy ra nếu họ không thể giải quyết nó một cách nhanh chóng?
- Những ảnh hường tiềm tàng gì lên môi trường?
- Giải pháp tốt nhất là gì?
- Và vân vân…
Bạn có thể trả lời những câu hỏi trên bằng cách sử dụng những câu ngắn và đơn giản. Nếu như bạn có một ý tưởng phức tạp, chia nhỏ nó ra thành những câu ngắn. Đó, bạn có bài viết của bạn (hay bài phóng sự hay bất kỳ điều gì bạn có thể gọi nó)
Trong thực tế, nhiều người học biết vai trò quan trọng của việc viết trong khi học một ngôn ngữ mới. Nhưng họ bắt đầu cảm thấy chán sau khi thực hành nó một vài ngày. Điều đó là hiểu được bởi vì viết chỉ cho bạn đọc thì thật sự chán; bạn không có động cơ. Nó sẽ là khác đi nếu bạn chia sẻ thông tin với thế giới ngoài kia. Khi bạn chia sẻ nó, bạngiao tiếp với những người khác ý kiến của bạn, những quan điểm hay những vấn đề. Vậy nên, bạn không nên chỉ viết trên một mảnh giấy và chỉ vứt nó đi hay là lưu giữ những bài viết của bạn trong một góc của máy tính. Cố gắng chia sẻ nó với những người khác, vì thế họ có thể thấy khả năng của bạn tăng lên nhanh chóng như thế nào mỗi ngày. Bên dưới đây là những cách hữu hiệu:
- Viết blog: nếu như bạn viết trên blog của bạn bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, hãy cho một vài entry trên đó viết bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học về nội dung mà bạn vừa mới học trong ngày. Dĩ nhiên, bạn tự do viết về những gì khác mà bạn muốn. làm cho những entry này công khai cho mọi người có thể thấy nó.
- Email: nếu bạn không muốn viết blog, bạn có thể đơn giản trả lời thư điện tử của bạn với bạn mình, giáo viên dạy tiếng của bạn, và đặc biệt là những người bạn nước ngoài của bạn những người mà là nói tiếng bản xứ của ngôn ngữ mà bạn muốn học. nếu bạn không có những người bạn nước ngoài , bạn có thể kết bạn với một vài người. nếu bạn không biết làm cách nào, tôi sẽ nói về điều này trong chương 10.
- Viết và đăng trên các diễn đàn: nếu bạn tham gia vào một vài diễn đàn học tiếng, bạn có thể đăng những bài viết của bạn ở đó. Những diễn đàn học tiếng có những thuận lợi là bạn có thể nhận được hỗ trợ và những động lực từ những người mà có cùng mục tiêu giống bạn. Tuy nhiên, nó có điểm bất lợi là nó không dành riêng cho một chủ đề nhất định. Khi nó chỉ tập trung vào những vấn đề ngôn ngữ, nó cũng sẽ trở nên nhàm chán. Bạn
có thể, thay vào đó,viết và đăng lên những diễn đàn mà tập trung nhiều hơn vào chủ đề mà bạn mới học. Ví dụ như, trong chủ đề “tràn dầu Mexico” được đề cập ở trên, bạn có thể đi tìm kiếm trên Internet cho những diễn đàn về môi trường. Dĩ nhiên, bạn cần phải tìm kiếm những diễn đàn trong ngôn ngữ mà bạn muốn học. Và sau đó, bạn có thể đăng những ý kiến của mình trong chủ đề này bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học. Đừng lo lắng về kỹ năng viết hay ngôn ngữ hiện tại của bạn. Về cơ bản, mỗi diễn đàn chào đón nội dung. Càng nhiều nội dung mà bạn đăng thì họ càng thích bạn. Khi bạn gia nhập một diễn đàn và đăng lên đó, người ta có thể trả lời bạn hay là viết những bình luận. Bằng cách đó, bạncó thể thực sự giao tiếp bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học. Tiến trình này cho bạn những động cơ và sự thích thú để bạn có thể viết nhiều hơn (để trả lời độc giả của bạn). Bằng cách làm như thế với những người bản xứ, bạn có thể nhanh chóng tăng cường vốn từ vựng của mình, những sự lựa chọn từ và kỹ năng dựng câu… Nếu bạn vẫn còn nhớ, trong Chương 4 tôi đã đề cập đến những diễn đàn có chủ đề nhất định như là một nguồn mà ở đó bạn có thể thực hành kỹ năng Đọc tự do. Nếu bạn sử dụng những nguồn này cho việc đọc của bạn, bạn có thể thực hành viết bằng cách đơn giản là đăng những suy nghĩ của mình lên diễn đàn. Ngay cả nếu như bạn không có đủ vốn từ vựng để viết một bài viết dài, cố viết một vài câu nhằm chủ động gia nhập diễn đàn.
- Xây dựng thói quen viết bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học bất cứ lúc nào: đây cũng là một sức mạnh lớn. Cố gắng sử dụng ngôn ngữ mà bạn muốn học khi bạn viết kế hoạch công việc của chính mình, hay khi bạn ghi chú hay làm bất kỳ việc gì khác. Nó giúp bạn đắm chìm bản thân mình nhiều hơn vào trong ngôn ngữ mà bạn muốn học. Xin lưu ý rằng bạn không cần phải viết mọi thứ bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học. Làm như thế sẽ khó cho bạn. Nếu như vốn từ vựng của bạn là vẫn còn ít, bạn có thể trộn lẫn ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn vào bất kỳ lúc nào mà bạn muốn khi bạn không biết một từ nào đó trong ngôn ngữ mà bạn muốn học.
Trong kinh nghiệm của mình, thỉnh thoảng những người học hơi bất đắc dĩ trong việc đăng những bài viết của họ lên blog hay lên một diễn đàn. Họ lo lắng rằng những kỹ năng ngoại ngữ của họ là không đủ tốt để
được công khai. Vì thế sự chần chừ và nỗi sợ hãi bịphê phán là những thứ bạn nên nhận biết. Nếu như bạn không muốn đăng bởi vì bạn lo lắng ai đó phê bình những kỹ năng ngoại ngữ của bạn, hãy để tôi hỏi bạn câu hỏi này: “Nếu như ai đó phê phán bạn, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt gì lên những kỹ năng ngôn ngữ của bạn?” Không có gì hết. Đúng vậy, những kỹ năng ngoại ngữ của bạn sẽ không bị thay đổi bởi những suy nghĩ của ai đó, nhưng nó chắc chắn có thể bị thay đổi bởi suy nghĩ của bạn. Nếu như bạn hành động táo bạo, mọi thứ sẽ thay đổi. Khi học một ngôn ngữ mới, bạn có thể chắc chắn rằng không có hành động nào có thể làm cho những kỹ năng của bạn tệ đi; tất cả những hành động chỉ có thể tăng cường nó thêm nhiều hay ít. Nó chỉ tệ khi bạn không làm gì cả, vì vậy xin bạn đừng lo lắng về những bình luận tiêu cực và thực hành việc viết của bạn một cách tự tin.