Tác động của sự phát triển ngành du lịch đối với việc giải quyết các vấn đề kinh tế và

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn (Trang 38)

và xã hội khác của địa phương

Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp phục vụ con người, đó là những người có thời gian nhà rỗi, có tiền, có nguyện vọng và sở thích để tìm hiểu, mở mang nhận thức nhằm tái

Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010

-Tổng doanh thu 110000 142800 189000 214538 275985 +Doanh thu lưu trú 33814 44820 54186 61361 81896 +Doanh thu ăn uống 39292 53548 72034 78491 95972 +Doanh thu bán hàng

và các dịch vụ khác

27866 32250 45910 52636 66528

+Doanh thu vận

hồi sức khoẻ và cân bằng lại về tâm sinh lý. Các nhà nghiên cứu về du lịch đã từng phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đối với đời sống xã hội nhằm hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Trước hết nói đến những điểm hoặc địa phương đón tiếp và phục vụ khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng.Đây chính là điểm cốt lõi của hoạt động du lịch. Tại đây, một xã hội thu nhỏ với những quan hệ giữa những con người có nhận thức khác nhau, có trình độ nghề nghiệp khác nhau, có phong tục tập quán, tính cách và thói quen, nếp sống khác nhau..v.v

Xét về mặt lợi ích trong việc phát triển hoạt động du lịch thì không chỉ có lợi ích về tinh thần mà cả lợi ích về vật chất. Lợi ích về tinh thần đó là danh tiếng, uy tín,lòng tự hào về quê hương, về đất nước, về cơ sở kinh doanh và phục vụ, về dòng họ và cả về từng cá nhân con người ở địa điểm hoặc địa phương đó không chỉ ở trong nước mà ở các nước trên thế giới. Có danh thì sẽ có lợi, nhưng quan trọng hơn là phần phân chia lợi ích cũng phải hài hoà và tương đối. Đó là lợi ích của Nhà nước, lợi ích của địa phương, lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của những người tham gia trực tiếp vào hoạt động phục vụ du lịch cũng như lợi ích của cộng đồng dân cư. Lợi ích ở đây không phải chỉ tính bằng tiền mà phải tính đến những lợi ích to lớn hơn như: chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy những ngành, nghề truyền thống, tạo ra các mối quan hệ để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hiện tượng Bẩn - Bực và Buồn trong tâm trạng của khách du lịch còn diễn ra khá phổ biến.Có thể nói đây là một tác động rất tiêu cực của môi trường xã hội đến hoạt động du lịch.Bẩn ở đây không chỉ là về môi trường tự nhiên mà cả môi trường xã hội. Khách đến tham quan du lịch là để hưởng thụ và cảm nhận cái đẹp, cái mới, cái lạ, cái hấp dẫn và ấn tượng tốt, sâu sắc, thế nhưng những háo hức để hưởng thụ này được thay bằng những ấn tượng xấu và bực mình. Vấn đề ở chỗ cần làm sao cho một môi trường xã hội tại các điểm và địa phương phát triển hoạt động du lịch thật lành mạnh và trong sạch, có như vậy thì mới phát triển được du lịch bền vững.Điều này phụ thuộc vào ý thức xã hội về phát triển hoạt động du lịch.

Khách du lịch gồm những người có thành phần dân tộc, tuổi tác, giới tính, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, phong tục tập quán, sở thích, nếp sinh hoạt, thói quen tiêu dùng khác nhau. Họ đến điểm tham qua du lịch với những mục đích và mong muốn khác nhau.Bên

cạnh những mặt tích cực thì cũng có không ít những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại điểm tham quan. Đó là các hiện tượng như: làm ô nhiễm môi trường tự nhiên: vứt rác và đồ thải bừa bãi, vệ sinh không đúng nơi quy định, bẻ lá cây, hái hoa, viết lên các di tích..v.v. Buôn bán những hàng hoá và văn hoá phẩm cấm, ăn mặc không lịch sự, có những đòi hỏi trái với thuần phong mỹ tục của địa phương nơi đến tham quan, có những hành vi tác động xấu đến môi trường xã hội của địa phương như cờ bạc, mại dâm..v.v. Tất cả những hiện tượng cần được ngăn chặn kịp thời không chỉ bằng những biện pháp hành chính mà cái chính là công đồng dân cư nơi khách đến tham quan trước hết phải nghiêm túc, gương mẫu để thuyết phục khách. Nếu một môi trường xã hội nơi khách đến tham quan du lịch sạch sẽ, trật tự và văn minh thì chắc chắn rằng khách du lịch sẽ có ấn tượng mạnh mẽ và tuân thủ nghiêm túc các quy định của nơi đón tiếp đặt ra.

Để phát triển du lịch bền vững, chúng ta không chỉ quan tâm đến môi trường tự nhiên mà cần đặc biệt quan tâm đến môi trường xã hội. Mọi việc xấu - tốt , tích cực và tiêu cực đều do con người quyết định. Khi ý thức xã hội của con người được nâng cao thì môi trường xã hội sẽ tốt đẹp, điều này hoàn toàn đúng khi cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch nhận thức rõ vai trò và lợi ích của du lịch đối với cuộc sống của họ.

Nhờ sự phát triển của ngành du lịch đã giải quyết được vấn đề lớn của địa phương là lao động. Ngành du lịch phát triển đã giải quyết được một lượng lớn lao động thất nghiệp có công ăn việc làm ổn định. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ dân trí của người dân địa phương.Giúp người dân có ý thức bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ cuộc sống và lợi ích của bản thân họ cũng như của cả cộng đồng.

1.3. Phương hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Định

1.3.1. Những quan điểm, mục tiêu phát triển ngành

Bình Định xác định quan điểm phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng du lịch; đặc biệt, chú trọng đến những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các lợi thế so sánh khác.Bình Định đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các khu du lịch trọng điểm như Trung Lương, Vĩnh Hội, Hải Giang, dọc đường Quy Nhơn-sông Cầu và đầu tư phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch. Tỉnh ưu tiên phát triển 2 loại hình du lịch nổi bật là du lịch sinh thái và lịch sử văn hoá và kết hợp với các sản phẩm du dịch khác

theo 3 tuyến Quy Nhơn-sông Cầu, để khai thác các điểm du lịch ở Ghềnh Ráng, Vũng Chua, Xuân Vân, Bãi Xép, Bãi Dại, đảo yến và các điểm lặn biển; đầu tư xây dựng khu du lịch Hồ Phú Hòa-đèo Son, các di tích lịch sử văn hóa gắn với di tích mộ Hàn Mặc Tử; tuyến Quy Nhơn-An Nhơn-Tây Sơn, phát triển loại hình du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái...

Cần đầu tư mở rộng các loại hình sản phẩm du lịch dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của thị trường trong và ngoài tỉnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu xã hội.Bình Định khuyến khích các nhà đầu tư trong ngoài nước xây dựng các khu du lịch hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế; phát triển khu du lịch ven đầm Thị Nại gắn với khôi phục rừng ngập mặn Cồn Chim - đầm Thị Nại. Với lợi thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, Bình Định đẩy mạnh chương trình quảng bá và xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện như Festival Tây Sơn, biển, võ cổ truyền. Bên cạnh mở rộng thị trường du lịch trong nước, Bình Định cũng chú trọng mở rộng thị trường du lịch ở nước ngoài, đặc biệt là các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan.

1.3.2. Định hướng phát triển ngành

Tỉnh ta đang định hướng phát triển ngành du lịch theo hai hướng: theo lãnh thổ (tuyến du lịch, cụm du lịch, điểm du lịch,…); theo ngành (du lịch biển, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,…) nhằm mục đích phát triển mạnh hơn nũa vì có sự tập trung chuyên môn để phát triển.

Bình Định đang hướng tới phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong 5 năm tới, tỉnh Bình Định tích cực thu hút đầu tư, triển khai các dự án như: tour du lịch tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu, Nhơn Lý - Cát Tiến, Trung Lương - Vĩnh Hội; đồng thời, chỉ đạo các ngành liên quan từng bước tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để các dự án trên địa bàn tỉnh sớm đi vào hoạt động như: Khu du lịch Vĩnh Hội, Ghềnh Ráng, hồ Phú Hòa, Bãi Ngọc… Tỉnh cũng đẩy mạnh việc triển khai chương trình liên kết du lịch với tỉnh Quảng Ngãi, Kom Tum cũng như với các tỉnh ở Nam Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Bình Ðịnh được xác định là một mắt xích quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch miền Trung. Trong đó, tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà được xác định là tuyến du lịch chuyên đề Biển quốc gia. Trong những năm qua, bên cạnh việc ban hành

nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, tỉnh Bình Định cũng rất chú trọng vào công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Tỉnh đã tập trung vào công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu, triển khai các dự án trọng điểm dọc tuyến biển Quy Nhơn – Sông Cầu, Nhơn Lý – Cát Tiến, Trung Lương – Vĩnh Hội…; đẩy mạnh công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa : các di tích tháp Chăm, thành Hoàng Đế, nâng cấp, mở rộng bảo tàng Quang Trung; khôi phục và phát triển các lễ hội, các loại hình văn hóa dân gian, các làng nghề, làng Võ để khai thác tối đa đặc trưng văn hóa – lịch sử nhằm có được những sản phẩm du lịch thế mạnh mang bản sắc riêng của cùng đất Võ; tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế như: Festival Tây Sơn – Bình Định, Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam…, từ đó làm tăng sức hấp dẫn cho du lịch.Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền quảng cáo, nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa các loại hình du lịch. Đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động trong ngành.

1.3.3. Ý kiến cá nhân về việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Bình Định trong tương lai

Du lịch ở Bình Định đang phát triển. Tuy nhiên, để hướng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâm ta cần quan tâm đến một số vấn đề cơ bản:

- Có các chính sách thu hút đầu tư du lịch để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nhằm phục vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển,… cho ngành du lịch. Đây là những hoạt động cơ bản và không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Hướng du khách đến với Bình Định và sử dụng các dịch vụ, chương trình du lịch trọn gói. Cần xây dựng các tour trọn gói mang tính chuyên nghiệp để thu hút khách. Cần đào tạo nguồn lao động, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, nhân viên nhà hành, nhân viên khách sạn,… Tránh sử dụng nguồn nhân lực không có trình độ chuyên môn như sử dụng tình nguyện viên để làm hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn cho khách,… Nếu tỉnh nhà chua đào tạo dủ nguồn nhân lực thì trước mắt có thể sử dụng các chính sách nhăm thu hút nguồn nhân lục chuyên môn cao về lam việc tạ tỉnh ta.

- Hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải, cầu đường, cảng biển, hàng không. Tu sửa hệ thống đường xá, nhà ga, sân bay với cơ sở hạ tầng tốt. Tăng thêm các chuyến tàu và chuến bay ra vào tỉnh vào các ngay cuối tuần, vào các ngày lễ để thu hút một lượng lớn du khách có nhu cầu đang tăng cao.

- Tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, các khu di tích, các điểm tham quan du lịch,…

Tôi cho rằng du lịch Bình Định sẽ phát triển hơn nữa nếu khác phụ và chú trọng đến những vấn đề trên. Cần giải quyết những vấn đề này dể hướng du lịch Bình Định trở thành một vùng du lịch trọng điểm của nước ta và ngành du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh ta..

Chương 2

TRÌNH BÀY HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN QUY NHƠN 2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm của khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn

2.1.1. Vị trí

Khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn là một khách sạn đạt tiêu chuẩn bốn sao có 148 phòng với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ, trong đó có 11 phòng ngủ sang trọng. Khách sạn còn bao gồm nhà hàng ở tầng 8 với tầm nhìn ra biển, nhà hàng Imperial ở tầng trẹt với các món ăn Á – Âu, phòng hội nghị Diamond hall ở tầng 1,… cùng nhiều dịch vụ bổ sung khác nhằm phục vụ việc nghỉ ngơi, thư giản và công tác của khách. Tất cả đều được thiết kế trang nhã không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn đem lại sự ấm cúng và thoải mái.

Khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn được xây dựng ngay trung tâm thành phố tại số 24 Nguyễn Huệ, nằm đối diện bờ biển Quy Nhơn xinh đẹp thuộc vùng biển Đông Việt Nam với tổng diện tích 4.300m², cách ga Diêu Trì khoảng 10km, nằm gần cảng biển Quy Nhơn và các điểm du lịch hấp dẫn.

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và sự phát triển kinh tế của Bình Định nói riêng, ngành kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển với sự hiện diện của các nhà đấu tư lớn ở nước ngoài vào Bình Định. Với sự phát triển đó, Tổng Giám Đốc tập đoàn Sài Gòn Tourist đã quyết định chọn Quy Nhơn là một trong những điểm đầu tư xây dựng khách sạn.

Khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơnthuộc Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn.Công ty được thành lập vào ngày 06/3/2003 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3503000026 ngày 02/12/2005 với tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, vốn điều lệ là 70 tỷ đồng. Sau khi được thành lập công ty đã nhanh chóng lập kế hoạch xây dựng cơ cấu hạ tầng khách sạn 4 sao và đưa vào hoạt động từ tháng 9/2005. Ngoài ra, công ty đang từng bước xây dựng khu du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn trong đó đã hoàn thành xong việc xây dựng Nhà hàng Hoàng Hậu tại Ghềnh Ráng và đưa vào hoạt động từ tháng 12/2007.

Nhà hàng Hoàng Hậu nằm trong đồi Thi

Nhân của tháng cảnh Ghềnh Ráng, Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 2km về phía Đông

Nam.Ghềnh Ráng là thắng cảnh được xếp hạng di

tích quốc gia, phong cảnh nơi đây còn khá hoang sơ

với những bãi đá chạy dài, nước trong xanh và quần thể sơn thạch chạy sát biển tạo nên những

khối đá, hang động đa dạng, đa hình. Vì vậy, vào năm

1927 Vua Bảo Đại đã chọn Ghềnh Ráng làm nơi nghĩ dưỡng mỗi khi có dịp đến Quy Nhơn. Dưới chân Ghềnh Ráng còn có Bãi Trứng độc đáo với vô số đá được sóng biển mài nhẵn và một bãi tắm thoai thoải trải dài phía biển che chắn bởi những bức tường đá thiên nhiên. Là nơi từng dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu mỗi khi bà về đây nghỉ mát. Đúng từ trên sườn núi Ghềnh Ráng có thể ngắm nhìn bao quát toàn bộ phía Đông của thành phố Quy Nhơn và xa hơn nũa là bán đảo Phương Mai với Đầm Thị Nại trông giồng như một con rồng đang được vẽ chưa hoàn chỉnh. Và bên cạnh sườn núi là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, một tên tuổi nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w