CHƯƠNG 8: PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI QLNN VỀ THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Đề cương QLNN về pháp luật (Trang 34)

Câu 1: Pt bản chất và vai trò của pháp luật trong QLNN về TM. Hãy lấy ví dụ minh họa ở 1 lĩnh vực TM để CM những vai trò này

Bản chất:

Pháp luật về thương mại là tổng hợp các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thương mại, kinh tế - xã hội của đất nước.

Vai trò

a) Tạo tiền đề pháp lý vững chắc để Nhà nước điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong LTHH và cung ứng dịch vụ, đảm bảo sự phát triển hài hòa, vững chắc nền KT -XH

b) Tạo cơ chế pháp lý để Nhà nước xây dựng môi trường bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động TM nhằm nâng cao hiệu quả của lĩnh vực thương mại, cũng như của nền kinh tế quốc dân.

c) Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển thương mại bền vững

d) Một số vai trò cụ thể của pháp luật đối với quản lý nhà nước về thương mại

− tạo khung khổ pháp lý cho sự tham gia và hđ của các chủ thể kd trên thị trường. − tác động tới các đối tượng hh, dv được kinh doanh trên thị trường và tạo khung khổ pháp lý cho những chủ thể kd hh, dv đó

− tác động tới việc hình thành và điều chỉnh cách thức các chủ thể kd hh trên thị trường

− tác động tới sự hình thành và pt của các không gian kinh tế, kết cấu hạ tầng…

Câu 2: Trình bày nội dung thực thi pháp luật về TM của các cơ quan hành pháp và tư pháp trong hệ thống bộ máy QLNN về TM

Cơ quan hành pháp:

Chính phủ: thi hành các văn bản PL về TM theo nhiệm vụ và quyền hạn được ghi trong

Hiến pháp và Luật tổ chức chỉnh phủ

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ:

− Ban hành các văn bản pháp quy cụ thể thuộc thẩm quyền để chấp hành các VB PL của Quốc hội, UB thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, CP và Thủ tướng CP

− Chuẩn bị các dự thảo luật

− Thanh tra, kiểm tra các Bộ, UBND, thương nhân, công dân trong việc chấp hành PL

CQ địa phương ( HĐND và UBND)

− HĐND: ra nghị quyết về những vấn đề của địa phương, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không đúng của HĐND cấp dưới

− UBND: chấp hành Hiến pháp, PL của các cq NN cấp trên và nghị quyết của HĐND

Cơ quan Tư pháp

Tòa án ND: xét xử và giải quyết các vụ việc liên quan đến các quan hệ kinh tế, XH phát

sinh trong qt LTHH, cung ứng DV nhằm bảo vệ pháp chế và trật tự PL trong lĩnh vực TM

Viện kiểm sát ND: kiểm soát việc tuân theo PL, thực hiện quyền công tố theo quy định

của Hiến pháp và PL

→ cả tòa án ND và Viện kiểm sát ND có vai trò quan trọng với việc thi hành PL về TM, đảm bảo môi trường hđ bình đẳng, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các thương nhân, người TD và NN trong các quan hệ TM trên thị trường

Câu 3: những yêu cầu đối với hệ thống pháp luật về TM? Những định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong QLNN về TM ở nước ta hiện nay?

Yêu cầu về tính khách quan, tính quy luật

Mang tính khuôn mẫu, tiêu chuẩn, thước đo cho mọi tổ chức mọi công dân trong các quan hệ xã hội

Yêu cầu về tính cưỡng chế

Cưỡng chế là tính chất cơ bản của pháp luật nói chung và pháp luật về TM cũng phải đảm bảo tính chất này

Yêu cầu về tính hệ thống

Pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật, tạo thành hệ thống thống nhất

Yêu cầu về tính hội nhập quốc tế và quan điểm, đường lối, CS và pháp luật của đảng và NN

Toàn cầu hóa, khu vực hóa đang là 1 trong những xu thế pt chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại

Câu 4: Trình bày khung pháp lý đối với TMDV (du lịch hoặc viễn thông, ngân hàng, vận tải…)

TMDV là lĩnh vực đã pt khá mạnh mẽ và có vai trò đặc biệt quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên ở VN đây vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ, đang từng bước pt và hội nhập với khu vực và thế giới

Khung pháp lý được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật về TM nói chung. Bên cạnh đó, trong những lĩnh vực TMDV cụ thể chúng lại được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chuyên ngành như: luật Viễn thông, luật Bưu chính, luật Kinh doanh bảo hiểm, luật Du lịch, luật Hàng không dân dụng VN, Bộ luật hàng hải, luật Khám – chữa bệnh…

Một phần của tài liệu Đề cương QLNN về pháp luật (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w