Câu 1: Pt vị trí và vai trò của công tác KHH TM với tư cách là 1 công cụ QLNN về TM ở nước ta hiện nay?
Vị trí của kế hoạch hóa:
- Đối với công tác quản lý: là một khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, phát hiện, tập hợp và vận dụng các nguồn lực, cơ hội bên trong và bên ngoài để pt TM.
- Đối với Nhà nước: là công cụ quản lý KT quan trọng, có chức năng QL và điều tiết hoạt động lưu thông HH và cung ứng DV nhằm mục tiêu xác định
- Đối với hệ thống KHH KTQD là bộ phận của kế hoạch hóa nền KTQD, ảnh hưởng tới KHH của hầu hết các ngành, khâu nền KT.
Vai trò của kế hoạch hóa
Đối với nền kinh tế quốc dân
- Đảm bảo cho hoạt động LTHH và cung ứng dịch vụ trên thị trường diễn ra một cách thông suốt, có trật tự và hiệu quả.
- Cho phép giải quyết hài hòa nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực TM (xuất khẩu và nhập khẩu, tiền – hàng,…), trong nền kinh tế - xã hội (công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, lợi ích kinh tế với môi trường, an ninh, quốc phòng,…).
- Góp phần thúc đẩy và thực hiện thành công CNH – HĐH đất nước và từng bước đưa nền kinh tế chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới
- Đảm bảo cho lĩnh vực TM phát triển theo đúng định hướng của Đảng và NN, đó là: pt TM nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN
Đối với doanh nghiệp
- Thông quan các chiến lược, qui hoạch và kế hoạch pt TM, hệ thống các điều kiện pt TM (về mạng lưới, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, nguồn lực, chính sách thị trường, thương nhân…) được kế hoạch hóa phù hợp với trình độ phát triển của từng giai đoạn cũng như đảm bảo hài hòa các lợi ích trong các quan hệ TM.
- Các thông tin, định hướng trong các kế hoạch của Nhà nước về pt TM là cơ sở quan trọng cho doanh nghiệp hoạch định các chiến lược đầu tư và phát triển
Câu 2: Pt nội dung và nguyên tắc KHH TM? Liên hệ thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong công tác KHH TM ở nước ta (hoặc ở 1 địa phương, lĩnh vực TM) hiện nay?
Nội dung:
• Đánh giá, pt thực trạng pt TM, các yếu tố, các quy luật kinh tế tác động đến TM. Những mqh nhân quả khách quan của môi trường trong nước và quốc tế tác động đến sự pt TM
• Dự báo những xu hướng pt TM có thể hình thành trong tương lai
• Xđ các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu KH pt TM trên cơ sở pt thực trạng, những dự báo và quan điểm, đường lối của Đảng và NN
• Đề xuất các giải pháp, cơ chế, CS nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch
Nguyên tắc:
• Quán triệt đường lối của Đảng
• Đảm bảo có căn cứ khoa học và thực tiễn • Đảm bảo tính tập trung và dân chủ
• Kết hợp KHH theo ngành với KHH theo vùng lãnh thổ • Tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao
Câu 3: Pt nguyên tắc và quy trình hoạch định chiến lược pt TM? Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong xd chiến lược pt TM nội địa (hoặc chiến lược XK, NK, chiến lược pt TMDV…) ở nước ta hiện nay?
Nguyên tắc:
- Phải cụ thể hóa được đường lối PT TM trên những vấn đề mấu chốt và những biện pháp chủ yếu nhất nhằm giải quyết những vấn đề đó.
- Phải thể hiện được những đặc thù của nền kinh tế về trình độ xã hội hóa, bối cảnh quốc tế và mức độ hội nhập của nền kinh tế.
- Phải thể hiện được những động lực chủ yếu của nền KT -XH đối với TM, động lực tổng hợp mang lại những đột biến nhờ đó làm cho TM năng động, đạt tốc độ phát triển cao, vượt qua được những biến cố phức tạp.
- Phải thể hiện được tính tối ưu, tức là đảm bảo được sự phát triển đạt hiệu quả cao, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng nhằm nâng cao những đóng góp lợi ích KT_XH của TM. - Phải có đủ tầm nhìn bao quát về phạm vi thời gian, không gian, về quan điểm và biện pháp.
+ Không gian phải có tác động đến hoạt động lưu chuyển hàng hóa trong phạm vi cả nước và có thể vượt ra ngoài phạm vi một nước.
+ Về quan điểm phải có cách nhìn tổng hợp và toàn diện. + Về biện pháp phải đồng bộ và đúng thời cơ.
Quy trình hoạch định (5 bước)
Bước 1. Phân tích môi trường:
Trình độ PT TM của quốc gia hay địa phương nghiên cứu; Những yếu tố có ảnh hưởng, phạm vi và mức độ tác động của chúng; Xu hướng vận động của các yếu tố môi trường đến sự phát triển của thương mại; thời cơ và thách thức…
Bước 2. Xác định các mục tiêu chiến lược.
- Mục tiêu doanh thu lưu chuyển hàng hóa (bán buôn và bán lẻ), cung ứng dịch vụ (qui mô, tốc độ, cơ cấu).
- Mục tiêu doanh thu lưu chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên các thị trường đô thị, nông thôn, miền núi.
- Mục tiêu kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ (qui mô, tốc độ, cơ cấu), cán cân thương mại quốc tế.
- Mục tiêu đóng góp vào GDP của nền kinh tế (tổng mức và tỷ trọng).
- Mục tiêu phát triển hệ thống thương mại hiện đại và truyền thống (số lượng, qui mô, cơ cấu),…
Bước 3. Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược.
- Phương pháp trực tiếp so sánh các phương án chiến lược thông qua việc so sánh nội dung với nội dung, giải pháp với giải pháp chiến lược.
- Phương pháp cho điểm. xây dựng thang điểm cho từng vùng chiến lược, sau đó chấm điểm theo thang thống nhất rồi tổng kết lại, phương án có số điểm cao nhất sẽ được lựa chọn.
Bước 4. Tổ chức thực hiện chiến lược.
- Phổ biến và quán triệt tư tưởng, nội dung chiến lược đến các cấp và quần chúng thực hiện chiến lược.
- Xây dựng các qui hoạch, kế hoạch nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển thương mại ở từng cấp lĩnh vực quản lý thương mại
- Xây dựng các chính sách, giải pháp và cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành nhằm triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Bước 5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện chiến lược.
nhằm khẳng định tính đúng đắn của chiến lược đó, điều chỉnh lại mục tiêu và cơ chế, chính sách cho phù hợp với đòi hỏi của điều kiện thực tiễn
Câu 4: Pt căn cứ và nguyên tắc hoạch định quy hoạch pt TM? Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong xd quy hoạch pt TM QG (hoặc 1 địa phương) ở nước ta hiện nay?
Căn cứ:
- Chiến lược PT TM (quốc gia, vùng lãnh thổ hay tỉnh, thành phố tùy thuộc vào qui mô qui hoạch).
- Chiến lược, qui hoạch chung phát triển KT -XH của địa phương, vùng lãnh thổ làm qui hoạch. Đặc điểm tiềm năng, lợi thế và những hạn chế trong phát triển KT -XH và thương mại của địa phương, vùng lãnh thổ đó.
- Căn cứ vào những kết quả dự báo PT TM. Các xu hướng và yếu tố tác động đến lĩnh vực thương mại, trong đó quan trọng là:
+ Xu thế phát triển kinh tế và thương mại khu vực và thế giới, đặc biệt là xu thế tự do hóa thương mại, khu vực hóa và toàn cầu hóa.
+ Những biến đổi trong cơ chế quản lý kinh tế và xã hội. + Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH + Xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội theo vùng + Xu thế chuyển đổi cơ cấu tiêu dùng của tầng lớp dân cư…
Nguyên tắc
1. Đảm bảo tính tổng thể: Dựa trên lợi thế so sánh của địa phương song vẫn phải hoàn
toàn thống nhất với quy hoạch phát triển chung của cả nước.
2. Đảm bảo tính hợp lý: phù hợp với trình độ phát triển KT XH , tiềm năng của đất nước,
địa phương, các mục tiêu vạch ra có tính hiện thực, khả thi.
3. Đảm bảo tính hiệu quả: có khả năng phối hợp tối ưu nguồn lực và lợi thế so sánh của
từng địa phương, vùng lãnh thổ nhằm đem lại lợi ích KT -XH cao nhất.
4. Đảm bảo sự phát triển bền vững: lợi ích kinh tế phải hài hòa với các lợi ích chính trị,
Câu 5: Pt yêu cầu và nội dung của KH pt TM 5 năm và hàng năm trong công tác KHH TM? Liên hệ thực tiễn vai trò công KHH pt TM 5 năm và hàng năm ở nước ta
Yêu cầu
-Kế hoạch 5 năm: Vạch ra phương hướng, chỉ tiêu phát triển TM
+ Cụ thể hóa được mục tiêu và giải pháp được định hướng trong chiến lược và quy hoạch + Thể hiện tính bao quát, xác định được mục tiêu cần tập trung
- Kế hoạch hàng năm: Phải chi tiết hóa được nhiệm vụ của KH 5 năm
Nội dung
(1) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển thương mại kỳ báo cáo. Những mục tiêu đó đạt được, những khó khăn, tồn tại và những bài học kinh nghiệm được rút ra. (2) Dự báo các tình huống phát triển, khả năng, cơ hội và các thách thức; Xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại cho từng thời kỳ; Xác lập một số cân đối, chỉ tiêu trong hoạt động lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ như: Tiền – Hàng . tích lũy , tiêu dùng, xuất khẩu – nhập khẩu, nguồn vốn trong nước và nước ngoài, nguồn nhân lực,… (3) Đề xuất chủ trương phát triển thương mại tổng thể và theo các ngành hàng, lĩnh vực dịch vụ chủ yếu, các vùng lãnh thổ, theo các chương trình, dự án.
(4) Đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vu kế hoạch.
Thực tiễn vai trò
Câu 6: Pt sự cần thiết và xu hướng đổi mới và hoàn thiện công tác KHH pt TM? Nêu 1 số giải pháp cho việc hoàn thiện công tác KHH pt TM ở 1 lĩnh vực TM hay địa phương cụ thể?
Sự cần thiết
Những thất bại của công tác kế hoạch hóa trong cơ chế KHH tập trung trước đây mà quá trình chuyển đổi vẫn phải tiếp tục hoàn thiện.
2. Do đòi hỏi của sự tương thích giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
3. Nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của thương mại và nên kinh tế quốc dân.
Xu hướng đổi mới và hoàn thiện
2. Xu hướng kế hoạch hóa mang tính định tính và tổng quát
3. Xu hướng kế hoạch hóa mang tính năng động gắn liền với hiệu quả kinh tế