Đơn vị công tác:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 68)

Số lượng

Tổng cộng

Thời gian giảng dạy (năm)

Nam Nữ 1- 5 6- 10 11- 15 16- 20 21- 25- 26- 30 >30 Khoa Kế toán 12 28 40 10 8 8 7 4 2 1 Khoa QTKD 8 20 28 7 5 4 4 3 3 2

Khoa Kỹ thuật 10 6 16 6 5 2 2 - - 1

Khoa Tin học 4 4 8 4 4 - - - - -

Khoa Luật 2 5 7 3 3 1 - - - -

Trung tâm Ngoại ngữ 2 5 7 3 2 - - - 2 -

Tổng cộng 44 79 123 37 33 17 15 8 7 6

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính- Trường CĐKTKT Thái Bình)

Qua bảng 2.19 cho thấy số lượng GV có thâm niên trong công tác phân bổ không đồng đều, số giảng viên có thâm niên công tác từ 1-5 năm chiếm tỉ lệ 30,08%. Trong những năm gần đây Nhà trường được bổ sung ngành mới và tăng cường bổ sung đội ngũ giảng viên, nên số lượng giảng viên này chiếm tỉ lệ cao hơn. Đây cũng là điều kiện cho đội ngũ giảng viên trẻ học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức mới nhưng cũng là khó khăn cho đội ngũ giảng viên trẻ trong việc kế thừa đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm đến tuổi về hưu.

2.2.4. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên

Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên được dựa trên các tiêu chí về số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNGV của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

Đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình đã được phân tích ở phần 2.2.1, 2.2.2 và 2.2.3 của Luận văn. Điều này cho thấy ĐNGV của Nhà trường chưa đáp ứng được về mặt số lượng. Đội ngũ giảng viên phải giảng dạy nhiều, không có thời gian để nghiên cứu khoa học, thậm chí có giảng viên chuyên ngành phải đảm nhiệm giảng dạy nhiều môn học, điều này phần nào có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giảng dạy của giảng viên trong Nhà trường.

Qua phân tích cho thấy ĐNGV của Nhà trường chưa phù hợp về cơ cấu độ tuổi, cơ cấu chức danh. Do vậy, vấn đề đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng là vấn đề được đặt ra đối với đội ngũ giảng viên của Nhà trường trước mục tiêu chiến lược nâng cấp Nhà trường thành trường Đại học.

2.3. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

2.3.1. Kế hoạch tổng thể công tác quản lí đội ngũ giảng viên

Trên cơ sở hiện trạng lực lượng cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu phát triển của Nhà trường. Để kế hoạch hóa tổng thể công tác quản lí đội ngũ giảng viên của Nhà trường cần được thực hiện một cách toàn diện để có những thay đổi căn bản. Tuy nhiên, yếu tố cần quan tâm là số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên.

Kế hoạch này được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển của Nhà trường như sau:

Bảng 2.20. Nhu cầu đội ngũ cán bộ viên chức đến năm 2020

2012 2015 2020

SL SL SL

Giảng viên 215 350 410

Quản lý, phục vụ 5 15 30

Tổng số 220 365 440

(Phòng Tổ chức Hành chính- Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình)

Bảng 2.21. Nhu cầu đội ngũ giảng viên cơ hữu đến năm 2020

ST

T Đơn vị GIẢNG VIÊN CƠ HỮU

2011 2012 2013 2015 2020

1 Khoa Đại cương 25 30 31 35 40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Khoa Quản trị kinh doanh 30 35 40 45 55

3 Khoa Kế toán- Kiểm toán 40 40 40 45 55

5 Khoa Luật 12 21 21 30 30

6 Khoa Tin học 14 18 19 30 35

7 Khoa Tài chính- Ngân hàng 12 25 40 45

8 Khoa Giáo dục thường xuyên 5 8 10 20 30

9 Khoa Nông nghiệp 5 11 24 40 40

10 Khoa Ngoại ngữ 9 10 18 25 35

Tổng số 160 215 260 350 410

(Phòng Tổ chức Hành chính- Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình)

Bảng 2.22. Nhu cầu về cơ cấu học hàm, học vị của GVCH đến năm 2020

2011 2015 2020

SL % SL % SL %

Học hàm

Giáo sư, P.Giáo sư 0 30 8,57 45 36,58

Giảng viên chính 98 79,67 250 71,42 310 75,60 Giảng viên 25 20,32 70 56,91 55 44,71 Tổng số 123 350 410 Học vị Tiến sĩ 27 21,95 65 52,84 210 51,21 Thạc sĩ 55 44,71 120 34,28 98 23,90 Kỹ sư, cử nhân 41 33,33 65 18,57 102 24,87 Tổng số 123 350 410

(Phòng Tổ chức Hành chính- Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình)

2.3.2. Những định hướng của Nhà trường nhằm quản lí ĐNGV giai đoạn 2011- 2020 2011- 2020

Để quản lí ĐNGV, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình cần bảo đảm các định hướng sau đây:

- Quản lí ĐNGV phù hợp mục tiêu, nguyên lí giáo dục chung, giáo dục bậc đại hoc và mục tiêu đào tạo của Nhà trường;

của Nhà trường, với việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập;

- Lãnh đạo Nhà trường coi công tác quản lí ĐNGV là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường;

- Cần thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ hệ thống giải pháp quản lí ĐNGV, coi trọng tăng về số lượng gắn liền với phát triển, nâng cao chất lượng thông qua số giảng viên có học hàm, học vị;

2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên

Sau thời gian trao đổi với cán bộ quản lí của Nhà trường đã rút ra được những thành tựu và những hạn chế trong việc quản lí đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình như sau:

2.3.3.1. Những thành tựu

Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình đã khẳng định được vị trí của mình trong khối các trường cao đẳng trong cả nước. Từ những kết quả phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của Nhà trường có thể rút ra những thành tựu về công tác quản lí đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình như sau.

- Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mục tiêu đào tạo của Nhà trường tới toàn thể cán bộ giảng viên trong toàn trường;

- Sự đoàn kết nội bộ, sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo đến cán bộ viên chức, sự đồng lòng nhất trí cùng nhau xây dựng tập thể nhà trường thành tổ chức biết học hỏi;

- Đội ngũ giảng viên của Nhà trường tuy chưa đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng, nhưng Nhà trường đã kịp thời tuyển chọn giảng viên và mời đội ngũ GVTG để bổ sung lực lượng giảng dạy cho phù hợp với sự phát triển của Nhà trường. Song song với việc tăng cường bổ sung đội ngũ giảng viên, Nhà trường đã và đang chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viên trong trường. Kết quả cho thấy trình độ ĐNGV của Nhà trường sau ĐH chiếm trên 70% (tỉ lệ Tiến sĩ chiếm 24,39%, tỉ lệ Thạc sĩ chiếm 47,15%), tỉ lệ cử nhân chiếm 28,45%. Đây là thành tựu nổi bật của Nhà trường và cũng là điểm mạnh để Nhà trường thực hiện mục tiêu chiến lược.

- Đảng ủy- Ban giám hiệu Nhà trường luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm…

- Trình độ của đội ngũ giảng viên tuy có khác nhau, nhưng họ luôn làm việc với tinh thần không mệt mỏi và luôn ý thức vươn lên, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên của Nhà trường luôn quan tâm tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, điều này giúp HSSV phát huy tính chủ động, sáng tạo tự chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học;

- Công tác nghiên cứu khoa học cũng được Đảng ủy, Ban giám hiệu quan tâm, nhưng số lượng đề tài khoa học nghiên cứu còn khá khiêm tốn và đạt được những kết quả đáng khích lệ;

- Chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường được đánh giá qua việc thi giáo viên dạy giỏi hàng năm, dự giờ đột xuất. ĐNGV của Nhà trường với 51% là giảng viên dạy giỏi cấp trường, trên 15% là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, 7% là giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia.

- Công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên được công khai để đảm bảo chất lượng giảng viên, ưu tiên những SV tốt nghiệp Đại học chính quy bằng giỏi và những sinh viên có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành, có lí lịch chính trị, tư cách đạo đức tốt.

2.3.3.2. Những yếu kém trong công tác quản lí đội ngũ giảng viên

Bên cạnh những thành tựu mà nhà trường đã đạt được, ĐNGV và công tác quản lí đội ngũ giảng viên của Nhà trường vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập

cần khắc phục và giải quyết trong thời gian tới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà đổi mới giáo dục được coi là giải pháp trọng tâm và quản lí đội ngũ giảng viên là khâu đột phá nhằm nâng cao chất GD-ĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình nói riêng và các trường Cao đẳng và Đại học trong toàn quốc nói chung.

- Hiện tại, số lượng và đặc biệt là chất lượng của đội ngũ giảng viên của Nhà trường chỉ đáp ứng nhu cầu đào tạo của Nhà trường tại thời điểm hiện tại. Theo như định hướng phát triển của Nhà trường là tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, cấp độ đào tạo, đảm bảo liên thông các cấp đào tạo, đặc biệt từ năm học 2011- 2012, Nhà trường được phép đào tạo bậc Đại học với 2 chuyên ngành đó là chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Như vậy, nếu đội ngũ giảng viên của Nhà trường không được nâng lên một bước cả về mặt số lượng và chất lượng thì Nhà trường khó có thể hoàn thành được sứ mệnh của mình;

- Thực tế số lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường và phân bổ không đều. Đội ngũ giảng viên trẻ chiếm tỉ lệ cao (chiếm trên 60,87%);

- Vấn đề quản lí hoạt động giảng dạy của Nhà trường còn nặng về thủ tục hành chính, chủ yếu là quản lí về giờ giấc mà chưa có một cơ chế đánh giá năng lực, trình độ, kỹ năng sư phạm của ĐNGV một cách hiệu quả, khách quan, trung thực; việc đánh giá trong thời gian qua chưa mang tính xây dựng;

- Công tác kế hoạch hóa để quản lí đội ngũ giảng viên chưa được thường xuyên, liên tục đôi khi vẫn còn thực hiện theo kiểu thiếu đâu tuyển đấy mà chưa kế hoạch được xu thế phát triển của xã hội để có được kế hoạch đón đầu, dẫn đến sự hẫng hụt, mất cân đối giữa các độ tuổi, khi đội ngũ lại bị già, khi đội ngũ lại quá trẻ, thiếu tình kế thừa. Vì vậy chưa phát huy được sức mạnh của đội ngũ giảng viên trong trường.

GV tham gia các khóa học đào tạo bồi dưỡng nên cũng tạo ra sự khó khăn trong việc bố trí kế hoạch giảng dạy trong một số bộ môn ở các khoa.

- Chính sách tiền lương áp dụng trong thời gian vừa qua chưa thực sự động viên khích lệ cán bộ giảng viên phấn đấu học tập để nâng cao trình độ.

- Việc tuyển chọn cán bộ công chức để bổ sung đội ngũ giảng viên còn bị rằng buộc nhiều vấn đề, kém hiệu quả. Nhà trường chưa thực sự trong việc lựa chọn và quyết định tuyển chọn đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu cầu của Nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Qua những phân tích về thực trạng quản lí ĐNGV của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình rút ra một số kết luận sau đây:

- Số lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường chưa đáp ứng với nhu cầu nâng cấp Nhà trường thành trường Đại học khi mở rộng quy mô đào tạo của Nhà trường với sự phong phú về ngành và loại hình đào tạo;

- Tỉ lệ ĐNGV có trình độ Tiến sĩ còn thấp, học hàm GS, PGS còn rất thấp;

- Tỉ lệ về giới chưa cân đối, tỉ lệ ĐNGV trẻ chiếm tỉ lệ cao rất khó khăn cho việc kế thừa đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm;

- Số lượng giảng viên mới chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu đào tạo của Nhà trường hiện nay. Tình trạng thiếu ở một số khoa chuyên ngành đang diễn ra khá phổ biến gây khó khăn cho việc phân công giờ giảng, đảm bảo chất lượng giảng dạy. Trong giai đoạn tới, nhu cầu đào tạo ngày càng cao do đó sự thiếu hụt về giảng viên đang trở thành vấn đề cấp bách đối với Nhà trường;

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ và việc nâng cấp trường thành trường Đại học thì chất lượng và số lượng của ĐNGV của Nhà trường còn nhiều bất cập;

đào tạo bồi dưỡng kịp thời để đáp ứng yêu cầu mới của Nhà trường;

- Thiếu hụt đội ngũ giảng viên kế cận, số giảng viên có kinh nghiệm là nòng cốt ở một số Khoa đã và sắp đến tuổi nghỉ hưu, việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kế cận chưa được quan tâm đúng mức.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2020

3.1. Định hướng để đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình

Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 được nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII “ Nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn và hiện đại hóa các phương tiện dạy học”[27]

Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam ghi trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” được thủ tướng chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28/12/2001 đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực;

- Ưu tiên nâng cao chất lượng nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lí, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh tiến độ phổ cập THCS;

- Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lí giáo dục tại cơ sở pháp lí và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

Với mục tiêu đó, qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình đã đạt được những thành tựu nhất định được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quí. Tuy nhà trường còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn xác định sứ mạng của mình là góp phần đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo lực lượng lao động có chất lượng “vừa hồng, vừa

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 68)