Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 55)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật

Thái Bình

2.2.1. Thực trạng về số lượng

- Cán bộ quản lí các Phòng ban - Giảng viên các Khoa, Trung tâm

- Nhân viên nghiệp vụ các Phòng chức năng

Tổng số giảng viên của Nhà trường tính đến thời điểm hiện tại là 123 GV trực tiếp tham gia giảng dạy tại các Khoa, Trung tâm. Trong số đó có 106 GV cơ hữu thuộc các Khoa, Trung tâm, Tổ bộ môn. Chất lượng ĐNGV cụ thể như sau: Tiến sĩ 30 người, chiếm 24,39%, Thạc sĩ 58 người, chiếm 47,15%, tổng số Tiến sĩ và Thạc sĩ chiếm 71,54%. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy đều tốt nghiệp ĐH trở lên, 100% giảng viên đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, 85% giảng viên là Đảng viên, 51% là giảng viên dạy giỏi cấp trường, trên 15% là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, 7% là giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường được rèn luyện thử thách qua các thời kỳ, có phẩm chất chính trị vững vàng, tâm huyết với nghề, với công việc.

Bảng 2.10. Bảng thống kê số lượng giảng viên từ 2006- 2011

Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011

Giảng viên 56 67 76 98 123

Cán bộ CNV 23 32 33 45 57

Tổng số 79 99 109 143 180

79 99 109 143 180 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2006 2007 2008 2009 2010 Số lượng Số lượng

Hình 2.5. Biểu đồ đội ngũ cán bộ, giảng viên từ năm 2006- 2011

Nhìn vào biểu đồ cho thấy số lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường đều tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của Nhà trường về số lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường, đội ngũ giảng viên trẻ chiếm tỉ lệ cao trong tổng số đội ngũ giảng viên của Nhà trường. Trong số đó, đội ngũ giảng viên trẻ vừa đi học, vừa tham gia giảng dạy nên chưa đảm bảo được chất lượng và định mức giờ giảng. Hiện tại các khoa chuyên ngành của Nhà trường như khoa Kế toán, khoa Quản trị kinh doanh đang thiếu giảng viên, nhiều giảng viên phải đảm nhiệm dạy từ 3 đến 4 môn học. Tuy nhiên, các đơn vị như Trung tâm Ngoại ngữ, Khoa Đại cương, Khoa Kỹ thuật thì đội ngũ giảng viên thiếu không đáng kể. Mặc dù vậy, trước những khó khăn đang diễn ra, đội ngũ giảng viên của Nhà trường luôn cố gắng và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng để đảm bảo lộ trình nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình thành trường Đại học Thái Bình đòi hỏi cần phải có đội ngũ giảng viên lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hợp lí về cơ cấu mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của Nhà trường trong những năm tới.

Bảng 2.11. Bảng thống kê số lượng giảng viên theo Khoa, Trung tâm

số Tiến sĩ, NCS Thạc sĩ, Cao học Kỹ sư, Cử nhân S L % S L % S L % 1 Khoa Kế toán 40 17 42,50 12 30,0 11 27,50

2 Khoa Quản trị Kinh doanh 24 5 20,83 16 66,66 3 12,50

3 Khoa Kỹ thuật 16 4 25,00 6 37,50 6 37,50

4 Khoa Tin học 8 1 12,50 6 75,00 1 12,50

5 Khoa Luật 7 1 14,28 4 57,14 2 28,57

6 Khoa Đại cương 17 0 0,0 10 58,82 7 41,17

7 Trung tâm Ngoại ngữ 7 0 0,0 2 28,57 5 71,42

Tổng cộng 123 30 24,39 58 47,15 35 28,45

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính- Trường CĐKTKT Thái Bình)

Bảng 2.11 cho thấy ĐNGV của Nhà trường khá đa dạng về ngành nghề, phân bổ ở các Khoa, Trung tâm đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của Nhà trường.

Các Khoa chuyên ngành với số lượng giảng viên khá đông nhưng vẫn chưa đáp ứng được thời lượng giờ giảng. Bởi phần lớn số HSSV thi vào trường đều đăng ký học ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh và Tài chính Ngân hàng. Do vậy, các Khoa chuyên ngành trong nhà trường đang thiếu hụt số lượng giảng viên. Nhà trường cần lập kế hoạch để thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Nhà trường về trường giảng dạy. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo của Nhà trường trong tình hình hiện nay, Nhà trường mời đội ngũ GVTG có trình độ chuyên môn và thâm niên công tác về trường giảng dạy. Ước tính đến năm 2011, số lượng GVTG của Nhà trường lên tới 55 giảng viên.

Hiện tại và trong tương lai, Nhà trường cần có chính sách tuyển dụng, bổ sung ĐNGV để tăng cường số lượng cho các Khoa, Trung tâm theo sự

phát triển của quy mô ngành nghề đào tạo.

2.2.2. Thực trạng về chất lượng

Chất lượng của đội ngũ giảng viên trong Nhà trường phải dựa vào nhiều tiêu chí như kiến thức chuyên môn, phẩm chất chính trị và năng lực sư phạm của từng giảng viên trong Nhà trường. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng chất lượng của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình qua các tiêu chí trên.

2.2.2.1. Nghiệp vụ sư phạm

Dù dạy ở bất cứ cấp bậc nào, ngoài kiến thức chuyên môn, năng lực nghiệp vụ sư phạm là yếu tố rất quan trọng đối với giáo viên nói chung, đội ngũ giảng viên của Nhà trường nói riêng. Vì vậy, để trở thành một giảng viên của trường Đại học, Cao đẳng có chất lượng không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về một chuyên ngành cụ thể, sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực, khoa học xã hội… mà phải có năng lực sư phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ của một nhà giáo. Do vậy, năng lực sư phạm là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi nhà giáo.

Năng lực sư phạm trước hết được thể hiện ở năng lực giảng dạy của người giáo viên. Theo lí luận dạy học hiện đại “ Dạy là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học”. Lúc này người giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền kiến thức cho người học mà còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, người giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở các vấn đề để sinh viên tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập, tìm kiếm chân lí khoa học. Dạy học từ độc thoại chuyển sang đối thoại, HSSV trở thành trung tâm của quá trình dạy học. Để làm tốt việc này, yêu cầu người GV không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn, mà còn phải có kiến thức hiểu biết rộng về những vấn đề có liên quan đến môn học mà mình đảm nhận để có thể định hướng cho người học trong quá trình thu thập và xử lí thông tin về một vấn đề nào đó.

Nhà trường lồng ghép nội dung bài giảng, môn giảng gắn với các vấn đề đang diễn ra trong thực tiễn ở các cơ sở kinh tế, chính vì vậy Nhà trường yêu cầu trong môn giảng phải đảm bảo 5 có, đó là:

Một là, Có giáo trình, tài liệu, đề cương chi tiết, cập nhật thông tin mới, công nghệ mới;

Hai là, Có hệ thống các câu hỏi, tình huống gợi được sức sáng tạo của người học;

Ba là, Có thảo luận, xemina trên lớp;

Bốn là, Có sử dụng phương tiện, thiết bị hiện đại;

Năm là, Có hướng dẫn tự học, hướng dẫn và kiểm tra HSSV sử dụng 4 quyển vở, 2 quyển sổ.

* Ngoài ra, giảng viên của Nhà trường phải thực hiện quy trình giảng dạy 5 bước đó là:

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn phương pháp đọc tài liệu cho HSSV bằng cách cho các câu hỏi gợi ý để HSSV đọc, tự soạn bài chi tiết theo gợi ý;

Bước 2: Kiểm tra khả năng tự học, tự nghiên cứu, kiểm tra đề cương bài học, vở soạn bài của HSSV;

Bước 3: Thảo luận những câu hỏi gợi ý, giải đáp kết luận những ý chính của bài và đi sâu những nội dung cơ bản, then chốt để HSSV có thể tổng hợp ghi chép;

Bước 4: Kết thúc bài học, GV cho bài tập, câu hỏi để HSSV học và luyện bài tập, luyện cách xử lý tình huống, hướng dẫn HSSV tự học bài mới;

Bước 5: Thảo luận, xemina trên lớp, giải đáp thắc mắc. Mỗi đơn vị học trình thảo luận từ 3-5 tiết, kiểm tra đánh giá kết quả tự học.

Với quy trình giảng dạy 5 bước, đội ngũ giảng viên của Nhà trường ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, người học tiếp thu kiến thực thực tế và có một sự đam mê trong học tập. Mỗi bài giảng mới, HSSV luôn chuẩn bị kiến thức như soạn bài mới, chuẩn bị câu hỏi về vấn đề có liên quan... HSSV

trong trường được đội ngũ giảng viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy các em kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp đó là 5 kỹ năng, 5 chuẩn mực của người HSSV trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình

* 5 chuẩn mực đối với người GV trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình

1. Say mê nghề nghiệp, yêu quí, trân trọng mái trường thân yêu của chúng ta.

2. Nâng cao khả năng tự học, tự đào tạo, chủ động, sáng tạo, rèn luyện tốt 5 kỹ năng.

3. Kỷ cương, bản lĩnh ý chí, không có tiêu cực, không vi phạm đạo đức của người GV.

4. Gương mẫu, tận tụy, chu đáo, lịch sự, đoàn kết, thương yêu đồng nghiệp, quý mến HSSV.

5. Tích cực làm đẹp nhà trường, tham gia tốt các hoạt động đoàn thể và nhân đạo từ thiện.

* 5 kỹ năng đối với người giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình

1. Kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn 2. Kỹ năng diễn đạt

3. Kỹ năng tổng hợp viết báo cáo

4. Kỹ năng giao tiếp, thu thập thông tin và xử lý tình huống 5. Kỹ năn làm việc theo nhóm

2.2.2.2. Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn của mỗi giảng viên không chỉ là khối lượng tri thức được học, được đào tạo trong Nhà trường, trong sách vở mà còn là những kinh nghiệm thực tiễn và những cố gắng, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong quá trình được đào tạo, tự đào tạo của mỗi cá nhân giảng viên. Bảng 12 - Thống kê trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên cho thấy tỷ lệ giảng viên

có trình độ học vấn sau đại học chiếm 71,54% (tỉ lệ Tiến sĩ chiếm 24,39%, tỉ lệ Thạc sĩ chiếm 47,15%), tỉ lệ cử nhân chiếm 28,45%. Đây là một trong những kết quả mà Nhà trường đã đạt được và cũng là điểm mạnh để Nhà trường thực hiện mục tiêu chiến lược trong lộ trình nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình thành trường Đại học. Tuy nhiên, không vì thế mà nhà trường không có chủ trương đào tạo nâng cao trình độ học vấn cho lực lượng giảng viên trẻ của Nhà trường. Trong những năm gần đây, Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên trong trường đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm. Kết quả cho thấy trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã và đang thay đổi với chất lượng ngày càng cao, được chuẩn hóa với trình độ sau đại học trên 70%. Đây là những kết quả mà tập thể đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã đạt được. Để đáp ứng mục tiêu chiến lược của Nhà trường giai đoạn 2011- 2020 thì đây mới là kết quả bước đầu, đòi hỏi tập thể đội ngũ giảng viên của Nhà trường cần phải nỗ lực và phấn đấu hơn nữa.

2.2.2.3. Phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống

Phẩm chất chính trị là một trong những tiêu chuẩn quan trọng khi tuyển chọn giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Đội ngũ giảng viên của Nhà trường luôn ý thức được vị trí, vai trò của mình trong việc đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Ý thức được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, trong hoạt động học tập, giảng dạy nói riêng. Đội ngũ giảng viên của Nhà trường luôn là tấm gương sáng cho tinh thần lao động bền bỉ, không mệt mỏi và ý thức được đạo đức nghề nghiệp, nghề mà được cả xã hội tôn vinh - “Nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí”.

Qua 106 phiếu trưng cầu ý kiến của giảng viên và 28 phiếu khảo sát cán bộ quản lí của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp đều có sự thống nhất cao về ĐNGV của Nhà trường

có phẩm chất chính trị vững vàng, chấp hành chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước… ĐNGV của Nhà trường luôn là những người tận tụy với nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc được giao, luôn tâm huyết với nghề và là “tấm gương sáng cho HSSV học tập và noi theo”, trong công tác luôn thực hiện: “ Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.

2.2.3. Thực trạng về cơ cấu

2.2.3.1. Cơ cấu về trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên

- Về trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên trong toàn trường

Trình độ học vấn của ĐNGV từ năm 2006- 2011 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.12. Bảng thống kê trình độ học vấn của ĐNGV theo Khoa, T.T

STT Tên đơn vị Tổng số Trình độ chuyên môn Tiến sĩ, NCS Thạc sĩ, Cao học Kỹ sư, Cử nhân SL % S L % S L % 1 Khoa Kế toán 40 17 42,50 12 30,00 11 27,50

2 Khoa Quản trị Kinh doanh 24 5 20,83 16 66,66 3 12,50

3 Khoa Đại cương 17 0 0,0 10 58,82 7 41,17

4 Khoa Kỹ thuật 16 4 25,00 6 37,50 6 37,50

5 Khoa Tin học 8 1 12,50 6 75,00 1 12,50

6 Khoa Luật 7 1 14,28 4 57,14 2 28,57

7 Trung tâm Ngoại ngữ 7 0 0,0 2 28,57 5 71,42

Tổng cộng 123 30 24,39 58 47,15 35 28,45

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính- Trường CĐKTKT Thái Bình)

Trong tình hình hiện nay, khi nền khoa học phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ càng đòi hỏi trình độ học vấn của ĐNGV nói chung, đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình nói riêng. Đây là một trong những yêu cầu, tiêu chuẩn phản ánh chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Qua số liệu bảng 2.12 cho thấy ở thời điểm hiện tại tỷ lệ giảng viên có trình độ học vấn sau đại học chiếm 71,54% (tỉ lệ Tiến sĩ chiếm 24,39%, tỉ lệ Thạc sĩ chiếm 47,15%), tỉ lệ cử nhân chiếm 28,45%. Đây là một trong những kết quả mà Nhà trường đã đạt được và cũng là điểm mạnh để Nhà trường thực hiện mục tiêu chiến lược trong lộ trình nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình thành trường Đại học. Trong những năm gần đây, Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên trong trường đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm. Kết quả cho thấy trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên đã và đang thay đổi với chất lượng ngày càng cao và được chuẩn hóa với trình độ sau đại học trên 70%. Đây là những kết quả mà tập thể đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã đạt được. Để đáp ứng mục tiêu chiến lược của Nhà trường thì đây mới là kết quả bước đầu trong những năm tiếp theo.

- Về trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên cơ hữu

Bảng 2.13. Bảng thống kê trình độ học vấn của đội ngũ GVCH

ST T Tên đơn vị Tổng số Trình độ chuyên môn Tiến sĩ, NCS Thạc sĩ, Cao học Kỹ sư, Cử nhân SL % SL % SL % 1 Khoa Tin học 08 1 12,50 06 75,00 01 12,50 2 Khoa Kế toán 36 8 22,22 17 47,22 11 30,55

3 Khoa Quản trị Kinh doanh 18 5 27,77 11 61,11 02 11,11

4 Khoa Kỹ thuật 13 4 30,76 06 46,15 06 46,15

5 Khoa Luật 05 1 20,00 02 40,00 02 40,0

6 Khoa Đại cương 15 0 - 10 66,66 05 33,33

7 Trung tâm Ngoại ngữ 07 0 - 02 28,57 05 71,42

Tổng số 106 19 17,92 54 50,94 32 30,18

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)