Những định hướng của Nhà trường nhằm quản lí ĐNGV giai đoạn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 71)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.3.2.Những định hướng của Nhà trường nhằm quản lí ĐNGV giai đoạn

2011- 2020

Để quản lí ĐNGV, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình cần bảo đảm các định hướng sau đây:

- Quản lí ĐNGV phù hợp mục tiêu, nguyên lí giáo dục chung, giáo dục bậc đại hoc và mục tiêu đào tạo của Nhà trường;

của Nhà trường, với việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập;

- Lãnh đạo Nhà trường coi công tác quản lí ĐNGV là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường;

- Cần thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ hệ thống giải pháp quản lí ĐNGV, coi trọng tăng về số lượng gắn liền với phát triển, nâng cao chất lượng thông qua số giảng viên có học hàm, học vị;

2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên

Sau thời gian trao đổi với cán bộ quản lí của Nhà trường đã rút ra được những thành tựu và những hạn chế trong việc quản lí đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình như sau:

2.3.3.1. Những thành tựu

Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình đã khẳng định được vị trí của mình trong khối các trường cao đẳng trong cả nước. Từ những kết quả phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của Nhà trường có thể rút ra những thành tựu về công tác quản lí đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình như sau.

- Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mục tiêu đào tạo của Nhà trường tới toàn thể cán bộ giảng viên trong toàn trường;

- Sự đoàn kết nội bộ, sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo đến cán bộ viên chức, sự đồng lòng nhất trí cùng nhau xây dựng tập thể nhà trường thành tổ chức biết học hỏi;

- Đội ngũ giảng viên của Nhà trường tuy chưa đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng, nhưng Nhà trường đã kịp thời tuyển chọn giảng viên và mời đội ngũ GVTG để bổ sung lực lượng giảng dạy cho phù hợp với sự phát triển của Nhà trường. Song song với việc tăng cường bổ sung đội ngũ giảng viên, Nhà trường đã và đang chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng

viên trong trường. Kết quả cho thấy trình độ ĐNGV của Nhà trường sau ĐH chiếm trên 70% (tỉ lệ Tiến sĩ chiếm 24,39%, tỉ lệ Thạc sĩ chiếm 47,15%), tỉ lệ cử nhân chiếm 28,45%. Đây là thành tựu nổi bật của Nhà trường và cũng là điểm mạnh để Nhà trường thực hiện mục tiêu chiến lược.

- Đảng ủy- Ban giám hiệu Nhà trường luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm…

- Trình độ của đội ngũ giảng viên tuy có khác nhau, nhưng họ luôn làm việc với tinh thần không mệt mỏi và luôn ý thức vươn lên, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên của Nhà trường luôn quan tâm tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, điều này giúp HSSV phát huy tính chủ động, sáng tạo tự chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học;

- Công tác nghiên cứu khoa học cũng được Đảng ủy, Ban giám hiệu quan tâm, nhưng số lượng đề tài khoa học nghiên cứu còn khá khiêm tốn và đạt được những kết quả đáng khích lệ;

- Chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường được đánh giá qua việc thi giáo viên dạy giỏi hàng năm, dự giờ đột xuất. ĐNGV của Nhà trường với 51% là giảng viên dạy giỏi cấp trường, trên 15% là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, 7% là giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia.

- Công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên được công khai để đảm bảo chất lượng giảng viên, ưu tiên những SV tốt nghiệp Đại học chính quy bằng giỏi và những sinh viên có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành, có lí lịch chính trị, tư cách đạo đức tốt.

2.3.3.2. Những yếu kém trong công tác quản lí đội ngũ giảng viên

Bên cạnh những thành tựu mà nhà trường đã đạt được, ĐNGV và công tác quản lí đội ngũ giảng viên của Nhà trường vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập

cần khắc phục và giải quyết trong thời gian tới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà đổi mới giáo dục được coi là giải pháp trọng tâm và quản lí đội ngũ giảng viên là khâu đột phá nhằm nâng cao chất GD-ĐT ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình nói riêng và các trường Cao đẳng và Đại học trong toàn quốc nói chung.

- Hiện tại, số lượng và đặc biệt là chất lượng của đội ngũ giảng viên của Nhà trường chỉ đáp ứng nhu cầu đào tạo của Nhà trường tại thời điểm hiện tại. Theo như định hướng phát triển của Nhà trường là tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, cấp độ đào tạo, đảm bảo liên thông các cấp đào tạo, đặc biệt từ năm học 2011- 2012, Nhà trường được phép đào tạo bậc Đại học với 2 chuyên ngành đó là chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Như vậy, nếu đội ngũ giảng viên của Nhà trường không được nâng lên một bước cả về mặt số lượng và chất lượng thì Nhà trường khó có thể hoàn thành được sứ mệnh của mình;

- Thực tế số lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường và phân bổ không đều. Đội ngũ giảng viên trẻ chiếm tỉ lệ cao (chiếm trên 60,87%);

- Vấn đề quản lí hoạt động giảng dạy của Nhà trường còn nặng về thủ tục hành chính, chủ yếu là quản lí về giờ giấc mà chưa có một cơ chế đánh giá năng lực, trình độ, kỹ năng sư phạm của ĐNGV một cách hiệu quả, khách quan, trung thực; việc đánh giá trong thời gian qua chưa mang tính xây dựng;

- Công tác kế hoạch hóa để quản lí đội ngũ giảng viên chưa được thường xuyên, liên tục đôi khi vẫn còn thực hiện theo kiểu thiếu đâu tuyển đấy mà chưa kế hoạch được xu thế phát triển của xã hội để có được kế hoạch đón đầu, dẫn đến sự hẫng hụt, mất cân đối giữa các độ tuổi, khi đội ngũ lại bị già, khi đội ngũ lại quá trẻ, thiếu tình kế thừa. Vì vậy chưa phát huy được sức mạnh của đội ngũ giảng viên trong trường.

GV tham gia các khóa học đào tạo bồi dưỡng nên cũng tạo ra sự khó khăn trong việc bố trí kế hoạch giảng dạy trong một số bộ môn ở các khoa.

- Chính sách tiền lương áp dụng trong thời gian vừa qua chưa thực sự động viên khích lệ cán bộ giảng viên phấn đấu học tập để nâng cao trình độ.

- Việc tuyển chọn cán bộ công chức để bổ sung đội ngũ giảng viên còn bị rằng buộc nhiều vấn đề, kém hiệu quả. Nhà trường chưa thực sự trong việc lựa chọn và quyết định tuyển chọn đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu cầu của Nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Qua những phân tích về thực trạng quản lí ĐNGV của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình rút ra một số kết luận sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường chưa đáp ứng với nhu cầu nâng cấp Nhà trường thành trường Đại học khi mở rộng quy mô đào tạo của Nhà trường với sự phong phú về ngành và loại hình đào tạo;

- Tỉ lệ ĐNGV có trình độ Tiến sĩ còn thấp, học hàm GS, PGS còn rất thấp;

- Tỉ lệ về giới chưa cân đối, tỉ lệ ĐNGV trẻ chiếm tỉ lệ cao rất khó khăn cho việc kế thừa đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm;

- Số lượng giảng viên mới chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu đào tạo của Nhà trường hiện nay. Tình trạng thiếu ở một số khoa chuyên ngành đang diễn ra khá phổ biến gây khó khăn cho việc phân công giờ giảng, đảm bảo chất lượng giảng dạy. Trong giai đoạn tới, nhu cầu đào tạo ngày càng cao do đó sự thiếu hụt về giảng viên đang trở thành vấn đề cấp bách đối với Nhà trường;

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ và việc nâng cấp trường thành trường Đại học thì chất lượng và số lượng của ĐNGV của Nhà trường còn nhiều bất cập;

đào tạo bồi dưỡng kịp thời để đáp ứng yêu cầu mới của Nhà trường;

- Thiếu hụt đội ngũ giảng viên kế cận, số giảng viên có kinh nghiệm là nòng cốt ở một số Khoa đã và sắp đến tuổi nghỉ hưu, việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kế cận chưa được quan tâm đúng mức.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2020

3.1. Định hướng để đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình

Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 được nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII “ Nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn và hiện đại hóa các phương tiện dạy học”[27]

Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam ghi trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” được thủ tướng chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28/12/2001 đó là:

- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực;

- Ưu tiên nâng cao chất lượng nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lí, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh tiến độ phổ cập THCS;

- Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lí giáo dục tại cơ sở pháp lí và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

Với mục tiêu đó, qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình đã đạt được những thành tựu nhất định được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quí. Tuy nhà trường còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn xác định sứ mạng của mình là góp phần đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo lực lượng lao động có chất lượng “vừa hồng, vừa chuyên”

Trong lộ trình xây dựng và phát triển của mình, nhà trường luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, để tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình và từng bước xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường.

3.1.2. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lí đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011- 2020

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bên cạnh những yếu tố về mục tiêu, chương trình đào tạo... đội ngũ giảng viên luôn được coi là nhân tố hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường. Vì vậy để thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đề ra thì đội ngũ giảng viên của Nhà trường trong những năm tới cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Đảm bảo đủ về số lượng; số lượng ở đây phải căn cứ vào quy mô đào tạo của Nhà trường, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, hợp đồng hay mời giảng viên thỉnh giảng;

- Cải thiện về cơ cấu đội ngũ giảng viên; cơ cấu giảng viên theo độ tuổi cần hợp lí hơn;

- Về trình độ của đội ngũ giảng viên, đến năm 2020 đội ngũ giảng viên của Nhà trường có trình độ Tiến sĩ là 27,27%, trình độ Thạc sĩ 52,27%, trình độ Kỹ sư, Cử nhân 20,45%, trình độ đội ngũ giảng viên được nâng lên vượt bậc đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường giai đoạn 2011- 2020;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; xây dựng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình có phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn vững, hiểu biết rộng và có kỹ năng sư phạm, 100% đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã được bồi dưỡng qua lớp nghiệp vụ sư phạm, đội ngũ GV tham gia giảng dạy đạt trình độ trên ĐH trở lên. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, yêu cầu mọi giảng viên đều phải tham gia và coi đây là một nhiệm vụ không thể thiếu đối với giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

- Bám sát mục tiêu, nguyên lí giáo dục chung, giáo dục bậc đại học, cao đẳng và mục tiêu đào tạo của Nhà trường, lãnh đạo nhà trường coi trọng và quan tâm quản lí đội ngũ giảng viên, đồng thời giảng viên phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng phát triển đội ngũ, việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, coi người học là trung tâm, giảm tải thời gian học trên lớp, tăng thời gian tự học và các hình thức học tập khác, tăng tính chủ động và tăng niềm hứng thú cho người học.

3.2. Nguyên tắc đề ra các biện pháp

Nguyên tắc thứ nhất: Các biện pháp đưa ra phải mang tính khả thi, nghĩa là phải phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện cụ thể của Nhà trường.

Nguyên tắc thứ hai: Các biện pháp đưa ra phải hướng đến mục đích là nhằm phát huy những mặt mạnh của đội ngũ giảng viên để trên cơ sở đó mà xây dựng, bổ sung, phát triển đội ngũ ngày càng hoàn thiện hơn; hạn chế, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong đội ngũ giảng viên của Nhà trường.

Nguyên tắc thứ ba: Các biện pháp đưa ra phải có tác dụng bổ trợ cho nhau, thống nhất với nhau trên cơ sở cùng chung mục đích nhằm xây dựng, phát triển để hoàn thiện ĐNGV theo hướng chuẩn hóa nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Nhà trường trong giai đoạn mới.

Nguyên tắc thứ tư: Các biện pháp phải mang tính đồng bộ, hiệu quả cao vừa đáp ứng được mục tiêu trước mắt, vừa đáp ứng mục tiêu lâu dài.

3.3. Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên theo lộ trình nâng cấp trường thành trường Đại học và thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2020.

* Mục tiêu:

- Muốn quản lí đội ngũ giảng viên, trước hết phải định hình được công tác quản lí đội ngũ, vì vậy việc lập kế hoạch, quy hoạch nhằm tạo ra cơ sở điều kiện nhằm bảo đảm cho ĐNGV Nhà trường phát triển ổn định đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và cả nhiệm vụ mang tính chiến

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 71)