Giải pháp đối với từng chỉ số

Một phần của tài liệu Thực trang nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh (Trang 64)

Trong những năm qua Bắc Ninh đã triển khai, thực hiện đầy đủ, đồng bộ, có hiệu quả nội dung chương trình cải cách hành chính, trong đó tập trung thực hiện tốt các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, từ năm 2005 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã hợp tác với Tập đoàn tài chính quốc tế IFC/MPDF triển khai các công việc điều tra, khảo sát, thiết kế các mô hình cải cách, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức các đợt phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh tỉnh Bắc Ninh, từ đó rút ra vấn đề trọng tâm cần cải cách là điều kiện gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng mô hình đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp và quy trình thực hiện đầu tư; kết qủa xếp hạng chỉ số PCI năm 2005, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 23/42 ở mức khá trong cả nước. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của chỉ số PCI, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm, từ đó đã đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng điều

hành kinh tế tại địa phương và đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Năm 2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 09/CT ngày 31/10/2006 về tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của Bắc Ninh có tiến bộ. Năm 2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng mô hình “một cửa liên thông” trình UBND tỉnh phê duyệt, với biện pháp cải cách như vậy chỉ số PCI 2007 của Bắc Ninh đã có tiến bộ rõ rệt, xếp thứ 20/64 và đứng ở nhóm đầu các tỉnh khá vượt trên nhiều tỉnh khác đã từng đững trước tỉnh Bắc Ninh trong xếp hạng.

Năm 2008, tỉnh Bắc Ninh xếp hạng 16/64 và là một trong ba tỉnh đứng dẫn đầu của miền Bắc về cải thiện môi trường kinh doanh. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung các biện pháp tác động trực tiếp đến nâng điểm các chỉ số thành phần của PCI, như:

- Thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”, kết quả đã giảm thời gian gia nhập thị trường từ bình quân 30 ngày (có trường hợp 50 ngày) cho 03 thủ tục: đăng ký kinh doanh, khắc dấu, mã số thuế, xuống còn tối đa 07 ngày; đặc biệt giảm số lần đi lại của công dân trong thành lập doanh nghiệp từ 13 lần xuống 03 lần. Mô hình “một cửa liên thông” đã tác động tăng số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký so với năm trước. Mô hình này đã tác động đến 03 chỉ số thành phần: Chi phí thời gian, chi phí không chính thức và nângc cao tính minh bạch.

- Triển khai chương trình truyền thông phát triển doanh nghiệp, gồm các hoạt động: Điều tra, khảo sát để xác định đúng các lợi ích và rào cản trong thành lập doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về công tác cải cách thủ tục hành chính đã được lãnh đạo Sở quan tâm chỉ đạo và thực hiện, coi công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao năng lực chỉ số PCI.

- Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh do lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, đã khẩn trương thực hiện đề án về đơn giản hoá thủ tục đầu tư, bao gồm các bước: Khảo sát hiện trạng thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai, xây dựng và môi trường. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 165/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 quy định trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp ngoài Khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Với mục tiêu, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của doanh nghiệp một cách đồng bộ, hiệu quả; Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc đối với các lĩnh vực: “Thẩm định dự án đầu tư có nguồn vốn ngân sách nhà nước; thẩm định kế hoạch đấu thầu; Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư; thẩm tra trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư”, nhằm giảm thời gian giải quyết thủ tục, giảm số giấy tờ, tài liệu trùng lặp, giảm số lần đi lại của doanh nghiệp, nhà đầu tư và giảm đầu mối tiếp xúc, công khai, minh bạch về toàn bộ quy trình. Nhờ các biện pháp tích cực nêu trên, năm 2009 chỉ số PCI của tỉnh đã xếp thứ 10, lần đầu tiên lọt vào nhóm tốt, là một trong 03 tỉnh đứng đầu miền Bắc.

Phát huy những điểm tốt và khăc phục những hạn chế trong chỉ số PCI, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/02/2010 về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ thị này đã chỉ rõ các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số thành phần trong chỉ số PCI của tỉnh. Với nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể năm 2010 chỉ số PCI của tỉnh Bắc Ninh xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố, là tỉnh dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về môi trường kinh doanh. Đồng thời Bắc Ninh là 1 trong 4 tỉnh của nhóm 10 tỉnh tốt nhất được duy trì hoặc thăng hạng (Đà Nẵng, Lào Cai, Đồng Tháp, Bắc Ninh). Khoảng cách chênh lệch giữa tỉnh Bắc Ninh và tỉnh thành phố đứng đầu (Đà Nẵng) đã giảm từ 10,26 điểm trong năm 2009 xuống còn 5,29 điểm.

Để Bắc Ninh tiếp tục duy trì là một trong 10 tỉnh dẫn đầu về năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011 và các năm tiếp theo; Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã có Kết luận số 03-

KL/TU ngày 14/4/2011 kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII về việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và UBND tỉnh có Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 26/4/2011, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc phân tích, đánh giá về chỉ số PCI trong mối quan hệ tương quan với các tỉnh trong khu vực và các tỉnh dẫn đầu để thấy rõ các điểm nổi bật và yếu kém, từ đó tham mưu UBND tỉnh các biện pháp khắc phục, bổ sung cho phù hợp. Thực hiện Chỉ thị trên, ngay từ đầu năm Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, đơn vị triển khai thực hiện theo tinh thần tại Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 26/4/2011; đồng thời đưa cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư vào vận hành, một kênh thông tin quan trọng nhằm cung cấp thông tin về các hoạt động quản lý nhà nước của ngành Kế hoạch và Đầu tư và triển khai hoạt động dịch vụ công của Sở, tổ chức tiếp dân trên mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên Website.

Nhằm đưa Bắc Ninh phát triển hơn nữa, khắc phục những hạn chế của mình, đảm bảo duy trì và phát triển, cần hiểu rõ hơn về các chỉ số thành phần của chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), qua đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao từng chỉ số thành phần. Vì vậy luận văn đưa ra một số giải pháp nghiên cứu hỗ trơ như sau:

Thứ nhất, chỉ số chi phí gia nhập thị trường: Tiếp tục triển khai chương

trình truyền thông phát triển doanh nghiệp, gồm các hoạt động điều tra, khảo sát để xác định đúng các lợi ích và rào cản trong thành lập doanh nghiệp…từ đó giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính, thời gian triển khai các quy định của Trung ương liên quan đến doanh nghiệp được rút ngắn hơn trước. Công tác cấp đăng ký kinh doanh được giải quyết trong thời gian 5 ngày. Không phiền hà cho doanh nghiệp, giảm thời gian đi lại và chi phí không chính thức.

Thứ hai, tính minh bạch và tiếp cận thông tin:

Tiếp tục nâng cấp cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư, đây là một kênh thông tin quan trọng nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân và doanh

nghiệp tiếp cận chính xác và nhanh nhất các thủ tục hành chính, các quy định quản lý Nhà nước ngành kế hoạch và đầu tư liên quan đến hoạt động của tổ chức, cá nhân.

Nâng cao vai trò của công tác xuất bản công báo tỉnh, đặc biệt là công báo điện tử giúp cải thiện nhanh chóng tính công khai minh bạch của các văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động của địa phương

Tiến hành rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp lý, đồng thời loại bỏ những văn bản trùng lặp, không được thi hành. Cần thực hiện sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý, hạn chế sử dụng công văn thay cho văn bản pháp lý, công khai hóa các văn bản trên công điện tử của tỉnh.

Thứ ba, Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Trong giai đoạn hiện nay, do

thị trường có nhiều biến động việc nâng cao chất lượng tư vấn, chủ động tư vấn cho người dân và doanh nghiệp là cần thiết. Cơ quan Đăng ký kinh doanh nên chủ động đề xuất với Lãnh đạo Sở công tác phối hợp với Trung tâm Thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư và các đơn vị liên quan xây dựng quy chế hướng dẫn doanh nghiệp trong việc Công bố thông tin doanh nghiệp, quảng cáo doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Qua đó hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Luật Doanh nghiệp và quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của mình khi tham gia vào thị trường.

Thứ tư, chỉ số chi phí không chính thức: Trong thời gian tới để giảm chi

phí không chính thức khi gia nhập thị trường, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Từ đó có những giải pháp cụ thể như:

- Cải cách chính sách tiền lương

- Nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ công chức để hạn chế tình trạng tham nhũng trong cung cấp dịch vụ công

- Bên cạnh đó tỉnh còn có thể áp dụng cơ chế khuyến khích dựa trên năng lực công chức và kết quả công việc bao gồm đánh giá dựa trên

kết quả tuyển dụng thông qua thi tuyển đối với các vị trí theo hợp đồng và mô tả công việc để tuyển dụng

Thứ năm, Chỉ số tiếp cận đất đai: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số

165/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 đưa quy trình thụ lý song song vào áp dụng cho một số thủ tục.

Hình 3.1: Quy trình thụ lý tuần tự ở Bắc Ninh (trước tháng 11/2009)

(Nguồn: Tài liệu của Sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh)

Hình 3.2: Quy trình thụ lý song song ở Bắc Ninh (sau tháng 11/2009)

Khả o sát địa đ ịa điểm Khả o sát địa đ ịa điểm Chứng chỉ quy hoạch Chứng chỉ quy hoạch ĐT M, Cam kết BVM T ĐT M, Cam kết BVM T TK cơ s ở cơ s TK ở Giấ y chứng nhận đầ u tư Giấ y chứng nhận đầ u tư Gia o đất thuê đất Gia o đất thuê đất Định gi á thuê đất Định gi á đất thuê Giấ y chứng nhận quyến s ở hữu đất Giấ y chứng nhận quyến s ở hữu đất Giấ y phép xâ y dựng Giấ y phép xâ y dựng

(Nguồn: Tài liệu của Sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh) Quy trình cho thấy theo Quyết định số 165, nhà đầu tư thực hiện quy trình theo bốn bước chính, trong đó tại bước 2 và bước 4, nhiều thủ tục được thực hiện song song. Nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ đồng thời cho các thủ tục này với cơ quan có thẩm quyền để được thụ lý song song.

Ví dụ ở bước 2, nhà đầu tư thực hiện đồng thời ba thủ tục: Thiết kế cơ sở với Sở Xây dựng, Đánh giá tác động môi trường với Sở Tài nguyên và Môi trường, Giấy chứng nhận đầu tư với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tương tự, ở bước 4, nhà đầu tư thực hiện đồng thời hai thủ tục: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Giấy phép xây dựng với Sở Xây dựng.

Một điểm mới khác trong Quyết định số 165 là việc thụ lý kết hợp hai thủ tục: Khảo sát địa điểm và Chứng chỉ quy hoạch (cung cấp thông tin quy hoạch) vì hai thủ tục này có thứ tự kế tiếp nhau trong quy trình, lại do cùng một cơ quan thụ lý (Sở Xây dựng). Nhà đầu tư không phải nộp hồ sơ riêng rẽ của từng thủ tục, thay vào đó, nhà đầu tư chỉ nộp một bộ hồ sơ chung và sẽ nhận được hai kết quả đầu ra tại bộ phận một cửa của Sở Xây dựng: Văn bản cho phép khảo sát địa điểm và Chứng chỉ quy hoạch.

Ngoài những điểm trên, tác giả đưa ra kiến nghị là việc thụ lý kết hợp ba thủ tục khảo sát địa điểm, chứng chỉ quy hoạch và thiết kế cơ sở vì ba thủ tục này do cùng một cơ quan thụ lý (sở xây dựng). Nhà đầu tư chỉ cần đến Sở Xây Dựng là có thể làm cả ba thủ tục trên. Và một kiến nghị nữa là Trung tâm thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư thay vì chịu sự quản lý trực tiếp của Sở KHĐT, thì nay nên đưa về chịu sự quản lý trực tiếp của UBND vì tất cả các bước trên Sở ban ngành khi ra quyết định đều phải thông qua UBND. Dưới sự chỉ đạo của UBND thì trung tâm thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư sẽ chuyển hồ sơ liên quan đến từng sở, ban ngành để hợp thức hóa hồ sơ cấp phép. Vậy các nhà đầu tư đến không phải chạy đi xin “con dấu” bất kỳ cơ quan nào mà chỉ cần đến làm thủ tục tại trung tâm. Như vậy, sẽ góp phần làm giảm chi phí gia nhập thị trường, đồng thời cũng giảm thiểu cơ hội cho các nhà trục lợi thừa cơ, góp phần giảm chi phí không chính thức.

Thứ sáu, chỉ số đào tạo lao động: Bên cạnh thành tựu tỷ lệ lao động qua đào

tạo tăng từ 31,5% (năm 2006) lên 45% (năm 2010) thì thách thức đặt ra đối với Bắc Ninh, một tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất là thiếu nguồn lao động phổ thông, an ninh xã hội tương đối phức tạp do lượng lao động nhập cư lớn và tình trạng đình công, tranh chấp lao động thường xuyên xảy ra, chỉ có 65% ở lại làm việc cho doanh nghiệp sau khi được đào tạo. Sau đây là một vài giải pháp nhằm nâng cao chỉ số đào tạo lao động:

- Thu hút đầu tư tư nhân vào đào tạo dạy nghề.

- Khuyến khích giáo viên có năng lực tham gia công tác giảng dạy tại các trường đào tạo nghề.

- Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề theo nhu cầu của học viên và các nhà tuyển dụng tiềm năng.

- Nhân rộng mô hình các trường nghề gắn với việc phát triển khu công nghiệp như trường hợp của trường Cao Đẳng Việt Nhật ở khu Công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh.

- Thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu đào tạo và chuyển nghề.

- Cung cấp dịch vụ đào tạo phổ thông cho người lao đông.

Thứ bảy,chỉ số thiết chế pháp lý: Tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh

nghiệp; nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, tư vấn pháp lý; hoạt động của Toà kinh tế, hành chính, dân sự.

Một phần của tài liệu Thực trang nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w