Phân tích các yếu tố cấu thành của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc

Một phần của tài liệu Thực trang nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh (Trang 36)

Ninh

PCI là một công cụ tin cậy để quan sát về những thay đổi trong chất lượng điều hành kinh tế tại địa phương trên các lĩnh vực khác nhau.

Chỉ số PCI bao gồm chín chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế tác động lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Mỗi một chỉ số thành phần lại có một trọng số khác nhau, cụ thể:

Bảng 2.3: Trọng số của các chỉ số thành phần

STT CHỈ SỐ TRỌNG SỐ

1 Chỉ số đào tạo lao động 20%

2 Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5%

3 Chỉ số chi phí gia nhập thị trường 10%

4 Chỉ số tính minh bạch 20%

5 Chỉ số tiếp cận đất đai 5%

6 Chỉ số chi phí thời gian thực hiện quy định

của Nhà nước 15%

7 Chỉ số chi phí không chính thức 10%

8 Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính

quyền tỉnh 10%

9 Chỉ số thiết chế pháp lý 5%

10 Tổng cộng 100%

(Nguồn: Báo cáo PCI năm 2009)

Một tỉnh được đánh giá là thực hiện tốt tất cả 9 chỉ số thành phần trong PCI cần đạt được:

1) Chi phí gia nhập thị trường thấp;

2) Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định; 3) Môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, doanh nghiệp dễ dàng và thuận lợi tiếp cận các thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình;

4) Chi phí không chính thức thấp ở mức tối thiểu;

chính và thanh tra kiểm tra của Nhà nước thấp nhất;

6) Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong trong giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp;

7) Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và có chất lượng; 8) Chính sách đào tạo lao động của tỉnh tốt;

9) Hệ thống tòa án và cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính trong tỉnh công bằng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp của mình;

Sau đây luận văn đi vào phân tích từng chỉ số thành phần của chỉ số PCI của Bắc Ninh

Trong biểu đồ mạng nhện tại hình dưới đây thì hình màu đỏ thể hiện điểm số của Bắc Ninh trong PCI năm 2010. Hình màu đen thể hiện điểm số của Bắc Ninh trong PCI năm 2009.

Hình 2.1: So sánh các chỉ số thành phần của tỉnh Bắc Ninh năm 2009-2010

(Nguồn: Tài liệu tổng hợp của Sở KH&ĐT Bắc Ninh)

So sánh hai hình này cho thấy các thay đổi trong 9 lĩnh vực điều hành của môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Bắc Ninh trong năm qua.

Nét nổi bật qua điều tra PCI năm 2010 là môi trường kinh doanh cấp tỉnh thể hiện sự thay đổi tích cực trên các lĩnh vực điều tra là chi phí thời gian là tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh, một số lĩnh vực có chuyển biến tốt dù còn chưa thật rõ nét là chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Đáng lo ngại là các lĩnh vực có xu hướng giảm điểm bao gồm chỉ số gia nhập thì trường, tiếp cận đất đai, chi phí không chính

thức, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, đào tạo lao động. Điều này cho thấy gánh nặng chi phí trong việc tuân thủ các quy định của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên và cải thiện tính minh bạch của môi trường kinh doanh sẽ góp phần giảm chi phí và rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích từng chỉ số thành phần

Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường:

Gia nhập thị trường là lĩnh vực có sự thay đổi lớn nhất qua các cuộc điều tra PCI trước đây. Đây là lĩnh vực được Bắc Ninh thực hiện tốt nhất trong 9 lĩnh vực của môi trường kinh doanh cấp tỉnh được chỉ số PCI phản ánh. Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp, giảm bớt thủ tục, thành lập mô hình một cửa, một cửa liên thông…là những cải cách mà Bắc Ninh cũng như các tỉnh, thành phố của Việt Nam đã thực hiện thời gian qua.

Về điểm số và xếp hạng so với các tỉnh trong khu vực Đồng Bằng Sông Hông đã có sự thay đổi liên tục qua các năm. Sau đây là bảng tổng hợp điểm số và xếp hạng so với các tỉnh trong khu vực Đồng Bằng Sông Hồng

Bảng 2.4: Điểm số và thứ hạng của chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2006-2010 so với khu vực Đồng Bằng Sông Hồng

Năm Xếp hạng trong khu vực Điêm số

2006 4 7.25

2007 8 7.12

2008 2 8.74

2009 1 9.13

2010 1 7.29

(Nguồn: Tài liệu tổng hợp của Sở KH&ĐT Bắc Ninh, chi tiết phụ lục 1)

Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2006 đến năm 2007 chỉ số chi phí gia nhập thị trường bị thụt lùi cả về thứ hạng và điểm số, điểm số giảm nhẹ ở mức 0.13 điểm nhưng lại có sự giảm mạnh về thứ hạng từ vị trí thứ 4(năm 2006) sau Ninh Bình, Nam Định và Vĩnh Phúc xuống thứ 8 (năm 2007) chỉ trên có hai tỉnh là Thái

Bình và Hà Nam. Song, đến năm 2008 chỉ số chi phí gia nhập thị trường lại có sự tiến bộ vượt bậc cả về xếp hạng và điểm số, điểm số tăng từ 7.12 điểm (năm 2007) lên 8.74 điển (năm 2008) và tăng 6 bậc so với năm 2007, vươn lên vị trí thứ 2 trong khu vực và chỉ đứng sau tỉnh Hà Nam. Sự tăng trưởng vẫn được tiếp tục cho năm sau với sự tăng hạng từ vị trí thứ hai lên vị trí thứ 1 với 9.13 điểm. tuy nhiên, đến năm 2010 có sự đảo chiều chỉ số gia nhập thị trường vẫn giữ vị trí số 1 trong khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, nhưng có sự thụt lùi về điểm số giảm 0.39 điểm.

Về các chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 2006 -2009, thời gian đăng ký kinh doanh mới hay đăng ký sửa đổi đã giảm hơn một nửa, đây là một thành tích ấn tượng (năm 2006 thời gian đăng ký kinh doanh mới là 22 và thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung là 15 ngày, đến năm 2010 thời gian đăng ký kinh doanh mới là 10 ngày và thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung là 7 ngày). Tuy vậy, sang năm 2010, quá trình cải cách này có xu hướng chững lại, số ngày doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới hay đăng ký sửa đổi đều dừng ở mức của năm 2009 với lần lượt là 10 ngày và 7 ngày. Số giấy tờ doanh nghiệp phải nộp bổ sung tăng lên và kết quả là tỉ lệ doanh nghiệp phải chờ hơn 3 tháng để hoàn thành các thủ tục pháp lý cho việc chính thức hoạt động đã tăng từo,11 % năm 2009 lên 21,57% vào năm 2010.

Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất:

Với trọng số 5%, đây là chỉ số có trọng số thấp nhất trong 9 chỉ số cấu thành của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chiếm trọng số thấp không phải vì chỉ số này không quan trọng. Bởi vì,trên thực tế đây là vẫn đề trên phạm vị cả nước, rất ít tỉnh được điểm cao về chỉ số này, dẫn tới sự khác biệt giữa các tỉnh không lớn, vì vậy không tác động nhiều đến sự phát triển của khu vực tư nhân. Trong giai đoạn 2006-2010 chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đã có một số thay đổi.

Cụ thể:

Bảng 2.5: Điểm số và thứ hạng của chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2006-2010 so với khu vực Đồng Bằng

Năm Xếp hạng trong khu vực Điểm số 2006 5 6.06 2007 1 7.16 2008 2 7.38 2009 4 6.46 2010 7 5.42

(Nguồn: Tài liệu tổng hợp của Sở KH&ĐT Bắc Ninh, chi tiết phụ lục 2)

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh Bắc Ninh có sự tiến bộ vượt bậc trong năm 2007, có sự tăng lên cả về thứ hạng và điểm số. Về thứ hạng, chỉ số tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ nhất trong khu vực và điểm số tăng lên 1.1 điểm từ 6.06 điểm (năm 2006) lên 7.16 điểm (năm 2007). Tuy nhiên, sang năm 2008 có sự đảo chiều, điểm số vẫn tiếp tục tăng nhưng có sự giảm sút về thứ hạng. Điểm số tăng 0.22 điểm nhưng thứ hạng giảm từ vị trí dẫn đầu trong khu vực xuống vị trí thứ hai. Đến năm 2009 thì sự suy giảm này diễn ra cả ở thứ hạng và điểm số, thứ hạng của Bắc Ninh tụt xuống vị trí thứ 4 và điểm số giảm 0.92 điểm. Xu thế suy giảm tiếp tục diễn ra trong năm 2010, chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh Bắc Ninh đã tụt xuống vị trí thứ 7 và điểm số quay về mốc 5.42 điểm mức giá trị thấp hơn năm 2006. Đây là một xu thế đáng lo ngại cho tỉnh Bắc Ninh

Trong năm 2007, lo ngại của doanh nghiệp về khả năng bị thu hồi đất tăng lên từ 3.03 lên 3.1 điểm trên thang điểm 5 (5 thể hiện mức rủi ro bị thu hồi đất thấp nhất) nhưng phần trăm doanh nghiệp tin tưởng sẽ được bồi thường nếu bị thu hồi đất tăng từ 40% (năm 2006) lên 53.57% vào năm 2007. Hơn nữa, số doanh nghiệp hoạt động trên đất mua hay đất là tài sản của gia đình có giấy chứng nhận QSD đất (GCNQSDĐ) tăng từ 41.38% lên 46.15. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng sự thay đổi khung giá đất của chính phủ phản ánh sự thay đổi mức giá của thị trường cũng tăng lền từ 2.13% năm 2006 lên 3.9% năm 2007.Như vậy, sự gia tăng của các chỉ tiêu trên góp phần làm tăng điểm số và thứ hạng của chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh Bắc Ninh trong năm 2007. Sang năm 2008, chỉ số tiếp cận đất đai có thêm một số chỉ tiêu mới, đó là chỉ tiêu % doanh nghiệp cho rằng thiếu mặt bằng

kinh doanh hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của họ, % doanh nghiệp đánh giá chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh là tốt hoặc rất tốt…ở Bắc Ninh các tỷ lệ này lần lượt là 70% và 49%.Điều đó lý giải cho sự suy giảm thứ hạng nhưng vẫn tăng điểm trong năm 2008 của tỉnh so với các tỉnh trong khu vực.

Một xu hướng đáng lo ngại là số doanh nghiệp hoạt động trên đất mua hay đất là tài sản của gia đình có giấy chứng nhận QSD đất (GCNQSDĐ) giảm liên tục trong 2 năm, năm 2009 giảm 13,9% so với năm 2008, và năm 2010 tiếp tục giảm 6,54% so với năm 2009.

Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin:

Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin có tác động lớn nhất đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và là một trong hai chỉ số có trọng số cao nhất trong hệ thống các chỉ số thành phần của PCI,(chiếm trọng số 20%). Môi trường kinh doanh minh bạch giúp doanh nghiệp tin tưởng vào hiệu quả quản trị của cơ quan quản lý nhà nước, đưa ra các kế hoạch đầu tư dài hạn, góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp, đồng thời giảm chi phí không chính thức của doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin, tăng tính bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các đối tượng khác nhau.Sau đây là bảng xếp hạng chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Bắc Ninh so với các tỉnh trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Bảng 2.6: Điểm số và thứ hạng của chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2006-2010 so với khu vực Đồng Bằng

Sông Hồng

Năm Xếp hạng trong khu vực Điểm số

2006 4 6.09

2007 7 5.64

2008 4 6.41

2009 1 7.03

2010 2 6.37

Qua bảng số liệu ta thấy năm 2007 chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh có sự suy giảm cả về thứ hạng và điểm số, thứ hạng giảm từ vị trí thứ 4 trong vùng, và điểm số giảm từ 6.09 xuống còn 5,64 điểm. Sang năm 2008 chỉ số lại có sự cải tiến cả về điểm số và thứ hạng, thứ hạng quay trở về vị trí thứ 4 như năm 2006 và điểm số tăng hơn so với mức năm 2006 là 0.32 điểm. sự cải tiến này tiếp tục được duy trì đến năm 2009, Bắc Ninh đã đứng đầu khu vực đồng bằng Sông Hồng với điểm số 7.03 điểm. Năm 2010 chỉ số tính minh bạch thể hiện sự sụt giảm, chỉ đạt 6,37 điểm giảm 0,65 điểm so với năm 2009 nhưng trên phạm vi cả nước chỉ số này bị giảm điểm đáng kể so với năm 2009, nên vẫn xếp thứ 9 trên toàn quốc.

Kết quả điều tra năm 2010 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu của chỉ số tính minh bạch đều sụt giảm so với năm 2009. Khả năng tiếp cận tài liệu kế hoạch cũng như văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh đều có xu hướng giảm. Với thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 (trong đó 1 là không thể tiếp cận và 5 là rất dễ tiếp cận), khả năng tiếp cận các tài liệu kế hoạch có điểm trung bình là 2,49, giảm so với 3,45 của năm 2009. Khả năng tiếp cận các văn bản pháp luật được đánh giá trung bình là 3,13 so với 3.45 của năm 2009.

Để tiếp cận các thông tin, tài liệu kế hoạch theo đánh giá doanh nghiệp thì việc sử dụng “mối quan hệ” đang tăng lên. Có đến 77,88% doanh nghiệp qua điều tra PCI cho biết “cần có mối quan hệ để tiếp cận thông tin của tỉnh”, tăng hơn 24% so với năm 2009. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong 6 năm qua của chỉ tiêu này. Ngoài ra, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp chưa được các doanh nghiệp đánh giá cao, thể hiện ở sự suy giảm của chỉ tiêu % doanh nghiệp cho rằng các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh. Như vậy sự sụt giảm chỉ số tính minh bạch là một kết quả rất đáng lo ngại vì tính minh bạch là một chỉ số thành phần có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức rủi ro của môi trường kinh doanh các địa phương.

Bảng 2.7: Điểm số và thứ hạng của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2006-2010 so với

khu vực ĐBSH

Năm Xếp hạng trong khu vực Điểm số

2006 10 3.04

2007 5 6.63

2008 4 5.62

2009 4 6.96

2010 2 7.68

Nguồn: Tài liệu tổng hợp của Sở KH&ĐT Bắc Ninh, chi tiết phụ lục 4 Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số chi phí thời gian dể thực hiện các quy định của nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh đã có sự cải thiện đáng kể về thứ hạng trong giai đoạn từ năm 2006-2010, từ năm 2006-2007 Bắc Ninh đã tăng được 3.59 điểm lên vị trí thứ 5 trong khu vực ĐBSH thay vì vị trí thứ 10 trong năm 2006, đây là một bước tiến đáng kể. Đến năm 2008 thứ hạng vẫn được tiếp tục tăng lên, nhưng lại có sự giảm sút về điểm số, điểm số giảm từ 6.63 điểm xuống còn 5.62 điểm.Năm 2009 thứ hạng vẫn được duy trì ở vị trí thứ tư trong khu vực ĐBSH nhnwg có sự cải thiện đáng kể về điểm số, điểm số tăng từ 5.62 điểm lên 6.96 điểm.

Năm 2010 đã có sự cải tiến vượt bậc cả về điểm số và thứ hạng, Bắc Ninh đã tăng hai hạng so với chính minh và điểm số đã tăng 0.72 điểm từ 6.96 điểm năm 2009 lên 7.68 điểm năm 2010.

Tổng thời gian mà các nhà quản lý doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm từ 15.38% xuống còn 14.43%, trong khi đó thời gian trung bình của mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thuế giảm từ 13 giờ xuống còn 4 giờ. Ngoài ra khoảng 54% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết các công việc liên quan đến giấy tờ, thủ tục hành chính theo quy định của địa phương đã giảm trong mấy năm qua, và 38,52% doanh nghiệp nhận định các cán bộ, công chức hiệu quả

Một phần của tài liệu Thực trang nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w