Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Hapaco (Trang 48)

2.3.2.1 Hạn chế

* Phân tích Dupont 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế/Lợi nhuận trước thuế 70.9% 71.7% 71.5%

Lợi nhuận trước thuế/EBIT 21.5% 76.5% 68.1%

EBIT/ Doanh thu 9.7% 19.8% 13.8%

Vòng quay tổng tài sản 0.98 1.02 0.79

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phân tích tài chính tại Công ty vẫn còn hạn chế là chất lượng phân tích chưa tương xứng với tiềm lực và yêu cầu trong thời gian tới. Điều này một phần do Công ty mới thành lập và đang trong quá trình xây dựng nền tảng phân tích đầu tư.

2.3.2.2 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Quy trình phân tích chưa hoàn thiện

Hiện nay, quy trình phân tích mới trong giai đoạn xây dựng và dần hoàn thiện. Quy trình phân tích còn đơn giản, thiếu sự giám sát, phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận tham gia. Cụ thể, đó là sự kết hợp giữa bộ phận phân tích và bộ phận đầu tư, giữa nhà quản lý và nhân viên phân tích. Hiện nay, kết hợp giữa bộ phận phân tích và bộ phận đầu tư còn chưa cao nên chưa phát huy hết tiềm lực trong việc phân tích và ra quyết định đầu tư. Nhà quản lý và nhân viên phân tích cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ.

Xử lý thông tin trước phân tích chưa được chú trọng

Khi thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp công bố, nhân viên phân tích mới chỉ sử dụng trực tiếp mà không có những điều chỉnh số liệu cho phù hợp và chính xác. Chuẩn mực kế toán là thống nhất, tuy nhiên, việc áp dụng vào từng doanh nghiệp lại có sự linh hoạt nhất định tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, vào trình độ và chính sách của từng doanh nghiệp. Mặt khác, các báo cáo tài chính dù có được kiểm toán cũng cần phải được xem xét, đánh giá trước khi sử dụng phân tích. Do đó, sẽ là thiếu thận trọng khi sử dụng trực tiếp các số liệu báo cáo tài chính, các thông tin doanh nghiệp công bố mà chưa có sự điều chỉnh, xác minh.

Số lượng nhân viên phân tích còn thiếu

Đội ngũ nhân sự phân tích của Công ty bao gồm cả khối phân tích và đầu tư hiện nay là 08 người. Trong đó, chỉ có 01 nhân viên chuyên trách xây dựng hệ thống dữ liệu. Công việc là tương đối lớn, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành, xây dựng. Số lượng nhân viên ít còn hạn chế khả năng phân tích, nắm bắt thông tin và theo dõi tình hình các doanh nghiệp. Bởi lẽ, nhân viên phân tích không thể chỉ chuyên sâu vào một số doanh nghiệp hay nhóm ngành nhất định mà đồng thời phải thực hiện phân tích, theo dõi trên diện rộng. Điều này làm hạn chế chất lượng phân tích cả về chiều sâu của nhận định và thời gian phân tích. Đồng thời, do hạn chế về số lượng nhân viên, nên trong thời gian phân tích giới hạn, chất lượng phân tích không thể đảm bảo.

b. Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế pháp lý chưa hoàn thiện

Những quy định của Bộ Tài chính về chuẩn mực kế toán dần được hoàn thiện, tạo cơ sở cho hoạt động kế toán thống nhất giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật vẫn còn những tồn tại, chưa đầy đủ và chi tiết, chưa theo kịp với sự phát triển đa dạng của các hình thức sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp tự hạch toán theo ý định chủ quan những vấn đề không quy định rõ trong luật, không tránh khỏi những hành vi lợi dụng các kẽ hở thực hiện các thủ thuật kế toán làm giảm tính chính xác và thống nhất của các báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó việc quản lý đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo chuẩn mực kế toán, công bố thông tin cũng chưa đầy đủ. Các chế tài xử phạt còn thiếu cứng rắn và hình thức chưa đủ sức răn đe các doanh nghiệp có hành vi vi phạm.

Chất lượng thông tin doanh nghiệp cung cấp chưa cao

Các báo cáo tài chính do doanh nghiệp công bố thường mang tính chiếu lệ, báo cáo tóm tắt mà không chi tiết các khoản mục và diễn giải nội dung các khoản mục. Trừ một số doanh nghiệp lớn, thực hiện nghiêm túc việc công bố thông tin cho công chúng còn lại phần lớn doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư thích đáng cho việc công bố thông tin ra bên ngoài. Đặc biệt là các báo cáo tài chính quý còn rất sơ sài, nhiều báo cáo tài chính không có bản thuyết minh báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp chưa có thói quen công bố thông tin, quen với suy nghĩ đây là bắt buộc mà chưa thấy lợi ích của việc minh bạch thông tin.

Mặt khác, tồn tại những doanh nghiệp cố tình công bố thông tin không chính xác nhằm mục đích marketing, đẩy giá chứng khoán như các dự án mới, nhà đầu tư chiến lược…Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp gian lận trong việc lập chứng từ, sổ sách, ghi nhận doanh thu chi phí nhằm mục đích làm đẹp báo cáo tài chính

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

QUẢN LÝ QUỸ HAPACO 3.1. GIẢI PHÁP TRONG DOANH NGHIỆP

3.1.1 Hoàn thiện quy trình phân tích

Bước 1: Xác định rõ ràng mục đích và bối cảnh phân tích

Vì có nhiều kỹ thuật và lượng dữ liệu lớn được sử dụng trong phân tích tài chính nên trước khi thực hiện bất cứ phân tích nào, điều quan trọng là hiểu được mục tiêu phân tích. Xác định mục tiêu phân tích, yêu cầu chuyên viên phân tích đưa ra quyết định về cách tiếp cận, công cụ, nguồn dữ liệu và kết cấu báo cáo phân tích cũng như tầm quan trọng tương đối của các khía cạnh khác trong phân tích.

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Thông tin về nền kinh tế, ngành là cần thiết để hiểu được mội trường kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Chuyên viên phân tích thực hiện cách tiếp cận từ trên xuống 1) hiểu biết về tình hình kinh tế vĩ mô, như triểnvọng tăng trưởng của nền kinh tế và lạm phát 2) phân tích triển vọng của ngành mà doanh nghiệp hoạt động dựa vào môi trường vĩ mô 3) quyết định triển vọng của doanh nghiệp dựa vào dự báo về môi trường vĩ mô và ngành. Để dự báo tăng trưởng trong tương lai, dữ liệu quá khứ của doanh nghiệp là một nguồn thông tin cơ bản, tuy nhiên hiểu biết về nền kinh tế và ngành kinh doanh có thể tăng cường khả năng dự báo .

Bước 3: Xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập báo cáo tài chính và các thông tin khác, chuyên viên phân tích tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng các công cụ phân tích thích hợp. Ví dụ, xử lý dữ liệu có thể bao gồm việc tính toán các chỉ số, tỷ lệ tăng trưởng, chuẩn bị các báo cáo tài chính common-size, vẽ biểu đồ, phân tích thống kê như hồi quy hay mô phỏng Monte Carlo, phân tích độ nhạy hoặc dùng những công cụ phân tích khác. Công việc cho giai đoạn này bao gồm:

 Đọc và đánh giá báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp. Bao gồm đọc

phương thức kế toán do doanh nghiệp lựa chọn ví dụ quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu, những quyết định hoạt động ảnh hưởng tới báo cáo tài chính ví dụ thuê hay mua trang thiết bị.

 Thực hiện các điều chỉnh cần thiết trên báo cáo tài chính để phục vụ việc so sánh giữa các doanh nghiệp.

 Chuẩn bị hoặc thu thập dữ liệu báo cáo tài chính dạng common-size (báo cáo trong đó các số liệu được phản ánh bằng phần trăm hoặc thay đổi giữa các thời kỳ), tính toán các chỉ số tài chính, vẽ biểu đồ và dự báo.

Bước 4: Phân tích/ làm sáng tỏ dữ liệu đã xử lý

Sau khi dữ liệu đã xử lý, chuyên viên phân tích có nhiệm vụ làm sáng tỏ các dữ liệu bằng cách trả lời các câu hỏi đặt ra trước đó. Trên cơ sở báo cáo tài chính common-size, biều đồ và các chỉ số tài chính, chuyên viên phân tích đánh giá khả năng sinh lời, thanh khoản, đòn bẩy, hiệu quả hoạt động và định giá trên cơ sở kết quả hoạt động quá khứ của doanh nghiệp và kết quả của doanh nghiệp cùng ngành.

Bước 5: Xây dựng và truyền đạt kết luận/khuyến nghị

Xây dựng báo cáo phân tích theo quy chuẩn. Báo cáo phân tích thể hiện các nội dung cần thiết, cơ sở dữ liệu, thông tin để đưa ra các dự báo và đánh giá của chuyên viên phân tích.

Bước 6: Theo dõi

Sau khi lập báo cáo, quá trình phân tích vẫn chưa kết thúc. Chuyên viên phân tích cần tiếp tục theo dõi. Nếu quyết định đầu tư, sự xem xét lại là cần thiết để quyết định liệu quyết định hoặc khuyến nghị trước đó còn hiệu lực hay không. Trong trường hợp quyết định không đầu tư, việc tiếp tục theo dõi là không cần thiết tuy nhiên nó cũng có tác dụng quyết định liệu quá trình phân tích có cần cải tiến không (ví dụ, quyết định không đầu tư, sau đó doanh nghiệp thành công trên thị trường). Theo dõi có thể bao gồm việc lặp lại toàn bộ các bước trong quá trình phân tích.

Quy trình phân tích hoàn thiện theo hướng chi tiết hơn các công việc trong từng giai đoạn phân tích. Như vậy, quy trình vừa đảm bảo được tính khoa học, cụ thể làm tăng chất lượng phân tích. Đồng thời, hoạt động giám sát, hỗ trợ của cấp trên hiệu quả hơn.

3.1.2 Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực

Công ty ngày càng mở rộng hoạt động tự doanh và quản lý danh mục, do vậy, việc phát triển đội ngũ nhân sự phân tích về cả chất lượng và số lượng là điều

cần thiết. Con người là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng phân tích, do vậy Công ty phải xây dựng cho được đội ngũ nhân viên phân tích hùng hậu, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh sắp tới.

Tuyển dụng

Tuyển dụng thêm một số nhân viên mới có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phân tích. Một phần để đảm bảo thực hiện khối lượng công việc tăng lên. Đồng thời, với số lượng nhân viên nhiều hơn có thể phân chia nhân viên quản lý theo ngành giúp tăng mức độ chuyên sâu từ đó tăng chất lượng phân tích. Trong năm 2010 theo chủ trương của Công ty, dự định tuyển thêm 4 chuyên viên phân tích, trình độ cao học, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính ngân hàng.

Đào tạo

Công ty trích một phần chi phí hoạt động để đào tạo nhân viên như tham gia các khoá học chuyên sâu trong và ngoài nước. Tham dự các hội thảo chuyên đề, gặp gỡ với những chuyên gia tài chính, nhà phân tích…học hỏi, giao lưu và trao đổi thông tin, kiến thức.

Đãi ngộ

Đội ngũ nhân sự là những cá nhân giàu kinh nghiệm và chuyên sâu do vậy chính sách đãi ngộ cần tương xứng để họ gắn bó với doanh nghiệp. Quy định mức thưởng tương xứng với kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó khuyến khích nhân viên phát huy khả năng để sinh lợi cho Công ty cũng như đem lại lợi ích cho bản thân.

3.1.3 Nâng cấp trang thiết bị, công nghệ phục vụ

Trong hoạt động phân tích trang thiết bị, công nghệ đóng vai trò quan trọng để giảm thời gian phân tích và tăng mức độ chính xác. Khi hoạt động mở rộng, Công ty nên xem xét đầu tư các phần mềm định giá phục vụ cho công tác định giá doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty nên thường xuyên bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống thiết bị như máy tính chủ, hệ thống thông tin nội bộ. Đồng thời cung cấp máy tính cá nhân cho nhân viên phân tích và đầu tư hệ thống máy tính có cấu hình cao, chuyên dụng.

3.2 KIẾN NGHỊ

3.2.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính và cơ quan Nhà nước có liên quan

Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chuẩn mực kế toán đã ban hành.. Đây là một khối lượng công việc lớn, đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên, nó là cần thiết để xây dựng hệ thống kinh tế lành mạnh nói chung và

chuẩn kế toán thống nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ cũng ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định về xử phạt đối với những vi phạm.

Các cơ quan Nhà nước có liên quan một mặt tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, một mặt thực hiện giám sát, quản lý việc thi hành luật một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, cần phát hiện kịp thời, xử lý thích đáng các hành vi gian lận, lừa đảo gây thiệt hại kinh tế.

3.2.2 Kiến nghị với Tổng cục Thống kê

Với vai trò là cơ quan thống kê của cả nước, Tổng cục Thống kê cần tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động. Với số lượng thống kê lớn, trên diện rộng, đòi hỏi Tổng cục Thống kê cần phát triển đội ngũ nhân sự thu thập và xử lý thông tin, mạng lưới thông tin giữa các đơn vị, cơ quan đồng thời hiện đại hoá hệ thống trang thiết bị. Có như vậy, mới đảm bảo được số liệu thống kê được cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác.

Số liệu thống kê ngành hiện nay hầu như chưa có cần được xây dựng trong thời gian tới. Đây là thông tin hữu ích không chỉ cho nhà phân tích tài chính mà còn cho nhiều đối tượng trong xã hội như các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài…

3.2.3 Kiến nghị với Uỷ ban Chứng khoán

Uỷ ban Chứng khoán cần đẩy mạnh hoạt động giám sát, quản lý các doanh nghiệp niêm yết. Hiện nay, vấn đề minh bạch thông tin là nhu cầu của mọi nhà đầu tư tham gia trên thị trường. Đây cũng là điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay việc quản lý của Uỷ ban đã thu được kết quả nhất định, tuy nhiên việc quản lý và xử phạt còn chưa chặt chẽ, nhiều lỗ hổng và thiếu kiên quyết do đó chưa đủ sức răn đe các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Uỷ ban Chứng khoán và các Sở giao dịch cần có hình thức quản lý chặt chẽ hơn, hình thức xử phạt nặng hơn đối với doanh nghiệp vi phạm.

KẾT LUẬN

Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động cơ bản, đóng vai trò then chốt trong việc định giá và ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán. Chất lượng phân tích có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của các tổ chức đầu tư nói chung và các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư nói riêng. Chất lượng phân tích lại chịu tác động của nhiều nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan. Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động phân tích đầu tư tại Công ty cổ phần quản lý Đại Dương Hapaco tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần quản lý quỹ Đại Dương Hapaco”.

Công ty đã thu được những thành công đáng kể trong hoạt động đầu tư tự doanh và hoạt động quản lý danh mục đầu tư. Có được kết quả này là nhờ sự đóng góp không nhỏ của hoạt động phân tích tài chính có hiệu quả của đội ngũ nhân viên tâm huyết và trình độ cao. Tuy nhiên, Công ty mới thành lập và đang trong quá trình kiện toàn bộ máy hoạt động, hoàn thiện quy trình và nội dung phân tích còn tồn tại những hạn chế nhất định trong hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Chất lượng phân tích tài chính chưa tương xứng với tiềm lực của Công ty và sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá, tôi xin được đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp ở Công ty và một số kiến

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Hapaco (Trang 48)