GIỚI THIỆU VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Hapaco (Trang 28)

PHẦN QUẢN LÝ QUỸ HAPACO

a.Nguyên tắc hoạt động:

Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ HAPACO (tên giao dịch HAPACO) được thành lập theo Giấy phép số 16/UBCK-GPHĐQLQ ngày 29/12/2006 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.Tuy thành lập và hoạt động mới chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây nhưng Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ HAPACO đã và đang làm việc rất hiệu quả trong lĩnh vực về dịch vụ tài chính, gia tăng lợi nhuận cho khách hàng và tạo niềm tin căn bản trong giới nhà đầu tư.Công ty được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh của một công ty quản lý quỹ gồm:

Lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

Các nghiệp vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư

HAPACO lấy nguyên tắc hoạt động minh bạch và chuyên nghiệp, quản trị rủi ro theo chuẩn mực làm nền tảng cho sự phát triển ổn định và lâu dài. HAPACO sẽ lựa chọn mô hình đầu tư tối ưu và phát triển danh mục hiệu quả với độ rủi ro phù hợp nhất cho mỗi đối tượng khách hàng.

b. thế mạnh:

- Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết

Nòng cốt của HAPACO là những lãnh đạo, chuyên gia có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm thực tế đến từ các đơn vị có tên tuổi trên thị trường tài chính Việt Nam. Cùng với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, tinh thần trách nhiệm cao và đầy nhiệt huyết, HAPACO hiện đang là nơi hội tụ nguồn nhân lực hàng đầu để phát triển có hiệu quả hoạt động đầu tư, quản lý tài chính, phát triển

- Sản phẩm đa dạng

Ngoài các sản phẩm đầu tư truyền thống, HAPACO đã, đang và sẽ đa dạng hóa các loại sản phẩm đầu tư với nhiều tính năng ưu việt nhằm phục vụ cho nhiều loại hình đối tượng khách hàng như các sản phẩm tài chính phái sinh về cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, các sản phẩm liên kết tiền gửi với ngân hàng và liên kết với quỹ bảo hiểm.

- Mạng lưới quan hệ sâu rộng

Với mối quan hệ đối tác sâu rộng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cộng với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam, HAPACO sẽ là nơi kết nối các cơ hội và địa chỉ đầu tư, đưa đến những cơ hội đầu tư sinh lời an toàn và hiệu quả nhất cho từng đồng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, với mối quan hệ sâu rộng với lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Năng lượng, Cơ sở hạ tầng, Bất động sản, Tài chính, Giao thông vận tải…, nền tảng chiến lược đầu tư của các Quỹ sẽ được xây dựng vững chắc hơn.

1.Tổng giám đốc Ông Bạch Nguyễn Vũ

Là một trong số những người tham gia Thị trường Chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu tiên (từ tháng 5/2000), ông Bạch Nguyễn Vũ đã tham gia vào rất nhiều dự án tư vấn cổ phần hóa, tổ chức IPO, bảo lãnh phát hành, định giá doanh nghiệp... tại Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt. Ở cương vị một nhà quản lý, ông Vũ đã từng nắm giữ các chức vụ Quyền Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Quốc Gia, Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Chứng khoán Vincom. Ông Vũ tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và hoàn thành học vị thạc sỹ Quản trị Kinh doanh theo chương trình đào tạo tại CFVG.

2.Giám đốc đầu tư Ông Trịnh Quốc Bình

Ông Trịnh Quốc Bình là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Trước khi gia nhập Công ty CP Quản lý Quỹ Đại Dương, ông Bình đã có 7 năm gắn bó và phát triển cùng Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Ông đã tham gia đảm nhận vị trí tổ chức thực hiện trong nhiều mảng nghiệp vụ kinh doanh quan trọng của BVSC như Phó Trưởng phòng Giao dịch, Phó Trưởng phòng Phân tích và phụ trách Bộ phận Đầu tư. Ông Bình tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Chứng khoán tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và hoàn thành học vị thạc sỹ Quản trị kinh doanh Dịch vụ tài chính theo chương trình đào tại của Trường Đại học Greenwich (Anh);

3.Giám đốc Phân tích Ông Võ Văn Minh

Ông Võ Văn Minh là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trước khi tham gia Thị trường Chứng khoán, ông đã có thời gian công tác gần 4 năm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Nhà nước Việt nam (SBV). Kinh nghiệm và các mối quan hệ trong lĩnh vực ngân hàng đã hỗ trợ rất nhiều khi ông đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Phân tích tại các Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, Công ty CP Chứng khoán Liên Việt. Ông Minh tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội và hoàn thành khóa tu nghiệp học vị thạc sỹ Chính sách Công tại Trường Đại học Hitotsubashi (Nhật Bản).

d. Thực trạng hoạt động:

Năm 2011, vì thị trường có nhiều biến động bất ngờ nên tâm lý mọi người ngại đầu tư, tuy nhiên đối với các lĩnh vực về tiêu dùng chế biến nông sản và xuất nhập khẩu vẫn đem lại tiềm năng cho công ty.

Bảng 2.2. Tóm tắt bảng cân đối kế toán 31/12/2011

Chỉ tiêu 31/12/2011(VND) 1/1/2012(VND) A- Tài sản

I- Tài sản ngắn hạn 9.880.273.567 15.999.551.031 1.Tiền và các khoản tương đương

tiền

6.841.780 3.627.070.272 2.Đầu tư ngắn hạn 2.103.673.600 11.653.262.000 3.Các khoản phải thu 396.135.413 415.763.440 4.Tài sản lưu động khác 538.683.961 303.455.319 II- Tài sản dài hạn 6.969.199.629 47.444.168.839 1.Tài sản cố định 515.201.806 604.116.365 2.Các khoản đầu tư chứng khoán

và dài hạn khác 6.157.523.333 9.847.115.140 3.TS dài hạn khác 296.474.490 36.992.937.334 TỔNG TÀI SẢN 16.849.473.196 63.443.719.870 B- Nguồn vốn I- Nợ phải trả 308.629.629 42.738.744.541 1. nợ ngắn hạn 305.513.538 42.724.523.450 2. Nợ dài hạn 3.116.091 14.221.091 II- Vốn chủ sở hữu 16.540.843.567 20.704.975.329 TỔNG NGUỒN VỐN 16.849.473.196 63.443.719.870

Năm 2011 công ty quyết toán lỗ lợi nhuận sau thuế theo báo cáo kết quả kinh doanh đã kiểm toán, do xu hướng thị trường vẫn còn bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và sự yếu ớt của thị trường chứng khoán.

Tiền và các khoản đầu tư tuy không bị lỗ nhưng cũng giảm đáng kể vì trong thời điểm thị trường hiện nay các nhà đầu tư mang tâm lý chung hạn chế đầu tư để tránh rủi ro, không muốn để cho tiền tiếp tục trượt dốc.Hơn thế nữa các thị trường các danh mục đầu tư hiện nay cũng hạn chế về mặt tiềm năng cũng như kĩ thuật.

Đến đầu năm 2012 hiện nay công ty đang tiếp tục cố gắng đa dạng hóa thêm các danh mục đầu tư, nghiên cứu phân tích tiềm năng cũng như các khó khăn của từng lĩnh vực nhằm tìm được cách tối đa lợi nhuận cho khách hàng.

Biểu đồ 2.2Cơ cấu nguồn vốn 2009

Nguồn: Báo cáo tài chính Hapaco 2008, 2009

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ Hapaco 2.2.1 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp

2.2.1.1 Nguồn thông tin phân tích

Công ty tiến hành hoạt động phân tích dựa trên nguồn thông tin chính là các báo cáo tài chính của các công ty và các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty, thông tin tình hình nền kinh tế và ngành kinh doanh.

Các báo cáo tài chính được nhân viên phân tích thu thập, xử lý để xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ công tác phân tích. Công ty xây dựng mẫu nhập dữ liệu chung gồm ba báo cáo tài chính là báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các doanh nghiệp được phân loại theo ngành kinh doanh theo chuẩn phân ngành quốc tê. Báo cáo tài chính có thể lấy từ website của các doanh nghiệp, của Sở Giao dịch chứng khoán và một số website tài chính đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, nhân viên phân tích thu thập thông tin về các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được công bố như các dự án mới đầu tư, sản phẩm mới, việc đánh giá lại tài sản, góp vốn đầu tư…Những thông tin này sẽ bổ xung thêm vào thông tin từ các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp, giúp cho nhà phân tích có đánh giá chân thực hơn hoạt động kinh doanh và vị thế tài chính của doanh nghiệp cần phân tích.

Các thông tin về nền kinh tế và ngành kinh doanh của doanh nghiệp được thu thập từ các báo cáo của các tổ chức có uy tín trên thế giới và trong nước như IMF, WB, ADB, IBM, Fitch, tổng cục Thống kê, các báo cáo ngành, báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư…Đây là cơ sở để đánh giá vị thế của doanh nghiệp phân tích trong ngành hoạt động, cũng như thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong thời gian tới. Thông tin có được từ nguồn cung cấp của các tổ chức chuyên thống kê và phân tích, doanh nghiệp bỏ chi phí cho dịch vụ mua ngoài, như thông tin từ các công ty chứng khoán…

2.2.1.2 Quy trình phân tích

Công ty xây dựng một quy trình phân tích riêng để tiến hành phân tích doanh nghiệp nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động phân tích của công ty bao gồm 5 bước.

Bước 1: Xác định doanh nghiệp phân tích

Dựa trên kế hoạch đầu tư, trưởng phòng xác định doanh nghiệp cần phân tích, thời gian phân tích và nội dung cần phân tích giao cho chuyên viên phân tích thực hiện.

Bước 2: Thu thập thông tin

Chuyên viên phân tích thực hiện thu thập thông tin liên quan tới doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở xác định các nguồn thông tin thu thập, chuyên viên phân tích tiến hành

tổng hợp thông tin. Thông tin về doanh nghiệp bao gồm dữ liệu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cùng ngành, các thông tin về kế hoạch kinh doanh, chính sách, dự án của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các yếu tố kinh tế như lạm phát, tỷ giá, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, luật pháp…có tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Bước 3: Xử lý thông tin

Trên cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp, mô hình do công ty xây dựng sẽ cho kết quả các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính có được, cùng với những thông tin về nền kinh tế và ngành kinh doanh cũng như các yếu tố kinh tế của doanh nghiệp, chuyên viên phân tích đưa ra các đánh giá nhận định các vấn đề trong hoạt động kinh doanh và vị thế tài chính của doanh nghiệp đồng thời tìm ra nguyên nhân cho những vấn đề đó. Trên cơ sở đánh giá hoạt động trong quá khứ, chuyên viên phân tích đưa ra các dự báo hoạt động trong tương lai, định giá giá trị doanh nghiệp, đưa ra mức giá phù hợp có thể đầu tư.

Bước 4: Lập báo cáo phân tích

Chuyên viên phân tích trên cơ sở các phân tích ở trên, viết báo cáo phân tích. Báo cáo phân tích trình bày các nội dung phân tích bao gồm khái quát chung về doanh nghiệp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, dự báo hoạt động trong tương lai và định giá cổ phiếu. Báo cáo phân tích được gửi lên trưởng phòng xem xét.

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh

Trưởng phòng đánh giá lại nội dung báo cáo phân tích do cấp dưới lập. Báo cáo phân tích được xác định những yếu tố chưa hợp lý để điều chỉnh kịp thời phục vụ cho hoạt động đầu tư.

2.2.1.3 Nội dung và phương pháp phân tích

Chuyên viên phân tích trên cơ sở các thông tin, dữ liệu có được, tiến hành đánh giá các chỉ tiêu tài chính bằng cách áp dụng các phương pháp phân tích hợp lý. Để làm rõ về nội dung và phương pháp phân tích của doanh nghiệp, tôi xin đi vào hoạt động phân tích một doanh nghiệp cụ thể tại Công ty.

a. Nội dung phân tích

Dưới đây, công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (VNS) được lấy làm dẫn chứng minh hoạ, để làm rõ những nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp của

Công ty. Việc phân tích được thực hiện vào tháng 6 năm 2009, nên các chỉ số được tính tới quý 2 năm 2009, các chỉ tiêu Q_* được tính cho 4 tháng gần nhất tính tới thời điểm phân tích.

Nội dung phân tích được chia thành 7 nhóm chỉ tiêu lớn như sau: * Chỉ tiêu phân tích thu nhập

* Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản * Chỉ tiêu phân tích nợ

* Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy * Chỉ tiêu phân tích tình hình sản xuất kinh doanh * Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý vốn lưu động * Chỉ tiêu phân tích rủi ro

Chỉ tiêu phân tích thu nhập

Bảng 2.3 Chỉ tiêu phân tích thu nhập VNS

CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 Q_*

Phân tích thu nhập

Doanh thu thuần Trđ 264,754 487,315 828,160 992,100 Tăng trưởng doanh thu hàng năm % NA 84% 70% 20% Lợi nhuận sau thuế Trđ 3,930 52,810 55,773 83,644 Tăng trưởng LNST hàng năm % NA 1244% 6% 50% Lợi nhuận trước thuế Trđ 5,547 73,614 78,055 112,611 Lợi nhuận từ HĐKD trước CP lãi vay Trđ 25,662 37,134 68,067 121,794 Tăng trưởng từ HĐKD trước CP lãi vay % NA 45% 83% 79% Tỷ trọng LN HĐKD trước CP lãi vay % 463% 50% 87% 108% Lợi nhuận từ HĐTC Trđ -20,208 -21,493 -34,269 -43,027 Lợi nhuận khác Trđ 93 57,972 44,258 33,844 Tỷ suất lợi nhuận biên trên doanh thu % 1% 11% 7% 8% Tỷ suất lợi nhuận HĐKD trên doanh thu % 10% 8% 8% 12%

Chỉ tiêu phân tích nợ

Các chỉ tiêu bao gồm việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, chi phí lãi vay và chi phí vốn bình quân trong kỳ của doanh nghiệp.

Bảng 2.4 Chỉ tiêu phân tích nợ VNS

CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 Q_* Phân tích nợ

Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn lần 0.94 0.21 0.43 0.40

Tỷ số nợ thương mại trên tổng vốn lần 0.18 0.09 0.09 0.08

Tỷ số nợ tài chính trên tổng nguồn vốn lần 0.76 0.12 0.34 0.33

Tỷ số tự tài trợ lần 0.06 0.79 0.57 0.60

Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn lần 0.20 0.09 0.07 0.04

Tỷ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn lần 0.74 0.12 0.33 0.32

Tổng nợ thương mại Trđ 49,100 59,385 88,758 87,583

Tổng nợ tài chính Trđ 205,589 81,619 319,407 376,266

Chi phí lãi vay bình quân trong kỳ % 19.7% 15.8% 18.2%

Chi phí vốn bình quân trong kỳ % 14.1% 15.4% 14.9%

Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy

Đo lường đòn bẩy tổng thể của một doanh nghiệp bao gồm cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Tích của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính là đòn bẩy tổng thể của doanh nghiệp.

Bảng 2.5 Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy VNS

CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy ĐVT 2006 2007 2008

Đòn bẩy hoạt động lần NA 0.53 1.19

Đòn bẩy tài chính lần NA 27.8 0.07

Tổng đòn bẩy lần NA 14.8 0.1

Chỉ tiêu phân tích tình hình sản xuất kinh doanh

Bảng 2.6 Chỉ tiêu phân tích tình hình sản xuất kinh doanh VNS

Tình hình sản xuất kinh doanh ĐVT 2006 2007 2008 Q_*

* Hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản lần 0.98 1.02 1.02 1.01

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định lần 1.17 1.63 1.59 1.47

Hiệu suất sử dụng Vốn chủ sở hữu lần 16.50 1.75 1.54 1.70

* Hiệu quả sinh lợi

Lãi gộp biên % 15% 12% 12% 16%

Lợi nhuận từ HĐKD trước CPTC biên % 10% 8% 8% 12%

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Hapaco (Trang 28)