a. Tác động của yếu tố kinh tế, pháp lý
Phân tích tài chính là hoạt động diễn ra tại hiện tại, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ để dự báo những điều xảy ra trong tương lai. Do đó, sự biến động của môi trường kinh tế, pháp lý sẽ ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính. Những biến động trong nền kinh tế như lạm phát, suy thoái kinh tế hay những điều chỉnh trong quá trình phục hồi đều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tác động tới chất lượng hoạt động phân tích. Nền kinh tế càng có nhiều biến động thì việc dự báo càng khó khăn, thiếu chính xác.
Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ điều hành nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế. Những thay đổi trong chính sách tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tác động tới hiệu quả hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp đó. Ví như các chính sách tiền tệ, tỷ giá tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu…Ngoài ra, pháp luật đảm bảo việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, những hành vi lừa đảo, gian lận bị phát hiện và xử lý thích đáng. Những quy định về chuẩn mực kế toán do bộ Tài chính ban hành là cơ sở xây dựng các báo cáo tài chính, nguồn thông tin quan trọng bậc nhất trong phân tích tài chính. Những chuẩn mực càng cụ thể, rõ ràng thì chất lượng các báo cáo càng cao, làm tăng hiệu quả phân tích tài chính, giảm thiểu chi phí, thời gian phân tích.
b. Sự quản lý của cơ quan chức năng
Cổ phiếu các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán là đối tượng phân tích của các nhà đầu tư, là đối tượng quyết định cho vay của các ngân hàng. Do vậy, tính minh bạch, đầy đủ, kịp thời trong việc công bố thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết ảnh hưởng lớn tới chất lượng phân tích của các đối tượng trên. Điều này đòi hỏi việc xây dựng, ban hành và giám sát việc thực thi các quy định của uỷ ban chứng khoán về công bố thông tin, yêu cầu về chất lượng thông tin, quy định về kiểm toán…Nếu làm được điều này, đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích và tin cậy cho nhà phân tích.
c. Doanh nghiệp phân tích
Các doanh nghiệp công bố các báo cáo tài chính, các dự án và kế hoạch trong tương lai ra công chúng. Và các nhà phân tích tiếp nhận các thông tin này để thực hiện hoạt động phân tích tài chính. Các doanh nghiệp hoạt động tốt, có bộ máy kế toán làm việc nghiêm túc, hạch toán, theo dõi sổ sách theo đúng quy định của pháp luật thì các báo cáo tài chính có chất lượng, các số liệu thống nhất cũng như giải trình đầy đủ, hợp lý và chính xác. Những báo cáo tài chính này có độ tin cậy cao, phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Ngược lại, những doanh nghiệp không có bộ phận kế toán chuyên trách, số liệu kế toán không thống nhất gây khó khăn cho hoạt động phân tích.
Bên cạnh đó, đạo đức của doanh nghiệp trong việc xây dựng các báo cáo cũng ảnh hướng lớn tới chất lượng các báo cáo. Các doanh nghiệp chủ ý làm sai báo cáo để đạt được kết quả như mong muốn, trốn thuế hay che giấu các nhà đầu tư về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế.
Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp trong phân tích đầu tư bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan nêu trên. Chương tiếp theo sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần quản lý quỹ Hapaco.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẠI
DƯƠNG HAPACO