Từ HVLL đến HVLLTYDC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca (Trang 35)

7. Bố cục và nội dung của luận văn

2.3 Từ HVLL đến HVLLTYDC

Dựa vào việc cắt bỏ tiểu mục, mức độ lƣợc bỏ nội dung các điều luật để khảo sát, có thể tạm chia thành các mục sau:

2.3.1. Cắt bỏ chương, phần mục, nội dung trong HVLL a) Cắt bỏ một số phần mục khi chuyển dịch

HVLL bao gồm 22 quyển, trong đó từ quyển 2 đến quyển 21 là nội dung của 398 điều luật, văn bản Nôm HVLLTYDC đã diễn Nôm lại 398 điều luật này. Phần nội dung quyển 1 (về Luật mục, chư đồ, phục chế, Lệ phần bát tự chi nghĩaLuật nhãn thích nghĩa - phần này có nội dung giới thiệu những khái niệm và cách hƣớng dẫn sử dụng cho toàn bộ luật) và quyển 22 Tỉ dẫn điều luật, (liên quan đến nhiều vấn đề khác nhƣ án lệ, luật tập quán, tham chiếu, dẫn chiếu các điều khoản) hoàn toàn không đƣợc diễn ca. Nhƣ vậy phần diễn Nôm đƣợc thực hiện từ quyển 2 đến quyển 21 trong HVLL.

Về cấu trúc điều luật:

Thông thƣờng mỗi điều luật trong HVLL bao gồm: 1. Tên điều luật. 2 Nội dung điều luật (bao gồm: quy định chung, tình huống xác lập tội danh, mức án phổ biến, mức án cho các trƣờng hợp riêng có yếu tố tăng giảm). 3. Chú thích điều luật (bao gồm: giải thích nội dung tên gọi điều luật, luận giải về tội danh, trong đó nhấn mạnh vào các khía cạnh đạo đức luân lý, trật tự xã hội, tác hại và ảnh hƣởng của vi phạm đối với xã hội và triều đình). 4. Điều khoản (nếu có).

Cấu trúc điều lệ trong HVLLTYDC cơ bản nhƣ sau: 1.Tên điều (ghi bằng chữ Hán), 2. Nội dung bằng chữ Nôm (nếu có). Nhƣ vậy, cấu trúc một điều

luật trong HVLLTYDC có sự tinh giảm đi khá nhiều. Ví dụ về sự sai khác đó:

Điều 75 trong HVLL “Tƣ sáng am viện cập tƣ độ tăng đạo” (Tự xây am viện và tự độ tăng đạo), có nội dung nhƣ sau: “+) Phàm tự xây cất am viện ngoài những ngôi hiện có, năm trƣớc đã cấp ngạch thì không đƣợc phép xây cất riêng nữa, cái đã có thì nguyên ở vị trí cũ, không cho nới rộng thêm. Nếu vi phạm phạt 100 trƣợng, tăng đạo buộc phải hồi tục, đầy ra biên giới xa, sung lính, còn ni cô và nữ quan cho vào làm nô tỳ nhà quan. +) Nếu tăng đạo

không đƣợc cấp độ điệp, tự ý xuống tóc thì phạt 80 trƣợng, nếu do gia trƣởng thì gia trƣởng phải chịu tội, nếu do trụ trì ở nhà chùa và thầy dạy riêng độ cho thì đồng tội, buộc hồi tục, vào sổ đƣơng sai. Điều luật đƣợc giải thích nhƣ sau: Chùa chiền am viện cất lên làm hao tốn tiền của của nhân dân, trừ những cái đã xây cất hiện còn thì giữ nguyên, không đƣợc phép cơi nới rộng ra, không đƣợc xây dựng mới. Ai làm trái thì phạt 100 trƣợng, tăng đạo buộc hồi tục, cho vào lính, ni cô và nữ quan thì cho đi làm nô lệ. Trƣớc đây, khi là tăng đạo đã ra khỏi hộ tịch của gia đình, nên sau khi hồi tục phải ghi lại vào hộ tịch, sau đó thông báo cho mọi ngƣời biết. +) Làm tăng đạo tức không có hộ tịch, miễn sai dịch, không kiểm tra nên đã trình lên bộ lễ xin cấp độ điệp và đƣợc phép xuống tóc. Nếu không đƣợc cấp độ điệp mà tăng nhân tự cạo tóc, đạo nhân bỏ quan thì phạt 80 trƣợng, nếu do gia trƣởng mà bỏ quan đi tu, xuống tóc thì tội buộc vào gia trƣởng. Nếu do tự quan, trụ trì, tăng đạo và thày dạy học tự tiện cho phép thì tội cùng nhƣ nhau. Tăng ni, nữ quan phải lấy lại tiền chuộc nơi trụ trì. Tăng đạo và ngƣời xuống tóc đi tu cho hồi tục. Điều lệ nhƣ sau: +) Tăng đạo phạm tội phải hồi tục, tra xét các nguyên tịch gửi về an cƣ nơi đó. Nếu vẫn còn ở lén lút nơi chùa chiền, am viện cũ hoặc ở nơi chùa chiền, am viện khác thì đóng gông 1 tháng. Chiểu theo luật cũ hồi tục, còn quan, tăng đạo, trụ trì biết mà không tố giác lên thì chiếu theo luật sai phạm trị tội. +) Trong đời có ngƣời phát nguyện cất chùa, đền thờ thần thì phải trình báo rõ cho quan doanh trấn ở đó. Quan sẽ tâu lên vua, có lệnh vua ban mới

đƣợc xây cất. Nếu không có lệnh vua ban mà tự tiện xây cất thì y luật vua trị tội. +) Con em 16 tuổi trở lên trong dân gian mà xuất gia là phạt đóng gông 1 tháng, buộc tội nơi tăng đạo và trụ trì vì biết mà không tố giác lên, những ngƣời này sẽ bị bãi chức và cho hồi tục. ”

Nội dung điều luật trên đƣợc diễn Nôm nhƣ sau:

Bảy mươi lăm viện am tư sáng Tư độ tăng đạo trượng thập tuần Tăng đạo hồi tục sung quân

Nay quan chư nữ vi nhân nô tỳ (Điều 75]

Việc thay đổi cấu trúc của một điều luật đƣợc hệ thống hoá nhƣ bảng sau:

Bảng 1: Đối chiếu cấu trúc điều luật giữa HVLL và HVLLTYDC

Cấu trúc điều luật HVLL HVLLTYDC

Điều luật 75 75 Tên điều + + Nội dung + + Chú thích + _ Điều lệ + _ Điều luật 175 175 Tên điều + + Nội dung + _ Chú thích + _ Điều lệ + _

Có thể thấy sự lƣợc bỏ phần mục (cắt bỏ 2 chƣơng đầu và chƣơng cuối), lƣợc bỏ nội dung ghi trong từng điều luật (điều 75 và 175) khi thực hiện bản

toát yếu diễn ca là khá rõ. Điều này đã làm cho bản toát yếu diễn ca gọn nhẹ, thêm phần dễ đọc dễ nhớ.

b) Sự thay đổi tên điều luật khi chuyển dịch.

Trong HVLLTYDC, phần tên gọi của các điều luật, các đề mục trong điều luật gần nhƣ đƣợc giữ nguyên nhƣ trong HVLL Sự sai khác về tên điều luật giữa bản Hán và bản diễn Nôm không lớn, có chăng chỉ là sự chêm xen, hoán đổi từ ngữ dùng để ghi tên điều để đảm bảo niêm luật thơ.

Có thể chia ra làm bốn hạng mục chủ yếu sau:

b1) Giữ nguyên tên điều luật: Theo thống kê có 161/398 điều luật đƣợc giữ nguyên tên khi thực hiện việc diễn ca, chiếm tỉ lệ 40%. Ví dụ: Điều thứ 9 trong HVLL có tên gọi là “Quân tịch hữu phạm” đƣợc diễn Nôm nhƣ sau:

條 次 � 仕 此 䁛

軍 藉 有 犯  � 沛 �

Điều thứ chín sẽ thử coi

Quân tịch hữu phạm mấy người phải soi

Điều thứ 11 trong HVLL có tên gọi là “Dĩ lý khứ quan” đƣợc diễn Nôm:

� 沒 以 理 去 官

例 朱 封贈 拱 盤 如 �

Mười một dĩ lý khứ quan

Lệ cho phong tặng cũng bàn như xưa

b2) Cắt bỏ từ ngữ ghi trong tên điều: Theo thống kê có 142 /398 điều

luật đã có sự lƣợc bớt từ ngữ ghi trong HVLL khi thực hiện việc diễn Nôm, chiếm tỉ lệ 36%. Ví dụ: Điều thứ 5, HVLL có tên gọi là “Ứng nghị giả chi tổ phụ hữu phạm”, đƣợc diễn Nôm nhƣ sau:

次 � 應 議 恪兜

祖 父 有 犯 拱 奏 上 栽

Thứ năm ứng nghị khác đâu

Tổ phụ hữu phạm cũng tâu thượng tài.

Ở ví dụ nêu trên, tên điều luật đã đƣợc chia tách, nằm trong hai câu thơ, tên điều luật ở bản HVLL đã đƣợc cắt bỏ đi hai từ “giả chi” trong bản diễn ca. Điều 15 trong HVLL ghi “Thƣờng xá sở bất nguyên”, nhƣng ở bản Nôm đã thấy lƣợc bỏ chữ sở:

Mười lăm thường xá bất nguyên

Gian ác uổng phép quá tiền không tha

b3) Chêm xen từ ngữ trong tên điều luật: Theo thống kê có 51/398 điều

luật đã có hiện tƣợng chêm xen thêm từ ngữ khi diễn Nôm, chiếm tỉ lệ 13%. Ví dụ: Điều thứ 17 trong HVLL có tên gọi là “Phạm tội tồn lƣu dƣỡng thân”, thì ở bản Nôm lại thấy có sự chêm xen thêm một số từ ngữ:

Mười bảy phạm tội nặng nề

Tồn lưu tại đó để về dưỡng thân

Các từ đƣợc chêm xen vào trong tên điều luật so với bản diễn ca là “nặng nề”, “tại đó để về”. Do đƣợc chêm xen nhiều từ ngữ nhƣ vậy, để đảm bảo niêm luật thơ, tên điều luật ở bản Nôm đã bị tách ra, nằm trong hai câu thơ.

b4) Hoán đổi từ ngữ trong tên điều: Theo thống kê có 44/398 điều có

hiện tƣợng hoán đổi từ ngữ trong tên gọi các điều luật, chiếm tỉ lệ 11%. Ví dụ: Điều 14 trong HVLL có tên gọi là “Lƣu tù gia thuộc”, đƣợc diễn ca nhƣ sau:

Mười bốn gia thuộc lưu tù

Ở đây đã có hiện tƣợng hoán đổi từ ngữ giữa “Lƣu tù gia thuộc” ở bản Hán và “gia thuộc lƣu tù” ở bản diễn ca. Việc hoán đổi từ ngữ nêu trên nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo niêm luật thơ trong bản diễn ca. Kết quả đối chiếu sự sai khác về tên điều luật giữa HVLL và HVLLTYDC đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2: Thống kê tình trạng chuyển dịch tên điều luật

HVLLTYDC Điều luật số Tỷ lệ

Giữ nguyên tên điều

1, 2, 3, 4, 6, 9, 11, 12, 13, 20, 23, 24, 26, 28, 30, 32, 41, 45, 50, 51, 54, 55, 56, 57, 58, 60, 63, 66, 67, 70, 71, 72, 73, 77, 79, 82, 86, 87, 94, 97, 100, 102, 106, 108, 110, 117, 118, 119, 121, 128, 132, 136, 139, 141, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 154, 157, 158, 161, 162, 163, 164, 169, 174, 177, 179, 180, 182, 186, 188, 189, 190, 193, 194, 199, 200, 202, 204, 213, 214, 215, 218, 221, 223, 230, 231, 235, 236, 237, 238, 241, 242, 245, 246, 247, 248, 249, 250, 251, 259, 271, 281, 282, 292, 293, 296, 297, 301, 303, 304, 305, 309, 310, 311, 312, 313, 314, 318, 319, 325, 326, 327, 328, 329, 332, 334, 335, 339, 340, 341, 343, 344, 345, 346, 347, 350, 351, 353, 357, 359, 361, 362, 373, 375, 376, 379, 381, 384, 385, 386, 387, 389, 392, 393, 397. Tổng 161/398 điều Chiếm: ≈ 40% Cắt bỏ từ ngữ 5, 7, 8, 10, 15, 16, 18, 19, 22, 25, 33, 35, 37, 40, 52, 59, 68, 69, 75, 76, 92, 99, 103, 104, 107, 111, 112, 114, 15, 122, 123, 124, 126, 127, 130, 133, 134, 135, 137, 140, 142, 144, 155, 159, 160, 165, 166, 167, 170, 171, 172, 173, 175, 176, 181, 183, 185, 191, 195, Tổng 142/398 điều Chiếm: ≈ 36%

196, 198, 201, 205, 206, 208, 209, 210, 212, 216, 219, 220, 229, 232, 240, 252, 253, 255, 257, 260, 261, 262, 265, 266, 268, 269, 270, 274, 275, 277, 278, 279, 280, 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 292, 298, 299, 300, 302, 307, 308, 315, 316, 317, 322, 323, 324, 330, 331, 336, 337, 342, 348, 349, 352, 354, 356, 358, 360, 363, 364, 365, 367, 368, 369, 370, 371, 372, 377, 378, 380, 382, 383, 391, 394, 395, 398. Chêm xen từ ngữ 17, 27, 29, 36, 39, 43, 44, 61, 62, 64, 65, 83, 85, 88, 90, 91, 93, 96, 98, 101, 125, 129, 138, 153, 156, 178, 184, 187, 192, 203, 207, 222, 225, 227, 228, 244, 256, 258, 263, 264, 267, 272, 276, 284, 295, 238, 355, 366, 388, 390, 396. Tổng 51/398 điều Chiếm: ≈ 13% Hoán đổi từ ngữ 14, 21, 31, 34, 38, 42, 46, 47, 48, 49, 53, 74, 78, 80, 81, 84, 89, 95, 105, 109, 113, 116, 120, 131, 143, 152, 168, 197, 211, 217, 224, 226, 233, 234, 239, 243, 254, 273, 283, 306, 320, 321, 333, 374. Tổng 44/398 điều Chiếm: ≈ 11%

2.3.2 Tóm lược nội dung khi diễn ca các điều luật a) Lược gọn nội dung khi diễn ca các điều luật

Nội dung các điều luật trong HVLLTYDC đƣợc tinh giảm khá nhiều so với HVLL. Qua thống kê có 62/398 điều đã có sự lƣợc gọn chỉ giữ lại tên của điều luật. Điều đó có nghĩa là ở HVLLTYDC có 62 điều đã lƣợc bỏ hoàn toàn nội dung điều luật, lệ và phụ lệ đã đƣợc ghi trong HVLL, chỉ còn giữ lại tên điều luật. Ví dụ, quyển 2 phần Danh lệ, điều 1 Ngũ hình trong HVLL đƣợc ghi :

笞刑五 (笞者擊也又訓為耻用小藤 ) 一十 二十 三十 四十 五 十 杖刑五 (杖重於笞用中藤 ) 六十 七十 八十 九十 一百 徒刑五 (徒者奴也蓋奴辱之 ) 一年杖六十 一年半杖七十 二年杖八十 二年半杖九十 三年杖一百 流刑三 (不忍刑殺流之遠方 ) 二千里杖一百 二千五百里杖一百 三千里 杖一百 死刑二 (絞 斬 內 外死罪人犯除應決不待時外餘俱監固侯秋審朝審分別 情實緩決矜疑奏請定奪 ) Dịch nghĩa: “Năm hình phạt:

Năm hình phạt bằng roi (dùng roi mây nhỏ đánh, dậy cho con ngƣời ta biết

xấu hổ): 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi.”

Năm hình phạt bằng trƣợng (dùng roi mây loại vừa): 60 roi, 70 roi, 80 roi,

90 roi, 100 roi.

Năm hình phạt tội đồ (trừng phạt bằng cách cho làm nô lệ cho nhục nhã): 1

năm 60 trƣợng, 1 năm rƣỡi 70 trƣợng, 2 năm 80 trƣợng, 2 năm rƣỡi 90 trƣợng, 3 năm 100 trƣợng.

Ba hình phạt tội lƣu đày (không nỡ giết nên cho đi lƣu đày phƣơng xa):

2000 dặm 100 trƣợng, 2500 dặm 100 trƣợng, 3000 dặm 100 trƣợng.

Hai hình phạt tội chết (treo cổ, chém, ngƣời phạm tử tội trong thành ngoài

dã trừ trƣờng hợp phải chém ngay không cần đợi phán quyết, những trƣờng hợp khác đều bị giam cầm, đợi phiên toà mùa thu hay triều đình xử để phan biệt tình thật, hoãn hành quyết, và những ngƣời có ân huệ, tâu lên cho vua định đoạt).

Ngoài 5 hình phạt trong mục Ngũ hình đƣợc trích dịch trên đây, mục Ngũ hình còn ghi thêm 1 số điều lệ nữa. Thƣờng thì trong mỗi một điều luật

đều có kèm điều lệ, có tác dụng làm sáng tỏ thêm nội dung điều luật, điều lệ ghi “1) Phàm quan viên coi lính, đảm trách quân dƣới quyền mình, từ 50 roi trở xuống, đƣợc phép dung roi khám quan hỏi tội phạm nhân và tội nhân đã đƣợc xử tội xong bằng roi trƣợng và 5 đồ 3 lƣu với trƣợng và y chuẩn định của thể lệ là đáng roi thì dung roi, đáng trƣợng thì dung trƣợng. Nếu phụ nữ phạm tội roi trƣợng, mà không có lệ chuộc thì dung roi, dung roi đủ số 50 hoặc bị tội trƣợng thì từ 60 đến 100 trƣợng. Cho phép đổi trƣợng sang roi. 2) Phàm ngƣời dân phạm tội sung quân, lƣu, đồ đều phải đua đến nơi chịu tội, chiếu ứng số trƣợng trách phạt, chỉ những ai bị tội vì lý do ràng buộc khác mà bị tội lƣu đày thì không thêm trƣợng. 3) Mỗi năm, sau tiết tiểu mãn 10 ngày, bắt đầu, cho đến lập thu, trƣớc một ngày thì dừng. Nếu lập thu vào trong tháng 6 thì đến mùng 1 tháng 7 thì dứt xử tội, cả trong kinh thành và ngoài tỉnh, trừ trƣờng hợp ăn cắp vặt hay đánh lộn gây thƣơng tích, tội phạm bị xử roi trƣợng, không chuẩn cho giảm miễn. Ngoài ra tội bị xử trƣợng thì tội nhân đƣợc giảm một bậc, tuần tự trách phạt xử tội roi nên khoan miễn giảm. Nếu án phạm bị xét xử trƣớc khi mùa nóng mà đã xử trí thì trong mùa nóng này, khi xử cũng chiếu theo trƣớc mà giảm miễn. Nếu án xử dù mùa nóng, nhƣng xử trí xong đã qua mùa nóng rồi thì không đƣợc chuẩn cho giảm miễn. Về phần kẻ phạm trọng tội đã bị tống giam trong lao thì trong mùa nóng quan cai ngục cũng đƣợc lệnh cân nhắc khoan thứ cho hợp tình ngƣời. 4) Mỗi năm,

trong tháng giêng và tháng 6 đều ngƣng xử tội. Ở kinh thành hay ở ngoài tỉnh, những kẻ phạm tội nặng đều giam cầm cố chờ đầu tháng 2 hay đến tháng 7, sau lập thu mới chịu tội chính thức. Trong tháng 5 giao đầu qua tiết tháng 6 và lập thu trong tháng 6 thì cũng ngƣng xử tội chính luật”.

Ngoài ra, trong điều 1 Ngũ hình còn kèm theo phụ lệ cho phần chuộc tội, phần này bao gồm những điều liệt kê ra nhƣ sau: “a) Nạp chuộc: Kẻ không có tài sản thì một bề chịu tội, theo luật, ai có tài sản chiếu luật nộp phạt chuộc tội. b) Nhận giá tiền chuộc: Đối với ngƣời già cả, em nhỏ ngƣời tàn tật, quan thiên văn, cùng phụ nữ bị xử trƣợng, chiếu theo luật nhận giá chuộc. c)

Chuộc tội: Vợ chính của quan viên, khi ông không thể chịu tội thay cho bà, cũng nhƣ phụ nữ có tài sản, chiếu luật chuộc tội. c1) Phàm tiến sĩ, cử nhân,

cống sinh, giám sinh, cũng nhƣ hết thảy những ai mang chức quan có phạm tội roi, trƣợng, chiếu luật nộp chuộc tội. Mút tội 100 trƣợng, phân biệt tuỳ trƣờng hợp, gởi một tờ trình lên, trừ tội đồ, lƣu trở lên, chiếu lệ phát phối. c2) Phàm quan văn võ phạm tội theo bản án cách chức, tội roi trƣợng nhẹ, không đƣợc nộp chuộc. Nếu sau khi cách chức lại phạm tội riêng roi, trƣợng, chiếu luật cho nộp chuộc tội, còn tội lƣu, đồ sung quân thì y lệ phát phối. Nếu có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca (Trang 35)