7. Bố cục và nội dung của luận văn
3.1 Khái quát về chữ Nôm và văn học Nôm
a. Theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu, số thƣ tịch Hán Nôm còn lại đến
nay khá phong phú: VNCHN còn lƣu giữ khoảng 1500 bản. Những chứng tích xƣa nhất về chữ Nôm là vào đời Lý: Phụng thánh phu nhân Lê thị mộ chí
(1173), hai chữ ông Hà ghi trong chuông chùa Vân Bản (Đồ Sơn) (1076),
Chúc thánh báo âm tự bi (1185). Sang thời Trần chữ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều: văn tế cá sấu của Hàn Thuyên (tƣơng truyền), thơ Nôm đề vịnh của Mạc Đĩnh Chi, Tiều ẩn quốc ngữ thi của Chu Văn An, ba bài phú Nôm đời Trần đƣợc in trong Thiền tông bản hạnh. Thời kỳ này chữ Nôm đƣợc sử dụng trong sáng tác thơ phú: Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố là những ngƣời nổi tiếng về tài làm thơ quốc âm. Thời nhà Hồ, chữ Nôm còn đƣợc sử dụng trong việc triều chính. Sử cũ có ghi khi đƣợc vua Nghệ Tông ban cho gƣơm và cờ, Hồ Quý Ly đã làm thơ Nôm để tạ ơn.
Các sáng tác Nôm thế kỷ XV phải kể đến: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (1380-1442, gồm 254 bài thơ Nôm), bản dịch song ngữ Hán Nôm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa. Đến thế kỷ XV, XVI số ngƣời dùng chữ Nôm để sáng tác ngày càng nhiều, Lê Thánh Tông cùng quần thần đã để lại tập Hồng Đức quốc âm thi tập gồm 328 bài thơ. Ngoài ra còn có Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, viết theo thể băn biền ngẫu gồm 400 câu thơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch vân am thi tập, Phụng thành xuân sắc phú của Nguyễn Giản Thanh, Đại đồng phong cảnh phú của Nguyễn
Hàng.... Sang đến thế kỷ XVI, XVII có Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú của Nguyễn Thế Nghi, Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục và Cổ Châu Phật bản hạnh. Ngoài ra phải kể đến Thiên Nam minh giám
gồm 936 câu song thất lục bát và Thiên Nam ngữ lục với 8136 câu lục bát.
Sang thế kỷ XVIII văn học Nôm phát triển mạnh mẽ cả về lƣợng và chất, cả về nội dung và hình thức thể loại. Thơ thất ngôn bát cú có các tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Lê triều ngự chế quốc âm thi, Xuân Hương thi tập, Càn nguyên ngự chế thi tập. Thể loại ngâm khúc có: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc, Tự tình khúc, Quả phụ ngâm... Thể loại truyện Nôm có những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Hoa tiên truyện, Phan Trần truyện, Sơ kính tân trang, Phạm Công Cúc Hoa,... các bộ từ điển song ngữ, các sƣu tập ca dao tục ngữ, các tác phẩm diễn âm khá phong phú.
HVLLTYDC đƣợc diễn Nôm vào những năm nửa cuối của thế kỉ 19, nghĩa là vào giai đoạn phát triển cực thịnh của nền văn học Nôm. Chữ Nôm trong HVLLTYDC cũng mang đậm nét chữ Nôm ở giai đoạn phát triển cao. Giai đoạn này cấu tạo chữ Nôm đã đi dần vào thế ổn định về phƣơng thức cấu tạo chữ.
b. Xét về cấu tạo chữ có thể thấy: Hiện tƣợng mƣợn chữ Hán để ghi âm
tiếng Việt, mƣợn hai mã chữ Nôm để ghi tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ thƣờng thấy trong các văn bản thuộc giai đoạn đầu của việc hình thành chữ Nôm: (ví dụ trong các văn bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh,
Quốc âm thi tập…thấy các dấu vết cách ghi cổ xƣa nhƣ: “đá” đƣợc ghi là “la đá” trong Quốc âm thi tập, “cắt” đƣợc ghi là “bà cắt” trong Thiên Nam minh giám, “ngựa” ghi là “bà ngựa” trong Quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn; Hiện tƣợng ghi tổ hợp phụ âm đầu nhƣ: Sang ghi là cự + lang --> Krang; Trống ghi là cổ + lộng --> Klông; Trăng ghi là ba + lăng --> Blăng; Lời ghi là ma + lệ --> Mlề. …) đều là những ví dụ điển hình cho dạng chữ Nôm cổ.
Càng về sau, cùng với sự tăng lên về số lƣợng văn bản Nôm, phƣơng thức cấu tạo chữ Nôm đi vào thế ổn định, các phƣơng thức mƣợn chữ Hán ghi âm tiếng Việt, mƣợn 2 chữ Hán để ghi tổ hợp phụ âm trong tiếng Việt cổ dần nhƣờng chỗ cho các chữ Nôm có cấu trúc nội tại, nghĩa là đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức kết hợp hai thành phần biểu âm và biểu ý. Điều này đƣợc thể hiện khá rõ trong HVLLTYDC.