7. Bố cục và nội dung của luận văn
2.2 Giới thiệu khái quát về HVLLTYDC
2.2.1 Thể loại
Theo từ điển tiếng Việt [118] Toát yếu đƣợc hiểu là: “bản tóm tắt những điểm chính của một nội dung đƣợc trình bày”. Đặc trƣng này đƣợc thể hiện khá rõ trong HVLLTYDC, các điều luật đƣợc viết ngắn gọn, xúc tích lại từ các điều luật trong HVLL, theo đó thì những điều luật bị lƣợc bỏ tên đề mục hoặc phần nào nội dung cũng khá phổ biến trong HVLLTYDC.
Thuộc thể loại toát yếu này, phải kể đến một số cuốn sau: Quốc triều luật lệ toát yếu, Đại Nam điển lệ toát yếu, Đại Nam điển lệ toát yếu tân biên,
Trung học Việt sử toát yếu giáo khoa Quốc triều chính biên toát yếu, Toát yếu kinh trung bộ quyển, Nhị thập tứ sử toát yếu (Ngô Thì Nhậm)……
Thể loại diễn âm, diễn nghĩa, giải âm đƣợc biên soạn dựa trên cơ sở dịch, đối dịch nội dung các bản Hán đã có. Các văn bản thuộc tiểu loại này phần lớn tập trung ở việc diễn âm diễn nghĩa các bộ Tứ thƣ ngũ kinh của Trung Quốc: Thi kinh diễn âm (diễn Nôm thể 6 -8 và 7-7/6-8 tác phẩm Kinh thi của Trung Quốc), sách ký hiệu AB.169, có nguyên văn chữ Hán và chú thích; Thi kinh diễn nghĩa (chú thích và dịch toàn bộ Kinh thi của Trung Quốc ra chữ Nôm), bao gồm 160 thiên Quốc phong (VNv.107); 80 thiên Tiểu nhã
(VNv.161); 31 thiên Đại nhã (VNv.162); 40 thiên Tụng (VNv.163); Tân biên truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú (VHv1491/1-4) bản giải âm (dịch Nôm), tập chú sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Các sách trên đều đƣợc lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN
HVLLTYDC không thuộc thể loại đối dịch, trực dịch, giải âm các văn bản Hán đã có. Trên cơ sở nội dung bản Hán, tác giả bản toát yếu cần có sự chỉnh sửa từ ngữ, lƣợc gọn các ý chính của HVLL. Vậy nên nội dung của bản toát yếu, về số trang dòng, về sự bố trí các chi tiết theo đó cũng có sự xáo trộn ít nhiều.
Diễn ca là thể loại văn vần dùng lời thơ lục bát hoặc song thất lục bát để trình bày một nội dung (thƣờng là nội dung lịch sử) [118]. Diễn ca là thể loại đặc thù của văn học dân gian nói chung và văn học Nôm nói riêng.
Kho sách VNCHN còn lƣu giữ khá nhiều sách thuộc thể loại diễn ca, nhƣ:
Đại Nam quốc sử diễn ca, Thánh dụ huấn địch thập điều diễn nghĩa ca… Nhƣ vậy, khái niệm “toát yếu diễn ca” trong HVLLTYDC đƣợc dùng chỉ một thể loại thơ lƣợc trích những nội dung chính từ một văn bản Hán có sẵn (đó là HVLL), đƣợc cấu trúc thành thể thơ có vần điệu để cho ngƣời đọc dễ nghe, dễ nhớ, có vần điệu nhƣ một lời ca, theo tinh thần:
Ngâm nga gợi nhớ đầu bài Tiện khi kết nghĩ tìm tòi dễ tra
Bằng như lời lẽ sai ngoa
Còn mong quân tử xét mà bảo cho Tay tiên thêm vẻ điểm tô
Nôm na chắp nhặt nên pho họa là
Có thể thấy bản diễn Nôm chỉ mang tính chất tuyên truyền trong dân gian, nó mang tính chất “nôm na” chứ không phải là bản chuẩn mực để đem ra làm thƣớc đo hay những quy định trong xử phạt đƣợc. Khi xử phạt trong công đƣờng thì bản Hán mới chính là bản quy chuẩn. Bản Nôm chỉ giành cho những phút nông nhàn, chỉ để “ngâm nga gợi nhớ” để không quên đi điều luật, tránh đƣợc những vi phạm pháp luật. Tuy không phải là văn bản quy chuẩn để xử phạt, nhƣng xét về phƣơng diện tuyên truyền, HVLLTYDC lại có giá trị không nhỏ.
2.2.2 Nội dung HVLLTYDC
Nội dung phần chữ Hán chép giản lƣợc tên của 398 điều luật trong HVLL; phần chữ Nôm, diễn ca tƣơng ứng gồm có 45 điều về Danh lệ (tên gọi
luật lệ), 27 điều về Lại luật (luật quan lại), 66 điều về Hộ luật (luật về dân), 26 điều về Lễ luật (luật về Lễ), 58 điều về Binh luật (luật nhà binh), 166 điều về Hình luật (luật hình sự), và 10 điều về Công luật.
Phần Danh lệ gồm có 45 điều, dài 206 câu, câu đầu là Thứ nhất này mục ngũ hình (2a, 1) câu kết là Lại đem Lại luật ngâm nga cho tường (11a, 1) .
Phần Lại luật gồm có 27 điều, dài 174 câu, câu đầu là Bốn sáu tập ấm quan viên (11a, 3), câu kết là Nay là Hộ luật phải chăm cho cần (17a, 6) , bao gồm: 1) Các chế độ quan chức (13 điều), 2) Công chức thông dụng (14 điều).
Phần Hộ luật gồm có 64 điều, dài 297 câu, câu đầu là Bảy mươi ba nói phân nhân hộ (17a, 8) , câu kết là Mới đem Lễ luật giảng chơi một kỳ (31b, 3) , bao gồm: 1. Việc dân (11 điều) 2. Ruộng, nhà (10 điều), 3.Hôn nhân (16 điều), 4 Thương khố (22 điều), 5. Hạn thuế (2 điều), 6. Cho vay tiền (3 điều).
Phần Lễ luật gồm có 26 điều, dài 106 câu, câu đầu là Trăm ba mươi chín kể đi (31b, 5) câu kết là Kinh niên bạo lộ thượng thì tám mươi, bao gồm:
1. Tế tự (6 điều), 2. Nghi chế (20 điều).
Phần Binh luật gồm có 58 điều, dài 197 câu, câu đầu là Số trăm sáu ba kể chơi (36a, 5) câu kết là Trượng cho sáu chục sự thường đã răn (45b, 7) , bao gồm: 1. Canh gác nơi vua ở (16 điều), 2. Việc quân chính (20 điều), 3.
Đồn canh xét trên đất trên sông (5 điều), 4. Chăn nuôi chuồng trại (5 điều), 5.
Bưu dịch (12 điều).
Phần Hình luật gồm 166 điều, dài 642 câu, câu đầu là Hai trăm hai mốt phải cần (46a, 1) câu kết là Phục rồì để chậm trượng nay sáu tuần (80a, 4) bao gồm: 1. Trộm cắp (28 điều), 2. Nhân mạng (20 điều), 3. Đánh lộn (22 điều), 4. Mắng chửi (8 điều), 5. Kiện thưa (11 điều), 6. Nhận của hối lộ (9 điều), 7.Dối trá (11 điều), 8. Phạm gian (9 điều), 9. Tạp phạm (11 điều), 10.
Phần Công luật gồm 10 điều, dài 56 câu, câu đầu là Ba trăm tám bảy đến lần (80a, 5) câu kết là Nhược bằng tổn hoại si liền ba mươi (82b, 1), bao gồm: 1 Xây cất (6 điều), 2. Đê điều (4 điều).
2.3 Từ HVLL đến HVLLTYDC
Dựa vào việc cắt bỏ tiểu mục, mức độ lƣợc bỏ nội dung các điều luật để khảo sát, có thể tạm chia thành các mục sau:
2.3.1. Cắt bỏ chương, phần mục, nội dung trong HVLL a) Cắt bỏ một số phần mục khi chuyển dịch
HVLL bao gồm 22 quyển, trong đó từ quyển 2 đến quyển 21 là nội dung của 398 điều luật, văn bản Nôm HVLLTYDC đã diễn Nôm lại 398 điều luật này. Phần nội dung quyển 1 (về Luật mục, chư đồ, phục chế, Lệ phần bát tự chi nghĩa và Luật nhãn thích nghĩa - phần này có nội dung giới thiệu những khái niệm và cách hƣớng dẫn sử dụng cho toàn bộ luật) và quyển 22 Tỉ dẫn điều luật, (liên quan đến nhiều vấn đề khác nhƣ án lệ, luật tập quán, tham chiếu, dẫn chiếu các điều khoản) hoàn toàn không đƣợc diễn ca. Nhƣ vậy phần diễn Nôm đƣợc thực hiện từ quyển 2 đến quyển 21 trong HVLL.
Về cấu trúc điều luật:
Thông thƣờng mỗi điều luật trong HVLL bao gồm: 1. Tên điều luật. 2 Nội dung điều luật (bao gồm: quy định chung, tình huống xác lập tội danh, mức án phổ biến, mức án cho các trƣờng hợp riêng có yếu tố tăng giảm). 3. Chú thích điều luật (bao gồm: giải thích nội dung tên gọi điều luật, luận giải về tội danh, trong đó nhấn mạnh vào các khía cạnh đạo đức luân lý, trật tự xã hội, tác hại và ảnh hƣởng của vi phạm đối với xã hội và triều đình). 4. Điều khoản (nếu có).
Cấu trúc điều lệ trong HVLLTYDC cơ bản nhƣ sau: 1.Tên điều (ghi bằng chữ Hán), 2. Nội dung bằng chữ Nôm (nếu có). Nhƣ vậy, cấu trúc một điều
luật trong HVLLTYDC có sự tinh giảm đi khá nhiều. Ví dụ về sự sai khác đó:
Điều 75 trong HVLL “Tƣ sáng am viện cập tƣ độ tăng đạo” (Tự xây am viện và tự độ tăng đạo), có nội dung nhƣ sau: “+) Phàm tự xây cất am viện ngoài những ngôi hiện có, năm trƣớc đã cấp ngạch thì không đƣợc phép xây cất riêng nữa, cái đã có thì nguyên ở vị trí cũ, không cho nới rộng thêm. Nếu vi phạm phạt 100 trƣợng, tăng đạo buộc phải hồi tục, đầy ra biên giới xa, sung lính, còn ni cô và nữ quan cho vào làm nô tỳ nhà quan. +) Nếu tăng đạo
không đƣợc cấp độ điệp, tự ý xuống tóc thì phạt 80 trƣợng, nếu do gia trƣởng thì gia trƣởng phải chịu tội, nếu do trụ trì ở nhà chùa và thầy dạy riêng độ cho thì đồng tội, buộc hồi tục, vào sổ đƣơng sai. Điều luật đƣợc giải thích nhƣ sau: Chùa chiền am viện cất lên làm hao tốn tiền của của nhân dân, trừ những cái đã xây cất hiện còn thì giữ nguyên, không đƣợc phép cơi nới rộng ra, không đƣợc xây dựng mới. Ai làm trái thì phạt 100 trƣợng, tăng đạo buộc hồi tục, cho vào lính, ni cô và nữ quan thì cho đi làm nô lệ. Trƣớc đây, khi là tăng đạo đã ra khỏi hộ tịch của gia đình, nên sau khi hồi tục phải ghi lại vào hộ tịch, sau đó thông báo cho mọi ngƣời biết. +) Làm tăng đạo tức không có hộ tịch, miễn sai dịch, không kiểm tra nên đã trình lên bộ lễ xin cấp độ điệp và đƣợc phép xuống tóc. Nếu không đƣợc cấp độ điệp mà tăng nhân tự cạo tóc, đạo nhân bỏ quan thì phạt 80 trƣợng, nếu do gia trƣởng mà bỏ quan đi tu, xuống tóc thì tội buộc vào gia trƣởng. Nếu do tự quan, trụ trì, tăng đạo và thày dạy học tự tiện cho phép thì tội cùng nhƣ nhau. Tăng ni, nữ quan phải lấy lại tiền chuộc nơi trụ trì. Tăng đạo và ngƣời xuống tóc đi tu cho hồi tục. Điều lệ nhƣ sau: +) Tăng đạo phạm tội phải hồi tục, tra xét các nguyên tịch gửi về an cƣ nơi đó. Nếu vẫn còn ở lén lút nơi chùa chiền, am viện cũ hoặc ở nơi chùa chiền, am viện khác thì đóng gông 1 tháng. Chiểu theo luật cũ hồi tục, còn quan, tăng đạo, trụ trì biết mà không tố giác lên thì chiếu theo luật sai phạm trị tội. +) Trong đời có ngƣời phát nguyện cất chùa, đền thờ thần thì phải trình báo rõ cho quan doanh trấn ở đó. Quan sẽ tâu lên vua, có lệnh vua ban mới
đƣợc xây cất. Nếu không có lệnh vua ban mà tự tiện xây cất thì y luật vua trị tội. +) Con em 16 tuổi trở lên trong dân gian mà xuất gia là phạt đóng gông 1 tháng, buộc tội nơi tăng đạo và trụ trì vì biết mà không tố giác lên, những ngƣời này sẽ bị bãi chức và cho hồi tục. ”
Nội dung điều luật trên đƣợc diễn Nôm nhƣ sau:
Bảy mươi lăm viện am tư sáng Tư độ tăng đạo trượng thập tuần Tăng đạo hồi tục sung quân
Nay quan chư nữ vi nhân nô tỳ (Điều 75]
Việc thay đổi cấu trúc của một điều luật đƣợc hệ thống hoá nhƣ bảng sau:
Bảng 1: Đối chiếu cấu trúc điều luật giữa HVLL và HVLLTYDC
Cấu trúc điều luật HVLL HVLLTYDC
Điều luật 75 75 Tên điều + + Nội dung + + Chú thích + _ Điều lệ + _ Điều luật 175 175 Tên điều + + Nội dung + _ Chú thích + _ Điều lệ + _
Có thể thấy sự lƣợc bỏ phần mục (cắt bỏ 2 chƣơng đầu và chƣơng cuối), lƣợc bỏ nội dung ghi trong từng điều luật (điều 75 và 175) khi thực hiện bản
toát yếu diễn ca là khá rõ. Điều này đã làm cho bản toát yếu diễn ca gọn nhẹ, thêm phần dễ đọc dễ nhớ.
b) Sự thay đổi tên điều luật khi chuyển dịch.
Trong HVLLTYDC, phần tên gọi của các điều luật, các đề mục trong điều luật gần nhƣ đƣợc giữ nguyên nhƣ trong HVLL Sự sai khác về tên điều luật giữa bản Hán và bản diễn Nôm không lớn, có chăng chỉ là sự chêm xen, hoán đổi từ ngữ dùng để ghi tên điều để đảm bảo niêm luật thơ.
Có thể chia ra làm bốn hạng mục chủ yếu sau:
b1) Giữ nguyên tên điều luật: Theo thống kê có 161/398 điều luật đƣợc giữ nguyên tên khi thực hiện việc diễn ca, chiếm tỉ lệ 40%. Ví dụ: Điều thứ 9 trong HVLL có tên gọi là “Quân tịch hữu phạm” đƣợc diễn Nôm nhƣ sau:
條 次 � 仕 此 䁛
軍 藉 有 犯 � 沛 �
Điều thứ chín sẽ thử coi
Quân tịch hữu phạm mấy người phải soi
Điều thứ 11 trong HVLL có tên gọi là “Dĩ lý khứ quan” đƣợc diễn Nôm:
� 沒 以 理 去 官
例 朱 封贈 拱 盤 如 �
Mười một dĩ lý khứ quan
Lệ cho phong tặng cũng bàn như xưa
b2) Cắt bỏ từ ngữ ghi trong tên điều: Theo thống kê có 142 /398 điều
luật đã có sự lƣợc bớt từ ngữ ghi trong HVLL khi thực hiện việc diễn Nôm, chiếm tỉ lệ 36%. Ví dụ: Điều thứ 5, HVLL có tên gọi là “Ứng nghị giả chi tổ phụ hữu phạm”, đƣợc diễn Nôm nhƣ sau:
次 � 應 議 恪兜
祖 父 有 犯 拱 奏 上 栽
Thứ năm ứng nghị khác đâu
Tổ phụ hữu phạm cũng tâu thượng tài.
Ở ví dụ nêu trên, tên điều luật đã đƣợc chia tách, nằm trong hai câu thơ, tên điều luật ở bản HVLL đã đƣợc cắt bỏ đi hai từ “giả chi” trong bản diễn ca. Điều 15 trong HVLL ghi “Thƣờng xá sở bất nguyên”, nhƣng ở bản Nôm đã thấy lƣợc bỏ chữ sở:
Mười lăm thường xá bất nguyên
Gian ác uổng phép quá tiền không tha
b3) Chêm xen từ ngữ trong tên điều luật: Theo thống kê có 51/398 điều
luật đã có hiện tƣợng chêm xen thêm từ ngữ khi diễn Nôm, chiếm tỉ lệ 13%. Ví dụ: Điều thứ 17 trong HVLL có tên gọi là “Phạm tội tồn lƣu dƣỡng thân”, thì ở bản Nôm lại thấy có sự chêm xen thêm một số từ ngữ:
Mười bảy phạm tội nặng nề
Tồn lưu tại đó để về dưỡng thân
Các từ đƣợc chêm xen vào trong tên điều luật so với bản diễn ca là “nặng nề”, “tại đó để về”. Do đƣợc chêm xen nhiều từ ngữ nhƣ vậy, để đảm bảo niêm luật thơ, tên điều luật ở bản Nôm đã bị tách ra, nằm trong hai câu thơ.
b4) Hoán đổi từ ngữ trong tên điều: Theo thống kê có 44/398 điều có
hiện tƣợng hoán đổi từ ngữ trong tên gọi các điều luật, chiếm tỉ lệ 11%. Ví dụ: Điều 14 trong HVLL có tên gọi là “Lƣu tù gia thuộc”, đƣợc diễn ca nhƣ sau:
Mười bốn gia thuộc lưu tù
Ở đây đã có hiện tƣợng hoán đổi từ ngữ giữa “Lƣu tù gia thuộc” ở bản Hán và “gia thuộc lƣu tù” ở bản diễn ca. Việc hoán đổi từ ngữ nêu trên nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo niêm luật thơ trong bản diễn ca. Kết quả đối chiếu sự sai khác về tên điều luật giữa HVLL và HVLLTYDC đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Thống kê tình trạng chuyển dịch tên điều luật
HVLLTYDC Điều luật số Tỷ lệ
Giữ nguyên tên điều
1, 2, 3, 4, 6, 9, 11, 12, 13, 20, 23, 24, 26, 28, 30, 32, 41, 45, 50, 51, 54, 55, 56, 57, 58, 60, 63, 66, 67, 70, 71, 72, 73, 77, 79, 82, 86, 87, 94, 97, 100, 102, 106, 108, 110, 117, 118, 119, 121, 128, 132, 136, 139, 141, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 154, 157, 158, 161, 162, 163, 164, 169, 174, 177, 179, 180, 182, 186, 188, 189, 190, 193, 194, 199, 200, 202, 204, 213, 214, 215, 218, 221, 223, 230, 231, 235, 236, 237, 238, 241, 242, 245, 246, 247, 248, 249, 250, 251, 259, 271, 281, 282, 292, 293, 296, 297, 301, 303, 304, 305, 309, 310, 311, 312, 313, 314, 318, 319, 325, 326, 327, 328, 329, 332, 334, 335, 339, 340, 341, 343, 344, 345, 346, 347, 350, 351, 353, 357, 359, 361, 362, 373, 375, 376, 379, 381, 384, 385, 386, 387, 389, 392, 393, 397. Tổng 161/398 điều Chiếm: ≈ 40% Cắt bỏ từ ngữ 5, 7, 8, 10, 15, 16, 18, 19, 22, 25, 33, 35, 37, 40, 52, 59, 68, 69, 75, 76, 92, 99, 103, 104, 107, 111, 112, 114, 15, 122, 123, 124, 126, 127, 130, 133, 134, 135, 137, 140, 142, 144, 155, 159, 160, 165, 166, 167, 170, 171, 172, 173, 175, 176, 181, 183, 185, 191, 195, Tổng 142/398 điều Chiếm: ≈ 36%
196, 198, 201, 205, 206, 208, 209, 210, 212, 216, 219, 220, 229, 232, 240, 252, 253, 255, 257, 260, 261, 262, 265, 266, 268, 269, 270, 274, 275, 277, 278, 279, 280, 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 292, 298, 299, 300, 302, 307, 308, 315, 316, 317, 322, 323, 324, 330, 331, 336, 337, 342, 348, 349, 352, 354, 356, 358, 360, 363, 364, 365, 367, 368, 369, 370, 371, 372, 377, 378, 380, 382, 383, 391, 394, 395, 398. Chêm xen từ ngữ 17, 27, 29, 36, 39, 43, 44, 61, 62, 64, 65, 83, 85, 88, 90, 91, 93, 96, 98, 101, 125, 129, 138, 153, 156, 178, 184, 187, 192, 203, 207, 222, 225, 227, 228, 244, 256, 258, 263, 264, 267, 272, 276, 284, 295, 238, 355, 366, 388, 390, 396. Tổng 51/398 điều Chiếm: ≈ 13% Hoán đổi từ ngữ 14, 21, 31, 34, 38, 42, 46, 47, 48, 49, 53, 74,