Thanh điệu

Một phần của tài liệu Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt Nam (Trang 68)

Như trên đã trình bày, tiếng Sán Dìu là một ngôn ngữ có thanh điệu. Bằng phương pháp quan sát trực tiếp bằng thính giác, chúng tôi nhận thấy tiếng Sán Dìu có những thanh điệu như sau:

VI.1. Thanh 1

Đây là một thanh cao, có đường nét bằng phẳng, hầu như không lên xuống gì. Thanh này có mặt ở tất cả các loại âm tiết. Nó được phát âm giống với thanh không dấu trong tiếng Việt, được kí‎ hiệu là thanh 1. Ta có thể biểu diễn đường nét âm điệu của thanh này trên biểu đồ sau:

Ví dụ:

Tiếng Sán Dìu Nghĩa

/ vun 1 / vớa / niɛn 1 / năm / ŋa 1 / răng / mui1/ mồi /xiṷ 1 / cũ /ʔu 1 / đen / ju 1 / con lợn / zeɲ 1 / giõy VI.2. Thanh 2

So với thanh 1, thanh này thuộc âm vực thấp. Đường nét âm điệu bằng phẳng, hơi đi xuống. Nó được phát âm như nhau ở các âm tiết khác nhau. Thanh này phát âm tương tự như thanh huyền trong tiếng Việt, được kí hiệu là thanh 2.

O y

x

Ví dụ:

Tiếng Sán Dìu Nghĩa

/ki 2 niɛn 1/ năm nay /voŋ 2 ŋɔi 8 / con bũ /ziɛm 2 t „ɔi 1 / bao nhiờu /ɲui 2 bui 2/ nhựa dỏn /ki 5 to 2/ bao nhiờu

VI.3. Thanh 4

Thanh này bắt đầu ở âm vực cao tương đương với thanh 2 và kết thúc cũng ở âm vực thấp nên nó là loại thanh điệu có âm vực thấp. Đường nét âm điệu không bằng phẳng, gãy, thấp dần từ khi bắt đầu rồi đổi hướng lên cao dần.

Thanh điệu này có mặt ở tất cả các loại âm tiết và chúng được phát âm như nhau.Thanh này phát âm tương tự với thanh hỏi trong tếng Việt, kí hiệu là thanh 4.

2 x

y O

Ví dụ:

Tiếng Sán Dìu Nghĩa

/mɔi 4/ con gỏi

/kɔ 4 ke 1/ cỏ dại /tiɛṷ 4/ lưỡi cõu /mo 8 kwi 4/ cỏi giũa /ɲi 1

hi 6 na 4 ʒi 1

/ anh đi lúc nào /ŋoŋ 4 ɣoŋ 6

/ cái đũn bẩy

VI.4. Thanh 5

Đây là thanh thuộc âm vực cao, có đường nét âm điệu không bằng phẳng. Bắt đầu ở âm vực cao có âm điệu bằng ngang, sau đó âm điệu đi lên và kết thúc ở một âm vực cao hơn.Thanh này cũng có mặt ở tất cả các loại âm tiết.

Thanh này phát âm tương tự như thanh sắc trong tiếng Việt, kí hiệu là thanh 5.

O y

x

Ví dụ:

Tiếng Sán Dìu Nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

/kut 5/ xương /ku 5/ cổ /ʒui 5 / nước /xok 5/ cong /xɔi 5/ đào /ta 5/ đánh /lac 5/ gai VI.5. Thanh 6

Đây là thanh điệu thuộc âm vực thấp có đường nét âm điệu không bằng phẳng. Nó bắt đầu xấp xỉ với cao độ ban đầu của thanh huyền, đường nét bằng ngang rồi đi xuống với độ dốc lớn. Thanh này phát âm tương tự với thanh nặng của tiếng Việt. Nó cũng có mặt ở tất cả các loại âm tiết, kí hiệu là thanh 6.

5 x

y O

Ví dụ:

Tiếng Sán Dìu Nghĩa

/hi 6 hun 6/ đi ngủ /lok 6/ xuống /ʒip 6 / mười /ma 6 lɯṷ1/ con khỉ /xɔi 6 ʔok 7 / lợp nhà /zoŋ 6 t„oŋ 1 / lên đồng /ham 6/ hắn VI.6. Thanh 7

Đây là thanh điệu thuộc âm vực cao, đường nét âm điệu không bằng phẳng, gãy. Xuất phát ở âm vực thấp, khi bắt đầu nó có đường nét hơi đi xuống rồi đổi hướng đi lên và kết thúc ở âm vực cao. Thanh điệu này chỉ xuất hiện ở những âm tiết kết thúc bằng các phụ âm tắc / p, t, k, c / được kí hiệu là thanh 7.

O y

x

Ví dụ:

Tiếng Sán Dìu Nghĩa

/ʔok 7

/ nhà

/bat 7/ tỏm

/ʒiṷ 5

kap 7/ múng tay /hun 6 cac 7/ nằm nghiờng

/kwak 7/ chõn /ʔap 7 / con vịt /ʒec 7 / cỏnh VI.7. Thanh 8

Đây là thanh thuộc âm vực cao, đường nét âm điệu không bằng phẳng. Bắt đầu ở độ cao tương đương với thanh 1, có đường nét ngang bằng rồi hơi đi lên ở phần cuối. Thanh điệu này được kí hiệu là thanh 8 và có mặt ở tất cả các âm tiết.

7 x

y O

Ví dụ:

Tiếng Sán Dìu Nghĩa

/t „i 1 t„ɔi 1 / lạc /ʔu 1 lam 8/ xanh chàm /ha 8/ tụm /xiɛp 7/ kẹp nướng /fu 8/ cà /voŋ 8 kɛŋ 1/ con hươu Tiểu kết

Như vậy, theo tư liệu của chúng tôi, trong tiếng Sán Dìu có 7 thanh điệu, được đánh số 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8. Sở dĩ chúng tôi ký hiệu như vậy bởi tiếng Sán Dìu có 5 thanh giống với tiếng Việt nên nó có thể dùng kí hiệu như tiếng Việt để tiện sử dụng. Còn lại 2 thanh khác với tiếng Việt thì được đánh số là 7 và 8.

Xét về tiêu chí âm vực, các thanh có âm vực cao là 1, 5, 7, 8, và các thanh thuộc âm vực thấp là 2, 4, 6.

Về âm điệu, các thanh có âm điệu bằng phẳng (bằng) là 1, 2. Các thanh

O y

x

Các thanh có âm điệu gãy là 4, 7. Các thanh có âm điệu không gãy là 5, 6, 8. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta có thể biểu diễn các thanh điệu của tiếng Sán Dìu trên sơ đồ sau:

8 7 6 5 4 2 O y x 1

Trong số bảy thanh này, thanh 1 là thanh có tần suất xuất hiện nhiều nhất, thanh 4 xuất hiện ít nhất.

KẾT LUẬN

1. Theo quan sát của chúng tôi thì ngữ âm tiếng Sán Dìu ở hai xã Đạo Trù và Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc không có gì khác nhau. Hệ thống âm đầu, âm cuối, thanh điệu hoàn toàn trùng khớp. Vì vậy, chúng ta có thể coi tiếng Sán Dìu ở hai khu vực này là một.

Với hơn 1800 từ và một số câu trong giao tiếp hàng ngày mà tư liệu có được, chúng tôi đã bước đầu mô tả được hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt Nam mà cụ thể là ở hai xã Đạo Trù và Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Xuất phát từ đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm tiết, chúng tôi đã phân xuất được :

- 21 phụ âm đầu:

/ b, d, t, t„, c, k, m, n, ŋ, ɲ, ʔ, f, v, s, z, l, x, ɣ, h, j, ʒ / - 10 phụ âm cuối: / p, t. k, m, n, ɲ, ŋ, c, i, ṷ /

13 nguyên âm đơn: / i, e, ɛ, ɯ, ɤ, v, a, ă, u, o, ɔ, o, u, / và 2 nguyên âm đôi: /ie, iɛ /

- Bằng phương pháp quan sát trực tiếp bằng thính giác, chúng tôi thấy hệ thống thanh điệu tiếng Sán Dìu có 7 thanh điệu (trong đó có 5 thanh điệu giống tiếng Việt) như đã mô tả ở trên.

2. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không giống với kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Ái.

Nguyễn Văn Ái cho rằng tiếng Sán Dìu ở Quảng Ninh có 19 âm vị phụ âm và 2 âm vị bán phụ âm. 19 phụ âm đầu này đều có chức năng đảm nhiệm vai trò âm đầu trong âm tiết.

/ p, p„, ƶ, ʃ, ʧ„, t, t„, c, k„, k, m, n, ƞ, ɲ, f, v, l, h, j /

Như vậy, so với nghiên cứu của chúng tôi, hệ thống phụ âm đầu này không có các âm vị như: / b, d, ʔ, s, z, x, ɣ, ʒ / nhưng lại có thêm các âm vị: / p„, ƶ, ʃ, ʧ„, t„, k„/

b. Về âm đệm:

Nguyễn Văn Ái cho rằng trong tiếng Sán Dìu có âm đệm, ông gọi là âm nối, kí hiệu là /w / nhưng nó chỉ xuất hiện sau /k, k„/.

c. Về âm chính:

Theo Nguyễn Văn Ái, tiếng Sán Dìu có 10 âm vị nguyên âm đơn, trong đó có:

- 3 nguyên âm dòng trước không tròn môi: /i, e, ɛ/ - 2 nguyên âm dòng trước tròn môi: /y (giống u), ứ / - 2 nguyên âm dòng giữa: /a, ă/

- 3 nguyên âm dòng sau, tròn môi: /u, o, ɔ/

Trong hệ thống này không có các nguyên âm /ɤ, v, o/ và nguyên âm đôi /ie, iɛ/ như trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

d. Về âm cuối

Trong số 19 âm vị phụ âm mà nguyễn Văn Ái đưa ra như trên, Ông cho rằng “các phụ âm /p, t, k, m, n, ŋ / có biến thể vị trí ở cuối âm tiết. Hai bán phụ âm /w /và / j / đóng vai trò âm nối và âm cuối trong âm tiết” [ 1;128]. So với hệ thống âm cuối này thì hệ thống âm cuối của chúng tôi còn có thêm 2 âm vị, đó là /ɲ, c /.

e. Về thanh điệu

Tiếng Sán Dìu ở Quảng Ninh mà Nguyễn Văn Ái khảo sát có 6 thanh điệu, ít hơn 1 thanh điệu so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Thanh 2: Thanh thấp dần, xuất phát hơi thấp rồi chuyển thấp dần xuống theo một hướng đều, không thay đổi đột ngột.

Thanh 3: Thanh cao, hướng thay đổi không đều. Xuất phát hơi cao rồi thấp dần xuống trong một thời gian rất ngắn, lại đột ngột vút nhanh lên cao, uyển chuyển, cọ xát nhẹ ở thanh hầu.

Thanh 4: Thanh thấp, hướng thay đổi không đều song đột ngột. Xuất phát hơi thấp, hạ xuống đều rồi từ từ nâng lên độ hơi cao.

Thanh 5: Thanh cao, diễn biến theo hướng thẳng từ độ hơi cao lên độ cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thanh 6: Thanh thấp, cọ xát hầu, hướng chuyển xuống nhanh, đột ngột. Hệ thống này có ba thanh cao: 1, 3, 5 và ba thanh thấp: 2, 4, 6

Và ông miêu tả chúng trên sơ đồ sau:

3. Như vậy, nếu chấp nhận những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Ái thì điều này cho chúng ta thấy, tiếng Sán Dìu ở Quảng Ninh khác với tiếng Sán Dìu ở Vĩnh Phúc. Rất có thể sự khác biệt này chính là sự khác biệt mang tính phương ngữ. Vì thế, ta có thể coi tiếng Sán Dìu ở Vĩnh Phúc là một phương ngữ của tiếng Sán Dìu ở Việt Nam.

x y O 1 5 3 6 2 4

Từ những nghiên cứu ban đầu trên đây, ta có thể dựa vào đó để tiếp tục nghiên cứu tiếng Sán Dìu trên nhiều bình diện khác nhau, không chỉ ở Vĩnh Phúc mà còn ở nhiều nơi khác có người Sán Dìu sinh sống để thấy được một bức tranh toàn cảnh về tiếng Sán Dìu ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Ái. (1971).“Vài nét về hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu" trong

Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tập I. Viện Ngôn ngữ học.

Hà Nội, tr. 125 - 138.

2. Ban Tƣ tƣởng văn hóa trung ƣơng. (1998). Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. NXB

Chính trị quốc gia. Hà Nội.

3. Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của Uỷ ban Nhân dân xã Đạo Trù nhiệm kỳ 1999 – 2004, 10 tr.

4. Báo cáo tổng kết năm 2003 của Đảng ủy xã Hợp Châu, 5 tr.

5. Ma Khánh Bằng. (1972).Nương, đồi, soi , bãi của người Sán Dìu. TC Dân tộc học số 03.

6. Ma Khánh Bằng. Vài nét về dân tộc Sán Dìu. Thông báo Dân tộc học số đặc biệt xác định thành phần các dân tộc miền Bắc, tháng 3 năm 1973

7. Ma Khánh Bằng. (1975). Về ý thức tự giác dân tộc của người Sán Dìu. Trong “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam. NX Khoa học xã hội. Hà Nội, tr. 365 - 386.

8. Ma Khánh Bằng. (1983). Người Sán Dìu ở Việt Nam. NX Khoa học xã hội. Hà Nội, 172 tr.

9. Nguyễn Ngọc Bình. (2002). Bước đầu miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Thái,

Quỳ Châu, Nghệ An. Luận văn cao học. Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 187 tr.

10. Hoàng Cao Cƣơng. (1989). Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên cứ liệu Fo. Tạp chí Ngôn ngữ số 4/1989, tr. 1-17.

11. Hoàng Cao Cƣơng. (2002). Về biểu diễn âm vị học cho trường hợp Tiếng

Việt. Tạp chí Ngôn ngữ số 6/2002.

12. Trần Trí Dõi. (1999). Nghiên cứu Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 301 tr.

13. Hữu Đạt – Trần Trí Dõi - Đào Thanh Lan. (1998). Cơ sở tiếng Việt.

NXB Giáo dục. Hà Nội, 201 tr.

14. Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên). (1999). Dẫn luận Ngôn ngữ học. NXB

Giáo dục. Hà Nội, 323 tr.

15. Cao Xuân Hạo. (1998). Tiếng Việt:Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ

nghĩa. NXB Giáo dục. Hà Nội, 752 tr. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Nguyễn Văn Hiệu. (2002). Bước đầu tiếp cận ngôn ngữ và nhận diện ngữ

âm Xá Phó (trên cứ liệu Xá Phó, Cam Đường, Lao Cai). Luận văn cao học.

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 tr.

17. Nguyễn Quang Hồng. (2002). Âm tiết và loại hình ngôn ngữ.. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 399 tr.

18. V. B. Kasevich . (1998). Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. NXB Giáo Dục. Hà Nội, 288 tr.

19. Nguyễn Đình Khoa. (1983). Các dân tộc ở Việt Nam, dẫn liệu nhân học

tộc người. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 180 tr.

20. Bùi Khách Thế. (1981). Về cơ cấu tiếng Chàm. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội. Hà Nội.

21. Đoàn Thiện Thuật. (2003). Ngữ âm tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 365 tr.

22. Đoàn Thiện Thuật, Bùi Khánh Thế, Đinh Văn Đức. (1974). Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ. NXB Giáo dục. Hà Nội, 92tr.

23. Đinh Lê Thƣ, Nguyễn Văn Huệ. (1998). Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt.

NXB Giáo dục. Hà Nội, 213 tr.

24. Nguyễn Khắc Tụng. (1959). Mấy ghi chép về người Sán Dìu. Tạp chí

Một phần của tài liệu Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt Nam (Trang 68)